12 sách cho người già đọc, ngẫm và giải trí

12 cuốn sách cho người già giúp họ tìm lại sự cân bằng, bình yên và thư thái trong cuộc sống hàng ngày.

Người Đàn Ông Mang Tên Ove

Người Đàn Ông Mang Tên Ove

Người đàn ông mang tên Ove năm nay năm mươi chín tuổi. Ông là kiểu người hay chỉ thẳng mặt những kẻ mà ông không ưa như thể họ là bọn ăn trộm và ngón trỏ của ông là cây đèn pin của cảnh sát. Ove tin tất cả những người ở nơi ông sống đều kém cỏi, ngu dốt và không đáng làm hàng xóm của ông. Ove nguyên tắc, cứng nhắc, cấm cảu và cay nghiệt.

Người đàn ông mang tên Ove lên kế hoạch tự tử. Nhưng những nỗ lực của ông liên tiếp bị phá đám. Bắt đầu từ việc một buổi sáng, một cặp đôi trẻ trung hay chuyện với hai đứa con cũng hay chuyện không kém chuyển đến gần nhà Ove và vô tình lùi xe đâm sầm vào tường nhà ông. Rồi đến con mèo hoang nhếch nhác, tình bạn không ngờ… cuộc sống của ông già mang tên Ove thay đổi hoàn toàn.

Mang chất trào lộng duyên dáng kiểu Bắc Âu nhưng cũng tràn đầy tính nhân văn, cuốn sách trở thành một hiện tượng toàn cầu với gần 3 triệu bản in được bán ra, và được dịch sang 40 ngôn ngữ. Bộ phim cùng tên chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết đã được đề cử ở hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Oscar 2017.

Dạo Chơi – Tuổi Già

Dạo Chơi – Tuổi Già

Ở độ tuổi 70, ông – già – đi – bộ Sơn Nam không chỉ in dấu chân mình loanh quanh vùng đất đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ mà còn vươn rộng, vươn xa hơn. Ông đến với Hà Nội dự Hội nghị nhà văn trẻ, đặt chân lên đền Hùng, đất Tổ, ra cố đô Huế rồi lại xuôi Nam trên con đường vạn dặm.

Những chuyến đi ở tuổi già như một cuộc dạo chơi dài không ít thú vị mà cũng nhiều suy ngẫm. Những vùng đất ông đặt chân đến mới lạ mà thân quen, gần gũi biết bao. Đó là nơi chốn quê nhà trong hằng tưởng của người đi mở đất xa xưa. Với ông còn là sự kiểm nghiệm những điều được đọc, được nghe qua sách vở, qua giao tiếp mà ông đã dành gần cả cuộc đời nghiên cứu tìm tòi, học hỏi.

Ông – già – đi – bộ – không – mệt – mỏi Sơn Nam đã ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của mình về đất và người nơi mình từng qua, từng biết, từng thấy, từng nghe trong hai tập sách mỏng: Dạo chơi và Tuổi già… Nó là tiếng lòng của nhà văn với cuộc đời ở độ tuổi 70. Hai tập sách mỏng là một mạch những suy nghĩ của ông về cuộc đời, con người, về nghề nghiệp…”

Bà Già Phá Luật

Bà Già Phá Luật

Tuổi già xồ tới như một con chó săn, và trước khi ta biết điều đó, ta đã ở trong viện dưỡng lão. Nếu bạn không thể trẻ lại, tại sao không già đi trong phong cách? Martha Anderson, một cụ bà 79 tuổi, không muốn dành phần đời còn lại của mình trong viện dưỡng lão mà không làm gì cả; bà ấy muốn sống một cuộc sống phiêu lưu hơn nhiều: theo cách của Robin Hood.

Cùng với bốn người bạn thân, Martha quyết định nổi dậy chống lại tất cả các luật lệ áp đặt lên họ. Rồi khi những người già trở nên táo bạo hơn, các hoạt động của họ cũng leo thang: họ đưa ra một kế hoạch xảo quyệt để trốn khỏi viện dưỡng lão và ĐI CƯỚP!!! Sức quyến rũ đặc biệt của Bà già phá luật đến từ những tình tiết gây cười, bất ngờ, khó đoán nhưng thật đáng suy ngẫm. Xét cho cùng, đời người cốt yếu đâu phải sống được bao nhiêu năm, mà là bao nhiêu năm ta thực sự sống?

Tuổi già sống hay như Tây

Tuổi già sống hay như Tây

Bác sĩ Nguyễn Quang Luật là một người Việt định cư, học tập và làm việc tại Hà Lan từ năm 1980. Bác sĩ Luật tốt nghiệp Bác sĩ – Thạc sĩ tại Đại học Y khoa Wu – Đại học danh tiếng hàng đầu về Y khoa tại Hà Lan. Đến nay, bác sĩ Luật đã có gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực y khoa tại đất nước của hoa Tulip, quê hương thứ hai của ông. Trong những năm tháng cống hiến cuộc đời cho lĩnh vực y tế tại Hà Lan, bác sĩ Luật được rất nhiều bệnh nhân quý mến và trân trọng, đặc biệt là những bệnh nhân cao tuổi.

Ông tìm hiểu những nguyên nhân trong sự khác biệt về sức khỏe của người cao tuổi sống ở châu Âu và người cao tuổi ở Việt Nam. Theo ông, người cao tuổi ở châu Âu có phần khỏe mạnh, linh hoạt và độc lập hơn. Ở tuổi 70, 80, người châu Âu vẫn lái xe đường xa, chơi thể thao, đi du lịch, làm vườn tượ trong khi người Việt khi lớn tuổi có xu hướng thụ động và uể oải hơn.

Cuốn sách này, là tập hợp những lời khuyên, kiến thức bổ ích cho người cao tuổi trong việc giữ gìn sức khỏe và nâng cao đời sống tinh thần.

Tuổi Già Thanh Thản

Tuổi Già Thanh Thản

Sự già nua không khi ta 65 tuổi. Nhận thức về tuổi già phụ thuộc phần lớn vào cảm giác của chúng ta. Khi 20 tuổi, ta có thể cảm thấy tuổi 30 cũng giống như tuổi 70 vậy. Khi 40 tuổi, ý nghĩ về tuổi 65 là “”cuộc đời gần như kết thúc rồi””. Vấn đề là, chúng ta có thể cảm thấy “”già”” ở bất cứ thời điểm nào trong suốt cuộc đời mình. Khi bị bệnh, mất đi khả năng tự chăm sóc hay mất một người thân, chúng ta bắt đầu hiểu rằng mình không có thời gian sống vô tận.

Với kinh nghiệm của một người từng hứng chịu nhiều đau khổ của tuổi già và hơn mười năm làm tình nguyện viên trong bệnh viện, tác giả đã có nhiều suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về con người, về tuổi già. Cuốn sách mang đến một cách nhìn khác, một lối sống tích cực, hữu ích hơn cho những ai sắp bước vào tuổi già, nhằm giúp những năm tháng cuối đời có nhiều ý nghĩa hơn và không còn là nỗi phiền muộn, u buồn nữa.

Tuổi 60 Khởi Sinh

Tuổi 60 Khởi Sinh

Tuổi 60 không hề già nua như bạn nghĩ, mà đây chính là thời điểm khởi sinh, thời điểm bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới. Bạn vẫn còn 20 năm để sống, cuộc đời bạn vẫn còn rất nhiều niềm vui và còn rất nhiều điều để bạn có thể làm cho riêng mình. Hãy tìm lại những người bạn, hãy học những điều mới, hãy theo đuổi sở thích của mình.

Hãy thử nhớ lại xem tuổi 20 của bạn tràn đầy nhiệt huyết hay là một người sống khép mình? Bạn quan tâm đến những vấn đề gì trong những năm tháng đó? Nếu bạn đã từng tràn đầy nhiệt huyết ngày trẻ thì nhiệt huyết của thời thanh xuân đó bây giờ có còn chảy trong bạn hay không.

Ở tuổi 60 này, cho dù bạn vẫn còn ôm ấp những hoài bão của tuổi trẻ thì có lẽ bạn cũng không nói về chúng một cách sôi nổi như ngày xưa. Và có lẽ là hiếm hoi việc bạn thức thâu đêm để nói về tương lai của đất nước hay những vấn đề của xã hội. Có chăng bạn chỉ cảm thấy hào hứng một chút khi xem những chương trình thảo luận trên ti vi mà thôi. Có bao giờ bạn tự hỏi: Phải chăng nhiệt huyết của mình hồi 20 tuổi giờ đã chết thật rồi? Có lẽ nhiệt huyết đó chỉ đang ngủ ở một góc sâu kín trong trái tim bạn và chờ đợi một cơ hội để được hồi sinh. Đừng nghĩ rằng “bây giờ là quá muộn” mà hãy nghĩ rằng “bây giờ là thời điểm thích hợp”.

Gắn Bó Tuổi Già

Gắn Bó Tuổi Già

Đây chính là một chút kiến thức cần thiết cho hành trang của đời người, dù là đang ở đoạn giữa hay là đoạn cuối. Trong sách này bác sĩ Nguyễn Ý Đức đã liệt kê ra đủ các loại bệnh và các câu chuyện về sức khỏe của quý vị cao niên có thể gặp phải trong đời sống thường nhật. – Bác sĩ Phạm Thắng

Cũng đang sống trong một cơ thể của một ông lão, cũng có cùng một cảm nghiệm bản thể, “ông lão” bác sĩ Nguyễn Ý Đức dùng kiến thức y khoa của mình để chia sẻ cho những người đang già, những người sắp già và cả cho những người trẻ từng li, từng tí những gì xảy ra đối với một cơ thể lão hóa. Người già sẽ tự hiểu mình hơn để tự thích nghi với cuộc sống. Người trẻ sẽ hiểu người già như thế nào để thông cảm và giúp đỡ.

Toàn bộ kiến thức về Lão khoa với số liệu khoa học được bác sĩ Nguyễn Ý Đức diễn giải khéo léo, dễ hiểu và đầy đủ cho tất cả mọi người. Sách là một bộ cẩm nang không thể thiếu cho mọi gia đình, nhất là gia đình có người cao tuổi. – Bác sĩ Phan Xuân Trung

Già Sao Cho Sướng? – Để Có Một Tuổi Già Hạnh Phúc

Già Sao Cho Sướng? – Để Có Một Tuổi Già Hạnh Phúc

Được mệnh danh là “người chữa bệnh bằng văn chương”, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc không chỉ là “người nhà” của Phương Nam với các ấn phẩm liên tiếp gần đây như: Thiền & Sức khoẻ, Ghi chép lang thang, Thư cho bé sơ sinh… mà còn rất thân quen với độc giả qua hàng loạt tác phẩm đã xuất bản: Gió heo may đã về, Già ơi… Chào bạn, Như ngàn thang thuốc bổ, Cành mai sân trước, Ăn vóc học hay, Thư gởi người bận rộn, Thấp thoáng lời kinh…

Với tác phẩm Già Sao Cho Sướng? Để Có Một Tuổi Già Hạnh Phúc, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã dùng cách viết dí dỏm để “chữa” thân bệnh, tâm bệnh cho các “bệnh nhân” ở tuổi xế chiều, “để có một tuổi già hạnh phúc”.

Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử. Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây.

Hạnh Phúc Tuổi Già – Thích Nhật Từ

Hạnh Phúc Tuổi Già – Thích Nhật Từ

Quyển sách “Hạnh Phúc Tuổi Già” gồm 5 chương sau: (i) Hạnh phúc tuổi già; (ii) Vượt qua tuổi già căng thẳng; (iii) Vượt qua tuổi già cô đơn; (iv) Đối diện tuổi già; (v) Hạnh phúc trong già và chết;

Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật dạy: sức khỏe là tài sản lớn nhất của cuộc đời. Cho nên chăm sóc sức khỏe và đời sống tâm linh, là những điều không nên quên.

Mỗi người phải có bản lĩnh của sự hỷ xả, buông bỏ nỗi đau mà người khác tạo cho mình, buông bỏ những hận thù, nỗi buồn, niềm đau, những gì tiêu cực từng diễn ra trong cuộc sống. Được thế, dù tuổi già tới, nhưng ta vẫn trẻ trung, khỏe mạnh. Đừng bao giờ để tuổi già khống chế thân và tâm.

Hãy tìm và làm những việc có ý nghĩa, để đời sống tinh thần có giá trị an vui, hạnh phúc. Trong tương lai, dù nhắm mắt xuôi tay bất cứ lúc nào, chúng ta đã đi qua một cuộc đời có ý nghĩa. Hãy sống một cách thiết thực, sống tự tin trên nền tảng qui luật nhân quả, ta chắc chắn sẽ nắm được vận mệnh tương lai của mình, đó là vận mệnh của hạnh phúc.

Ông Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Sổ Và Biến Mất

Ông Trăm Tuổi Trèo Qua Cửa Sổ Và Biến Mất

Vào ngày sinh nhật lần thứ 100 của mình, cụ ông Allan Karlsson đột nhiên trèo qua của sổ ngôi nhà dưỡng lão – Nhà Già – và biến mất. Ở cái tuổi 100 hiếm ai đạt tới thì cụ có thể đi đâu được? Một cuộc truy tìm trên khắp nước Thụy Điển diễn ra từ phía những người có trách nhiệm chăm nom cụ cũng như chính quyền sở tại. Song song với cuộc truy tìm nhân đạo ấy, một cuộc truy tìm đuổi bắt khác gay cấn hơn, xảy đến từ một tên tội phạm, kẻ đã ngớ ngẩn hoặc đúng hơn, bất cẩn trao vali 50 triệu crown vào tay cụ già này.

Nhưng một người đã sống qua một thế kỷ thì không dễ gì tóm cụ ta được. Cuốn tiểu thuyết hồi tưởng lại cuộc đời phiêu lưu của Allan Karlsson, người đã đi khắp thế giới từ những năm trước Đại chiến thế giới thứ nhất đến cuộc Thế chiến thứ hai, từ nước Nga Xô Viết tới nước Mỹ siêu cường và nước Trung Quốc con rồng đang lên ở Viễn Đông. Cuốn tiểu thuyết với giọng điệu hóm hỉnh trào lộng, dẫn dắt người đọc chu du cùng Allan qua những tình huống giả tưởng làm bật lên cái nhìn tưng tửng về thế giới này. Những xung đột văn hóa, ý thức hệ và những nét khác thường của các vùng đất xa xôi, càng chứng tỏ sự đa dạng của nhân loại trong thế giới có vẻ phẳng này.

Cuốn tiểu thuyết Ông trăm tuổi bốc hơi qua cửa sổ đã trở thành hiện tượng quốc gia ở Thụy Điển, đem lại cho người đọc một cái nhìn hài hước kín đáo của văn hóa Bắc Âu, nơi có truyền thống tôn quý văn học lâu đời.

Cẩm Nang Dành Cho Người Cao Tuổi – Sống Vui, Sống Khỏe, Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Cẩm Nang Dành Cho Người Cao Tuổi – Sống Vui, Sống Khỏe, Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi là tình cảm, trách nhiệm của gia đình và xã hội. Sinh thời, bác Hồ cũng có những tình cảm đặc biệt dành cho người già. Tháng 6 năm 1941, Bác viết một bức thư bằng chữ Hán có tiêu đề: “Nguyễn Ái Quốc ký thư chư thị ái chư phụ lão” (Nguyễn Ái Quốc – thư gửi tới các cụ phụ lão trong cả nước).

Mở đầu thư, Bác viết: “Trách nhiệm của các vị phụ lão chúng ta đối với nhiệm vụ đất nước thật là trọng đại. Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng, đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất phụ lão cứu. Nước suy sụp phụ lão phù trì. Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề”. Bác luôn quan tâm sâu sắc, khẳng định vai trò vị trí quan trọng của lớp người cao tuổi trong xã hội ta.

Với tinh thần quan tâm đến đời sống của người cao tuổi, chúng tôi chổ chức biên soạn cuốn sách “Cẩm Nang Dành Cho Người Cao Tuổi – Sống Vui, Sống Khỏe, Hạnh Phúc Mỗi Ngày”, với mong muốn góp chút công sức cùng xã hội chăm lo sức khỏe, tinh thần cho người cao tuổi.

Lão Hóa Chuyện Nhỏ

Lão Hóa Chuyện Nhỏ

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày càng được xã hội quan tâm và chú trọng, nhất là trong các gia đình sống nhiều thế hệ như xã hội Việt Nam.

Ông bà có khỏ mạnh thì con cháu mới hạnh phúc. Và con cháu rất cần có kiến thức để chăm sóc ông bà, cha mẹ được tốt nhất.

Bản thân người cao tuổi cũng muốn hiểu biết và phòng tránh những bệnh tật cho mình. Khỏe mạnh không phải chỉ là uống thuốc. Thuốc men được ví như vũ khí từ bên ngoài đánh vào, tinh thần và ý chí là “nội công” từ bên trong đánh ra.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu và nuôi dưỡng tốt “nội khí” cho người cao tuổi.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button