8 sách kinh doanh Trung Quốc hay, dễ đọc và thiết thực

8 cuốn sách kinh doanh Trung Quốc hay chia sẻ kiến ​​thức, kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc giúp bạn phát triển công việc kinh doanh, sự nghiệp và cuộc sống ở Trung Quốc.

Tam @ Quốc – Thành Quân Ức

Tam @ Quốc – Thành Quân Ức

Tác giả Thành Quân Ức đã tư vấn cho 500 tổ chức về xây dựng thương hiệu, tuyển chọn nhân tài, tái cơ cấu và hợp lý hóa công ty. Ông hiện là phó tổng thư ký Hiệp hội Nghiên cứu nguồn nhân lực Thái Á…

Với các sự kiện và nhân vật trong Tam Quốc Chí của La Quán Trung được chuyển thể thành bối cảnh kinh doanh, Tam @ Quốc là một trong những tiểu thuyết bán chạy nhất ở Trung Quốc nhiều năm. Bên cạnh cốt truyện hấp dẫn, lối viết đặc sắc, thông tin cập nhật về quản trị kinh doanh và kinh tế, cuốn sách còn lôi cuốn người đọc bởi những chi tiết sinh động, chân thực.

36 Kế Trong Kinh Doanh Hiện Đại

36 Kế Trong Kinh Doanh Hiện Đại

36 KẾ TRONG KINH DOANH HIỆN ĐẠI sắp xếp thông tin từ nhiều nguồn phong phú vào một cấu trúc thực tiễn và cô đọng chúng thành một bài học cụ thể có thể sử dụng được ngay.

Mỗi chiến lược bao gồm một điển tích Trung Hoa ngắn gọn, những tình huống kinh doanh phù hợp và những công cụ để áp dụng rất cụ thể. Phần trình bày mỗi kế kết thúc với những câu hỏi suy ngẫm để bạn có thể triển khai những ý tưởng này một cách hợp lý nhất trong tình huống kinh doanh của riêng bạn.

Trí tuệ vượt thời gian trong cuốn sách này sẽ giúp bạn giải phóng tư duy sáng tạo và vượt trội trong kinh doanh. Cuốn sách sẽ giúp bạn làm được những việc khác nữa.

Kinh Tế Trung Quốc

Kinh Tế Trung Quốc

Trải qua quá trình phát triển nhanh chóng và liên tục trong hơn 30 năm qua kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, kinh tế Trung Quốc đã giành được những thành tựu khiến cả thế giới phải chú ý và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế cũng ngày được nâng cao. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á xảy ra vào năm 1997, Trung Quốc đã thể hiện rõ “hình tượng của một nước lớn đầy tinh thần trách nhiệm”. Ngày nay, đối mặt với những biến động do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mang lại, Trung Quốc lại một lần nữa thể hiện: hình tượng một nước lớn đầy tinh thần trách nhiệm và có năng lực”.

Những điều đó đã khiến cả thế giới dõi theo Trung Quốc, cả thế giới chờ đợi ở Trung Quốc. Thế nhưng, vì lẽ gì Trung Quốc lại có thể khiến cả thế giới chờ đợi và dõi theo như vậy? Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng hay sẽ ngưng trệ? Đâu là bí quyết thành công của kinh tế Trung Quốc? Liệu rằng Trung Quốc có thể trở thành một đất nước giàu mạnh, hòa hợp và dân chủ hay không? Trung Quốc sẽ đóng góp thêm những gì cho nền kinh tế thế giới?

Đó đều là những vấn đề mà cuốn sách này sẽ trả lới một cách tổng quát nhất.

CEO Trung Quốc II- Bài Học Kinh Nghiệm Từ 25 CEO Của Các Tập Đoàn Đa Quốc Gia Hàng Đầu Ở Trung Quốc

CEO Trung Quốc II- Bài Học Kinh Nghiệm Từ 25 CEO Của Các Tập Đoàn Đa Quốc Gia Hàng Đầu Ở Trung Quốc

Cuốn sách được viết với mục đích cung cấp cho độc giả cái nhìn trực quan về sự chuyển đổi đang diễn ra qua lăng kính là các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các CEO và các chuyên gia làm việc ở Trung Quốc.

Bạn sẽ học được từ cuốn sách này rất nhiều điều bổ ích , ví dụ như phẩm chất mà các CEO coi là cần thiết để thành công, bao gồm niềm đam mê, lòng nhiệt huyết , tốc độ ra quyết định , tầm nhìn rõ ràng, tính kỷ luật, khả năng tận dụng nhân sự địa phương và khả năng điều hành hoạt động trong môi trường biến đổi liên tục và thiếu ổn định.

Tỷ Phú “Khùng” Jack Ma Và Đế Chế Alibaba

Tỷ Phú “Khùng” Jack Ma Và Đế Chế Alibaba

Cuốn sách này không chỉ kể một câu chuyện hấp dẫn về Jack Ma và con đường dựng nghiệp của ông, mà còn tái hiện một bức tranh tổng thể về sự hình thành và trỗi dậy của nền kinh tế công nghệ Trung Quốc. Đó là cuộc đời của Jack từ khi là một thiếu niên hiếu học ở tỉnh lẻ Hàng Châu, thi trượt đại học tới hai lần; đó là sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc từ nền kinh tế đóng sang nền kinh tế mở và đón nhận những cơ hội lớn lao của toàn cầu hóa.

Bạn đọc sẽ rõ hơn câu chuyện thành công của Alibaba, từ những ngày đầu chưa có định hình về lĩnh vực hoạt động cho tới khi trở thành một đế chế thương mại điện tử, có giá trị vốn hóa 231 tỉ đô-la Mỹ sau khi IPO trên Sàn giao dịch Chứng khoán New York năm 2014.

Đồng thời bạn đọc sẽ biết đến những chuyện hậu trường sau các vụ thâu tóm lịch sử của Alibaba, cùng với đó là những bài học lớn từ thất bại và thành công của các tên tuổi hàng đầu thế giới khi đầu tư vào Trung Quốc như Yahoo, Google hoặc Softbank. Phần thưởng luôn xứng đáng với những người dám đấu tranh, hay như Jack Ma nói, “Hãy là người cuối cùng trụ lại.”

“Cuốn sách này đưa ra cái nhìn sâu sắc tuyệt vời vào thế giới của Jack Ma, có lẽ là người nổi tiếng nhất trong số các lãnh đạo của nền kinh tế mới ở Trung Quốc. Duncan Clark là một người vô cùng hiểu biết về Trung Quốc, đặc biệt trong kiến thức của ông về thế hệ Jack Ma. Cuốn sách này chắc chắn sẽ nằm trong danh sách ngắn của những người muốn tìm hiểu về nền kinh tế Trung Quốc ngày nay.”

(Ken Wilcox, Chủ tịch Danh dự, Ngân hàng Thung lũng Silicon)

Bài Học Để Đời Từ Những Doanh Nghiệp Thất Bại – Tập 1

Bài Học Để Đời Từ Những Doanh Nghiệp Thất Bại – Tập 1

Cuốn sách này không phải là câu chuyện về thành công, không phải là một cuốn sách miêu tả nguyên tắc và phát hiện ra chân lý. Đây là cuốn sách nói về sự thất bại của các xí nghiệp Trung Quốc. Nó ghi lại một số vụ việc nổi tiếng, mang tới những bài học cho thế hệ sau này. Bài học về sự khởi đầu của hành trình mới, sự dũng cảm và gợi ý để tránh dẫm lên vết xe đổ của những người đi trước.

Tấn bi kịch của các xí nghiệp Trung Quốc – Họ đã thất bại như thế nào?

Tác giả cuốn sách là Ngô Hiểu Ba – tốt nghiệp khoa báo chí Đại học Phúc Đán – Thượng Hải năm 1990, hiện là phóng viên Tân Hoa xã. Cuốn sách được đánh giá là giáo án cho những ai theo học MBA, bài học về sự thất bại của các xí nghiệp Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên có người dùng dao phẫu thuật và kính hiển vi để cắt những lát cắt trực diện, tìm cho ra nguyên nhân hay cái gene thất bại trong cơ thể xí nghiệp Trung Quốc.

Trong tập 1 của chuỗi những bài học này, tác giả sẽ giới thiệu 10 ca thất bại điển hình, giúp người đọc có được những bài học quý báu. Có thể hoàn cảnh và tình hình giữa hai nước không giống nhau, tuy vậy 10 tấn bi kịch của các xí nghiệp ở Trung Quốc được kể trong sách cũng đáng là tài liệu tham khảo cho các doanh nhân Việt Nam.

Quyển sách phân tích những nguyên nhân làm phát sinh, sự ảnh hưởng và quá trình dấn đến thất bại mà các xí nghiệp Trung Quốc đã rơi vào. Nó giúp người đọc hiểu rõ và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để làm kinh tế, tránh được những thất bại đã được báo trước và thành công trong kinh doanh.

42 Năm Làm Ăn Tại Mỹ Và Trung Quốc

42 Năm Làm Ăn Tại Mỹ Và Trung Quốc

42 năm thực ra là khoảng thời gian khá dài của một đời người, và trong thời đại thế giới luôn vận động thì 42 năm là những biến chuyển khủng khiếp trong nền kinh tế.

42 Năm Làm Ăn Tại Mỹ Và Trung Quốc là một cuốn sách kinh doanh được viết từ những kinh nghiệm xương máu của Alan Phan trong những năm dài lăn lộn ở nước ngoài. Cuốn sách đúc kết những bài học được áp dụng linh hoạt từ lý thuyết đến thực tiễn để lý giải thành công của doanh nghiệp.

Những thành công và thất bại của chính tác giả được đưa ra mổ xẻ, phân tích trong những trang sách giúp người đọc hiểu rõ hơn về những yếu tố thành công trong doanh nghiệp mà rủi ro là một phần tất yếu. 42 Năm Làm Ăn Tại Mỹ Và Trung Quốc cũng đã phân tích về các môi trường đầu tư, các vấn đề liên quan đến đạo đức trong quản trị để rút ra những kết luận then chốt về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

42 Năm Làm Ăn Tại Mỹ Và Trung Quốc được nhận định là “một hành trình cá nhân sâu sắc chứa đầy đam mê lạc quan, và sự khôn ngoan không thể thiếu cho những người đang làm kinh doanh và các bạn muốn đi tìm những cuộc phiêu lưu kỳ thú.” (- Henry Fahman, Chủ tịch kiêm TGĐ PHI Group, Inc.)

CEO Ở Trung Quốc – Tiếng Nói Từ Kinh Nghiệm Thực Tiễn Của 20 Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Quốc Tế

CEO Ở Trung Quốc – Tiếng Nói Từ Kinh Nghiệm Thực Tiễn Của 20 Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Quốc Tế

Cuốn sách tập hợp những lời khuyên thiết thực của 20 CEO hàng đầu tại Trung Quốc. Họ là những người đã đang từng có những năm tháng xông pha ngay ở các tuyến đầu của thị trường Trung Quốc. Với từng chương của cuốn sách sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi: Làm thế nào để quản lý nhân viên Trung Quốc? Làm việc với đối tác kinh doanh Trung Quốc? Chinh phục người tiêu dùng Trung Quốc? Thương lượng với các cấp chính quyền Trung Quốc?… trước khi muốn thâm nhập và thị trường Trung Quốc.

Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã được các công ty đa quốc gia đặc biệt quan tâm. Đối với các công ty trên toàn thế giới, Trung Quốc ngày càng được xem là một thành tố quan yếu trong chiến lược toàn cầu của họ. Trung Quốc hiện nay đã chiễm chệ ở vị trí thứ nhất trong danh sách những điểm đến có lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của thế giới, thu hút gần 50 tỷ đôla Mỹ trong năm 2002 và lần đầu tiên trong lịch sử đã qua mặt cả Hoa Kỳ. Đến năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm vào Trung Quốc ước đạt gần 65 tỷ đôla Mỹ. Lượng đầu tư đổ từ ngoài vào đã làm tăng tốc những bước tiến đến cơ chế thị trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ doanh nghiệp sở hữu nhà nước thành công ty tư nhân và khuyến khích nước ngoài vào tham gia qua hình thức liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Lãnh đạo các doanh nghiệp khắp phương Tây đã biết rằng về tiềm năng Trung Quốc hiện nay là môi trường đầu tư hấp dẫn nhất, do quốc gia này hội tụ những yếu tố béo bở khó làm ngơ là tốc độ tăng trưởng GDP đầy khoẻ khoắn cùng với những ngành nghề mới mở, và sự giàu lên nhanh chống của người tiêu dùng.

Đối với ngày càng nhiều công ty đa quốc gia, sự biến chuyển kinh tế to lớn và đang diễn ra này càng ngày thể hiện rõ một thông điệp: Trung Quốc nay đã là ” một thị trường phải chiếm cho bằng được”, theo cách nói của một tổng giám đốc được phỏng vấn trong sách này. Quốc gia này có một tầm quan trọng đặc biệt cả với tư cách là một cơ sở sản xuất để xuất khẩu lẫn là một thị trường tiêu thụ. Trong ba thập niên kể từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa biên giới Trung Quốc cho giao thương quốc tế, các công ty đa quốc gia ngày càng xem đất nước này trở thành tâm điểm trong chiến lược sản xuất kinh doanh toàn cầu của họ. Những đấu thủ quốc tế ngày càng ráo riết tích cực tham gia hoặc mở rộng hoạt động ở Trung Quốc kể từ khi quốc gia này gia nhập WTO vào năm 2001.

Thông điệp trọng tâm từ 28 lãnh đạo cao nhất của công ty và những chuyên gia tư vấn mà các tác giả phỏng vấn đã rõ ràng và đơn giản. Trung Quốc là một đất nước mà các công ty quốc tế không thể ngoảnh mặt làm ngơ. Vì có lẽ các bạn không đủ sức đánh bại nó thì tốt hơn hãy bắt tay với nó. Hầu hết những đối thủ cạnh tranh với các bạn hiện đã có mặt ở Trung Quốc và có lẽ điều này còn quan trọng hơn, quốc gia này đang tạo ra những đối thủ cạnh tranh quốc tế mới khi các công ty nội địa Trung Quốc phát triển và bành trường ra phạm vi toàn cầu. Sớm muộn gì thì các bạn cũng sẽ thấy Trung Quốc thay đổi luật chơi cho dù ngành nghề của các bạn là gì, hay thị trường mục tiêu chính yếu của các bạn ở đâu. Tốt hơn hết là hãy học lấy những luật chơi mới còn hơn là bị loại ra bên lề cuộc chơi.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button