10 sách hay cho sinh viên sư phạm bổ ích cho việc học tập và phát triển

10 cuốn sách hay cho sinh viên sư phạm chia sẻ kiến ​​thức, giúp hiểu và phát triển kỹ năng giảng dạy thực tế.

Giáo Dục Và Hòa Bình

Giáo Dục Và Hòa Bình

Giáo dục và Hòa bình là một trong những cuốn sách quan trọng nhất của Maria Montessori. Nó minh chứng rằng giáo dục không chỉ liên quan đến môt sự thụ đắc về tri thức hay các kỹ năng học tập. Nó còn liên quan đến sự phát triển khả năng chung sống của con người trong sự hòa hợp và đoàn kết.

Maria Montessori có một niềm tin thâm sâu rằng sống chung với nhau cũng đòi hỏi một quá trình học tập. Bà biết rằng hòa bình không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng chiến tranh và chắc chắn cũng không phải là sự vắng mặt của xung đột. Lúc nào chúng ta cũng đang sống với các cuộc xung đột. Và trẻ em cũng vậy. Hòa bình là khả năng đối diện với các xung đột, khắc phục những sự khác biệt, và tiếp tục đi tới.

Hòa bình là khả năng tự do khỏi sự sợ hãi. Cuộc sống của chúng ta thường bị thống trị bởi nỗi lo sợ về tương lai, lo sợ kẻ khác, lo sợ vì không biết, lo sợ gặp phải người nào đó mà mình không hiểu được. Do đó, sự sợ hãi đang làm phát sinh nhiều sự bất an và thiếu tự tin.

Tình Thầy Trò – Todd Whitaker

Tình Thầy Trò – Todd Whitaker

Giáo viên có một phần rất lớn trong cuộc sống của chúng tôi. Thầy cô không chỉ dạy đọc, viết, hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà còn giáo dục chúng ta về tình yêu thương, lòng nhân ái, khơi dậy những sở thích và đưa ra những câu trả lời. tư vấn và hướng dẫn chúng ta đi đúng lộ trình để đạt được các mục tiêu cuộc sống là thành đạt và thịnh vượng.

Nghệ Thuật Ứng Xử Sư Phạm

Nghệ Thuật Ứng Xử Sư Phạm

Cuốn sách Nghệ thuật ứng xử sư phạm nhằm giải đáp phần nào giúp các cô giáo, thầy giáo mới bước vào nghề để cải thiện mối quan hệ giữa thầy và trò, đồng nghiệp với đồng nghiệp giữa giáo viên và phụ huynh thông qua các tình huống giúp giáo viên nâng cao năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm.

Nội dung chính được chia thành 3 phần:

  • Phần I: Giao tiếp và ứng xử.
  • Phần II: Một số tình huống ứng xử sư phạm dành cho giáo viên.
  • Phần III: Mẩu chuyện trong ứng xử sư phạm

Émile Hay Là Về Giáo Dục

Émile Hay Là Về Giáo Dục

Émile Hay Là Về Giáo Dục (Émile ou de l’éducation) là sự hoà quyện giữa văn chương và triết lý. Như tiêu đề của nó đã chỉ ra, đó là một chuyên luận về giáo dục, hay đúng hơn là một chuyên luận về “nghệ thuật hình thành con người”. Tuy nhiên, cũng có thể coi đó là một tiểu thuyết xã hội – sư phạm với nhân vật hư cấu là cậu bé Émile.

Việc giáo dục Émile chỉ nhằm một mục đích: đào tạo một con người tự do, có khả năng tự bảo vệ chống mọi sự gò ép khiên cưỡng; mà muốn đào tạo một con người tự do thì chỉ có một cách duy nhất là đối xử với họ như một sinh thể tự do, tôn trọng tự do của đứa trẻ. Chính ở chỗ này nảy sinh một sai lầm nghiêm trọng trong cách hiểu tác phẩm, tuy rằng Rousseau đã cẩn thận phân biệt rõ việc tôn trọng các nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ (và tự do là nhu cầu đầu tiên trong các nhu cầu đó) với việc thỏa mãn các ham muốn, các ý thích thất thường của trẻ.

Cẩm Nang Phương Pháp Sư Phạm

Cẩm Nang Phương Pháp Sư Phạm

Cuốn sách này sẽ không có những lập luận thiên về khoa học hàn lâm, mà bạn sẽ hài lòng với các chỉ dẫn thiết thực, dễ hiểu và dễ áp dụng.

Bạn sẽ biết cách mở đầu bài giảng như thế nào để thu hút sự chú ý của người học ngay từ những giây phút đầu tiên của giờ học, cách neo chốt kiến thức giúp người học nhớ được bài lâu hơn, cách lập kế hoạch bài giảng chi tiết sao cho phù hợp giữa nội dung – phương pháp – phương tiện và thời gian cho một tiết giảng/bài giảng, cách trực quan hóa bài giảng để cho giờ học trở nên sinh động hơn, hiệu quả hơn.

Người Thầy – Hồi Ức Của Một Nhà Giáo Mỹ

Người Thầy – Hồi Ức Của Một Nhà Giáo Mỹ

Một cuốn tự truyện với lối viết hóm hỉnh, văn đối thoại rành mạch, rõ ràng. Frank McCourt, một nhà văn đồng thời cũng là một thầy giáo dạy văn tại các trường trung học ở New York đã một lần nữa vẽ lại câu chuyện của đời mình – câu chuyện của một nhà giáo Mỹ.

Có những khó khăn, có những gian truân vất vả trong con đường tìm kiếm một phương pháp giảng dạy tốt nhất và cũng có cả những bất ngờ, những thành tựu được đền bù xứng đáng từ những “gai góc bền chí” mà ông đã bỏ ra. Cứ thế câu chuyện lớn của cuộc đời “người thầy” với kinh nghiệm giảng dạy 30 năm hiện lên chân thật nhất trong mắt người đọc. Đó là một người thầy mà tất cả chúng ta đều mong ước có được, với tâm huyết và nhiệt thành với nghề, luôn tâm lý và giành được sự yêu thương, quý trọng từ những học trò năng động và cả nghịch ngợm ở lứa tuổi mới lớn.

Frank McCourt thật sự đã mang một sức ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài lên học sinh của mình thông qua những bài học phát huy trí tưởng tượng. Từ việc bắt phải đem cả sách nấu ăn trong giờ học sáng tác hay ra đề cho cả lớp viết thư xin lỗi chúa trời thay cho Adam hoặc Eva, cho đến những chuyến trải nghiệm thực tế đầy bổ ích. Những giờ học của ông luôn rộn ràng và tràn đầy năng lượng như thế. Nhưng vẫn không thiếu những thông điệp đan cài về cuộc sống về sự nhường nhịn lẫn nhau trong từng câu thơ trẻ nít nhất.

Totto – Chan Bên Cửa Sổ

Totto – Chan Bên Cửa Sổ

Không còn cách nào khác, mẹ đành đưa Totto-chan đến một ngôi trường mới, trường Tomoe. Đấy là một ngôi trường kỳ lạ, lớp học thì ở trong toa xe điện cũ, học sinh thì được thỏa thích thay đổi chỗ ngồi mỗi ngày, muốn học môn nào trước cũng được, chẳng những thế, khi đã học hết bài, các bạn còn được cô giáo cho đi dạo. Đặc biệt hơn ở đó còn có một thầy hiệu trưởng có thể chăm chú lắng nghe Totto-chan kể chuyện suốt bốn tiếng đồng hồ! Chính nhờ ngôi trường đó, một Totto-chan hiếu động, cá biệt đã thu nhận được những điều vô cùng quý giá để lớn lên thành một con người hoàn thiện, mạnh mẽ.

Totto-chan bên cửa sổ là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ trẻ em trên toàn thế giới suốt ba mươi năm nay. Sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981, cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Tính đến năm 2001, tổng số bản sách bán ra ở Nhật đã lên đến 9,3 triệu bản, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử ngành xuất bản nước này. Cuốn sách đã được dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…Khi bản tiếng Anh của Totto-chan được xuất bản tại Mỹ, tờ New York Times đã đăng liền hai bài giới thiệu trọn trang, một “vinh dự” hầu như không tác phẩm nào có được.

Gương Thầy Trò

Gương Thầy Trò

Gương thầy trò là tác phẩm gần gũi nhưng khó đọc!

Gần gũi vì tác giả đề cao chữ LỄ qua tình thầy trò: Tiên học lễ, hậu học văn. Lễ đây là cách cư xử đúng phép: đối thần, đối tha nhân, đối tự nhiên. Tình thầy trò là phép đối tha nhân trong chữ LỄ. Đó là tình thầy đối với trò và sự hồi đáp của trò đối với thầy. Qua cách thức kể chuyện bình dị như lời trần thuật, tác giả đã khéo léo giới thiệu với người đọc gương thầy trò của các danh nhân như: Socrate, Khổng Tử, Đức Phật,…

Gương thầy trò là tác phẩm ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ XX, vì vậy từ ngữ và văn phong có vẻ “cổ” so với người đọc trẻ ngày nay. Tuy nhiên thưởng thức cái xưa cũ một cách có chủ ý như vậy đôi khi sẽ đem lại những sự bất ngờ và cảm giác thú vị riêng, tạo ra một cảm xúc đặc biệt, như một thứ gia vị khó trộn lẫn khiến cho việc đọc sách trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Gương thầy trò được tác giả “soi chiếu” lần lượt qua cuộc đời, qua tình sư đệ của các danh nhân và môn đồ.

Cuốn sách Gương thầy trò sẽ là người bạn đồng hành và là một cuốn sách hay luôn nằm trên kệ sách của thư viện hay của gia đình và trên hết là tấm gương cho mỗi người đã từng làm thầy, đã từng làm trò.

Giáo Dục Việt Nam Học Gì Từ Nhật Bản

Giáo Dục Việt Nam Học Gì Từ Nhật Bản

“Cải cách giáo dục là công việc hệ trọng có quan hệ mật thiết đến sự suy thịnh quốc gia dân tộc và tương lai của nhiều thế hệ, vì vậy cần phải được tiến hành dựa trên nghiên cứu khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết phục thay vì tiến hành theo kinh nghiệm, ý chí chủ quan hoặc chỉ chú trọng du nhập phần kỹ thuật thuần túy từ thành tựu giáo dục của thế giới.

Giữa chán học môn Sử trong nhà trường và quan tâm tới lịch sử, có ý thức lịch sử mạnh mẽ hay không lại là chuyện khác… Trong công cuộc tái khai sáng quốc dân mà các tri thức đầu thế kỷ XX đang tiến hành dang dở thì những thanh niên thuộc làu lịch sử học trong nhà trường và tin rằng đó là chân lý bất biến lại có nguy cơ trở thành những hòn đá cản đường.”

Cách Biệt Toàn Cầu Về Thành Quả Giáo Dục

Cách Biệt Toàn Cầu Về Thành Quả Giáo Dục

Trong cuốn sách Cách biệt toàn cầu về thành quả giáo dục, nhà giáo dục Tony Wagner đã chỉ ra những yếu điểm của giáo dục Hoa Kỳ và những phương pháp khắc phục, nhằm giúp nước Mỹ giữ vững vị thế lãnh đạo về kinh tế và tri thức trên toàn thế giới.

Cuốn sách mổ xẻ các trường công của Mỹ này thực ra không chỉ hữu ích cho nền giáo dục Mỹ, mà còn là một tài liệu tham chiếu vô cùng cần thiết cho các nhà giáo dục, nhà cải cách giáo dục ở bất kỳ quốc gia nào.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button