6 sách kinh tế chính trị hay giúp nâng cao kiến ​​thức của bạn

6 cuốn sách hay về kinh tế chính trị này sẽ giúp bạn đọc phân tích các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội của một đất nước.

Của Cải Của Các Dân Tộc

Của Cải Của Các Dân Tộc

Của cải của các dân tộc” một tác phẩm kinh điển đặt nền móng cho khoa học về kinh tế thị trường – được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1776 và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế ở nước ta hiện nay, Đại học Kinh tế quốc dân hợp tác với Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức dịch, biên tập và giới thiệu tác phẩm này với bạn đọc Việt Nam.

Những khái niệm kinh tế thị trường rất trừu tượng và khó hiểu, nhưng tác giả đã dùng những hình tượng quen thuộc để cho bạn đọc, ngay cả những người không chuyên về kinh tế, cũng có thể nắm bắt được. Những nội dung kinh tế học trong cuốn sách là tài liệu hữu ích phục vụ cho giảng dạy và học tập cũng như nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế. Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo tốt đối với cán bộ nghiên cứu hoạch định chính sách, các cán bộ nghiên cứu và cán bộ quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp ở cấp Nhà nước cũng như các doanh nghiệp.

“Của cải của các dân tộc” là cuốn sách kinh tế học kinh điển tổng hợp nhiều thuật ngữ và khái niệm mà chúng ta mới bắt đầu tiếp cận. Vì vậy, mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng song việc biên tập, hiệu đính và sửa chữa không tránh hết những sai sót, nhầm lẫn. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn mọi góp ý của bạn đọc giúp cho lần xuất bản sau được tốt hơn.

Cảm ơn các chuyên gia nước ngoài đã góp ý trong việc lựa chọn và đặc biệt cảm ơn tổ chức SIDA (Thụy Điển) đã trợ giúp và tạo điều kiện cho việc dịch và xuất bản cuốn sách. Chúng tôi cũng cảm ơn Everyman’s Library đã cho phép dịch ra tiếng Việt và xuất bản cuốn sách này.

Lời tựa

Tư bản – Chỉ trích về kinh tế chính trị

Tư bản – Chỉ trích về kinh tế chính trị

Tư bản – Chỉ trích về kinh tế chính trị (tựa đề nguyên bản bằng tiếng Đức Das Kapital – Kritik der politischen Oekonomie) là một tác phẩm về kinh tế chính trị quan trọng của nhà triết học và nhà học thuyết Karl Marx người Đức.

Marx đã cống hiến 20 năm cuộc đời để viết tác phẩm này, nhưng ông chỉ hoàn thành một phần cuốn sách: cuốn thứ nhất, được xuất bản vào ngày 14 tháng 9 năm 1867, viết cho Wilhelm Wolff, phân tích về sự sản xuất của tư bản. Những bản thảo của ông Marx được ông Friedrich Engels sử dụng để xuất bản cuốn thứ 2 và thứ 3 vào năm 1885 và 1894. Những suy nghĩ của ông Marx về lịch sử học thuyết kinh tế được nhà học thuyết xã hội chủ nghĩa người Đức Karl Kautsky xuất bản dưới tiêu đề “Các học thuyết về giá trị thặng dư” (4 tập, 1905-1910).

Qua việc quan sát ngành công nghiệp hiện đại nước Anh, điều kiện làm việc của ngành và các phân tích của nhũng nhà học thuyết đi trước ông về nền kinh tế chính trị (như David Ricardo hoặc Adam Smith), ông Marx chỉ ra bản chất thật của chủ nghĩa tư bản bằng việc nhấn mạnh vào những mâu thuẫn nội tại của hệ thống này.

Chính tác giả coi cuốn sách của ông như “một tên lửa đáng gờm nhất bắn vào giới lãnh đạo của tầng lớp thượng lưu”

Bí Ẩn Của Vốn – Vì Sao Chủ Nghĩa Tư Bản Thành Công Ở Phương Tây

Bí Ẩn Của Vốn – Vì Sao Chủ Nghĩa Tư Bản Thành Công Ở Phương Tây

Nghiên cứu này nổi tiếng vì giá trị khoa học cao cũng như mục đích thực tiễn cao quý của nó. Mục tiêu chính của cuốn sách là giải thích tại sao các quốc gia nghèo khó và những người nghèo sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi số phận đáng buồn của họ. Lời giải thích này bao gồm các đề xuất về những cách thực tế và hiệu quả để các quốc gia nghèo khó và người nghèo thoát khỏi tình trạng được cho là số phận của họ. Đây là những gì đã nhanh chóng làm cho cuốn sách và tác giả của nó nổi tiếng trên toàn cầu.

Sốc – Sự Trỗi Dậy Của Chủ Nghĩa Tư Bản Thảm Họa

Sốc – Sự Trỗi Dậy Của Chủ Nghĩa Tư Bản Thảm Họa

Naomi Klein đưa ra kiến giải mới về sự thành công của hệ tư tưởng kinh tế của Milton Friedman, cha đẻ học thuyết kinh tế thị trường tự do “tháo xích”, đập tan huyền thoại rằng thị trường tự do đã chiếm lĩnh toàn cầu một cách hoàn toàn dân chủ, lột trần những toan tính, những nhân tố ẩn sau các cuộc khủng hoảng và chiến tranh trên thế giới trong bốn thập kỷ đầy biến động vừa qua. Sốc: sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản thảm họa kể một câu chuyện cô đọng về những chính sách thị trường tự do của Mỹ nở rộ trên toàn cầu, và lý giải xem, đó liệu có phải bởi tính ưu việt của tinh thần tự do mà các môn đệ của Milton Friedman vẫn rao giảng?

Đúc kết từ hơn bốn năm làm phóng viên nằm vùng trong vùng xảy ra thảm họa, kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử mang tính đột phá để chắt lọc khối tư liệu đồ sộ đáng tin cậy, Naomi Klein đã phơi bày chân thực nhất chủ nghĩa tư bản “thảm họa” ngày nay.

Hiểu Nghèo Thoát Nghèo

Hiểu Nghèo Thoát Nghèo

Tại sao người nghèo khi có thêm tiền thì mua tivi thay vì mua thực phẩm?

Phải chăng việc sinh nhiều con là lý do thực sự khiến gia đình nghèo đi?

Tại sao nhiều chính sách xóa nghèo được cho là “thần kỳ” trước đây lại thất bại?

Hiểu nghèo thoát nghèo ngồn ngộn những câu chuyện sống động về đời thực của người nghèo khắp thế giới cùng các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tất cả nhằm giúp ta hiểu được cuộc sống người nghèo thực sự như thế nào, và từ đó làm thế nào để giúp họ. Biện pháp có khi ngay trong tầm tay, và người nghèo cần giúp, cần thấu hiểu, có khi chính là người quen, bạn bè gần bên ta đó!

Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại

Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại

Sử dụng lịch sử Đông-Tây kim-cổ đã diễn ra trên tất cả các châu lục của trái đất này, hai tác giả lập luận rằng những quốc gia thất bại là những đất nước bị cai trị bởi một nhóm quyền thế tập trung, và những nhóm này đã tổ chức xã hội để phục vụ cho quyền lợi riêng của họ trong khi đại đa số quần chúng nhân dân phải trả giá. Thế lực chính trị bị tập trung trong một nhóm nhỏ, được sử dụng để tạo ra tài sản khổng lồ cho những người nắm giữ quyền lực.

Trong khi đó, những nước trở nên giàu có là vì người dân nước đó lật đổ giới quyền thế, những người kiểm soát quyền lực, và tạo ra một xã hội trong đó các quyền chính trị được phân phối rộng rãi, trong đó chính phủ có trách nhiệm giải trình và phải đáp ứng trước công dân, và trong đó đại đa số quần chúng có thể tranh thủ các cơ hội kinh tế.

Tóm lại, điều cuốn sách muốn nhắm đến là thể chế nào có những điều chỉnh, cải cách để dung hợp được các lợi ích kinh tế-chính trị và tạo điều kiện cho người dân làm ăn sinh sống được tốt nhất sẽ thành công. Như sách đã chỉ ra, ngay như Trung Quốc, khi họ giải quyết được phần nào đó sự dung hợp này, họ đã có sự tăng trưởng thần kỳ. Và giờ đây họ vẫn tiếp tục giải quyết bài toán thể chế dung hợp của họ.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button