17 sách hay về phong tục tập quán của người Việt Nam giàu thông tin và thú vị

17 cuốn sách phong tục tập quán Việt Nam hay mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc về văn hóa Việt Nam, trong đó có phong tục, lễ hội, tập quán..

101 Điều Cần Biết Về Tín Ngưỡng Và Phong Tục Việt Nam

101 Điều Cần Biết Về Tín Ngưỡng Và Phong Tục Việt Nam

Tuyệt đại đa số đồng bào ta có lịch sử tham gia sinh hoạt tôn giáo lâu đời. Mỗi dân tộc đều có tập hợp tín ngưỡng riêng. Di sản này còn gắn liền với các hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trên khắp cả nước như nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán, lễ hội dân gian.

Chúng ta nhận thức rõ rằng phong tục tập quán là những tập quán, thói quen lâu đời của một dân tộc, một quốc gia. Chẳng hạn, tục thờ cúng tổ tiên, tục gói bánh chưng ngày Tết, tục cưới hỏi, tục ma chay.

Mỗi quốc gia đều có truyền thống và tập quán riêng, trong một quốc gia, mỗi khu vực đều có phong tục riêng ngoài phong tục cơ bản của cả nước, thậm chí trong một địa điểm, đôi khi mỗi nhóm người đều có phong tục riêng..

Việt Nam Phong Tục

Việt Nam Phong Tục

Từ Phong tục trong gia tộc, Phong tục xóm làng (hương đảng) đến các phong tục ngoài xã hội, VIỆT NAM PHONG TỤC của học giả PHAN KẾ BÍNH là một bộ biên khảo tương đối đầy đủ về các phong tục tập quán cũ của nước Việt.

Là một nhà nho uyên bác mang tư tưởng tân tiến, tác giả không chỉ mô tả từng tập tục, mà còn về gốc tích, nguyên ủy cái tục ấy, nhìn nhận, đánh giá để xem nó hay hay dở, từ đó “xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho cái tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy”.

Đến nay, tập sách gần một trăm năm tuổi này vẫn là một trong những công trình khảo cứu có giá trị bậc nhất về các phong tục tập quán trên đất nước ta và nhiều vấn đề được PHAN KẾ BÍNH nhắc tới vẫn nóng hổi tính thời đại.

Việt Nam Phong Tục Toàn Biên

Việt Nam Phong Tục Toàn Biên

Từ phong tục trong gia tộc, phong tục xóm làng (hương đảng) đến các phong tục ngoài xã hội, Việt Nam phong tục của học giả Phan Kế Bính là một bộ biên khảo tương đối đầy đủ về các phong tục tập quán cũ của nước Việt.

Là một nhà nho uyên bác mang tư tưởng tân tiến, tác giả không chỉ mô tả từng tập tục, mà còn về gốc tích, nguyên ủy cái tục ấy, nhìn nhận, đánh giá để xem nó hay hay dở, từ đó “xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho cái tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy”.

Đến nay, tập sách gần một trăm năm tuổi này vẫn là một trong những công trình khảo cứu có giá trị bậc nhất về các phong tục tập quán trên đất nước ta và nhiều vấn đề được Phan Kế Bính nhắc tới vẫn nóng hổi tính thời đại.

100 Điều Nên Biết Về Phong Tục Việt Nam

100 Điều Nên Biết Về Phong Tục Việt Nam

Phong tục làm cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng, phong tục giúp chúng ta phân biệt được cộng đồng này, dân tộc này, nước này khác với cộng đồng khác, dân tộc khác, nước khác. Sống đúng với phong tục của nước mình, dân tộc mình mới là sống đúng với truyền thống. Phong tục Việt Nam nói chung và các phong tục của dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng là một đề tài vô tận, bởi nước ta có 54 dân tộc với rất nhiều phong tục, nghi lễ văn hóa khác nhau.

Vẻ đẹp của những phong tục trong cách thờ cúng tổ tiên, cách tổ chức lễ tết hay những tục lệ trong hiếu, hỷ, là những hoạt động mang đậm ý nghĩa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Vì thế, nếu muốn hiểu về văn hóa truyền thống thì phải tìm hiểu từ các phong tục bởi đây chính là tấm gương phản ánh chân thực nhất cuộc sống.

100 Điều Nên Biết Về Phong Tục Việt Nam giới thiệu một số phong tục, tập tục trong hiếu hỷ hay những ngày lễ tết lớn tiêu biểu nhất của Việt Nam. Hơn nữa, cuốn sách còn giới thiệu một số những tục lệ hay, những ngày lễ của các vùng miền và một số dân tộc tiêu biểu. Hầu hết các phong tục vẫn được duy trì đến ngày hôm nay, nhưng một số phong tục bị mai một đi theo thời gian và một số khác được chắt lọc hoặc được kết hợp với nhau cho phù hợp với xã hội hiện đại.

Phong Tục Đất Phương Nam

Phong Tục Đất Phương Nam

“Phong tục tập quán là một bộ phận quan trọng hình thành nền văn hóa”, mà “văn hóa là cái hồn tinh túy của dân tộc”, nên “hồn tính còn thì dân tộc còn”.

Trong những thời kỳ lịch sử khó khăn, khi nước ta bị ngoại bang đô hộ, người Việt Nam vẫn bảo tồn những phong tục tập quán của mình. Theo tác giả, đó là một cách đối kháng rất quan trọng, bên cạnh những cách đối kháng khác.

Chẳng hạn, trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt Nam vẫn duy trì cách nói, cách làm của mình, khác với người Trung Hoa: người Việt Nam nói “vợ chồng” (vợ trước, chồng sau) chứ không nói “phu thê” (phu trước, thê sau): tảo mộ vào tháng Chạp âm lịch chứ không phải vào tháng Ba âm lịch như người Trung Hoa.

Nhờ vậy, sau khi đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập tự do, “ta vẫn là ta” chứ không bị đồng hóa, không bị mất gốc.

Tập Tục Đời Người

Tập Tục Đời Người

“Bạn đang cầm trên tay cuốn thứ hai trong một bộ sách của Phan Cẩm Thượng […] gồm bốn cuốn, sẽ hoàn thành trong 4 đến 5 năm nữa. Một bộ sử Việt Nam. Nhưng cần nói rõ: không phải lịch sử nước Việt với tư cách một quốc gia, mà là lịch sử người Việt Nam trong cuộc sống làm người hằng ngày của họ.

Phan Cẩm Thượng không viết về các triều đại hưng suy, các cuộc chiến tranh thắng thua khốc liệt, các biến cố chính trị được coi là trọng đại … như ta thường gặp trong những bộ quốc sử nghiêm trang. Ở đây ta gặp một cái khác, nhỏ nhoi hơn, thường nhật và gần gũi hơn (nhưng kỳ vậy, lại ít được biết đến hơn): những con người. Con người Việt Nam.

Phan Cẩm Thượng cho thấy còn có một lịch sử khác nữa như vậy của đất nước này mà ta chưa thật biết, song lại cũng quan trọng không kém, nếu không hơn. Vâng, có thể còn hơn, bởi vì con người phải sống như thế này, làm những cái này trước, rồi mới có thể làm những cái được coi là trọng đại kia. Mới có thể làm nên Lịch sử ‘lớn’. Hoặc nói cho cùng, những cái to lớn, trọng đại kia, theo cách nào đó rất có thể do chính những cái này chi phối, thậm chí đến quyết định. Vì nó có trước. Nó là cái nền. Nó bền bỉ và lâu dài hơn các triều đại và các chế độ.”

– Nguyên Ngọc

Thọ Mai Gia Lễ (Phong Tục Dân Gian Về Tục Cưới Hỏi Ma Chay Của Người Việt Nam)

Thọ Mai Gia Lễ (Phong Tục Dân Gian Về Tục Cưới Hỏi Ma Chay Của Người Việt Nam)

Là một cuốn sách tập hợp các tập tục tang lễ, mà tác giả là cư sĩ Hồ Sĩ Tân (1690-1760), sống ở làng Hoàng Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã ghi chép lại. Cũng có người cho rằng, sách viết theo lời chỉ bảo của Thượng thư Hồ Sĩ Dương (1621-1681). Vì cuốn sách vốn đã rất hoàn bị và tỉ mẩn, nên rất nhiều đời Nho sĩ, triều đình của nước ta, thường trích lục, sao chép lại từng phần rồi chuyền tay nhau, đưa các điều sách nói đến như là kim chỉ nam hành động của mọi tang gia lúc đang bối rối bận rộn.

Tất cả nghi lễ, tục lệ đã có sẵn của người xưa để lại nói về tấm lòng hiếu thảo của con cháu báo đáp công ơn CHA MẸ, ÔNG BÀ, TỔ TIÊN của mình, đồng thời nhắc nhở mọi người đừng bao giờ bỏ quên cội rễ.

Tuy nhiên những tập tục trên, ngày nay nhiều điều đã có thay đổi nhất định để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội mới, các tác giả giới thiệu đầy đủ tập tục xưa để bạn đọc tham khảo.

Đất Lề Quê Thói

Đất Lề Quê Thói

“Người Việt Nam là giống thông minh khôn ngoan, nhưng phải nói ngay rằng kẻ dại cũng lắm mà người ngu cũng nhiềười mình phần đông thường ranh vặt đến quỷ quyệt, hay sợ sệt ngờ vực, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi báng nhạo. Tâm địa nông nổi , hiếu danh, thích vui chơi, cờ bạc. Về đức tính thì cũng đủ cả cần cù, kiên nhẫn, cần cù, gan dạ, dũng cảm, khí khá

Làm người phải đắn phải đo

Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu”

Được viết vào những năm 60 của thế kỷ trước, ĐẤT LỀ QUÊ THÓI xứng đáng được xem nư là một bách khoa toàn thư thu nhỏ về văn hóa và phong tục cổ truyền Việt Nam. Qua từng trang sách, độc giả như được mời thả bước trong một bảo tàng dân tộc học mà tác giả là người hướng dẫn vừa tận tình, sâu sắc, vừa duyên dáng hóm hỉnh, để cùng trở về một không gian sống tuy gần gũi thân quen lại như đã thành quá khứ xa xôi tự thuở nào. Đâu chỉ là những câu chuyện về tâm tính người Việt, tục ma chay cưới hỏi, cúng giỗ cỗ bàn hay nguồn gốc những kiêng khem mê tíà cả một thế giới tinh thần Việt với những gìn giữ và thích nghi, thay đổi qua bao thế hệ , lạc hậu mà phong phú, và vẫn giàu thành kính được tái hiện đầy đủ trong ĐẤT LỀ QUÊ THÓI.

Có thờ có thiêng

Có kiêng có lành

Trong bối cảnh cuộc sống vật chất và các giá trị đã thay đổi quá nhanh, quá nhiều qua mấy chục năm qua, hơn bao giờ hết, tác phẩm của Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu càng cho thấy đất lề, quê thói vẫn ăn sâu vào tiềm thức người Việt, sâu hơn nhiều những gì ta tưởng.

Nghi Lễ Thờ Cúng Cổ Truyền Việt Nam

Nghi Lễ Thờ Cúng Cổ Truyền Việt Nam

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc ta không chỉ thể hiện đa dạng ở những lĩnh vực như: Thơ ca, hội họa tạo hình, nghệ thuật âm nhạc, sân khấu mà còn ở cả khía cạnh lối sống của cả cộng đồng, trong đó có lễ tục, tín ngưỡng. Từ ngàn xưa, bên cạnh việc thờ cúng các vị Thần, thờ Thành Hoàng, thờ Mẫu, thờ Phật, thờ các vị anh hùng có công với đất nước, dân tộc, người Việt còn thờ cúng Tổ tiên. Những đặc thù văn hóa đó đã trở thành nếp sống, phong tục và nghi lễ cổ truyền thiêng liêng của cộng đồng dân tộc Việt.

Những tinh hoa được chắt lọc qua suốt chiều dài lịch sử, biểu tượng cho khát vọng về một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Phong tục này bao gồm cả những giá trị đạo đức cao cả, đó là đạo hiếu, lòng biết ơn với những người có công với cộng đồng, dân tộc, thể hiện tấm lòng nhân hậu, vị tha của con người Việt. Chính vì thế, trong đời sống tinh thần của mỗi người Việt, quá khứ vẫn tồn tại trong hiện tại và tương lai là ngọn nguồn của sức sống cộng đồng, hình thành lối sống trọng tình trọng nghĩa. Tín ngưỡng là niềm tin của con người hướng về Thánh, Thần, Tiên, Phật. Tín ngưỡng hay thờ cúng tại gia cũng là trách nhiệm của hậu duệ gửi gắm niềm tin vào Gia tiên, Thánh Thần che chở độ trì cho công việc làm ăn, cuộc sống của con cháu hiện tại cũng như tương lai.

Để góp phần bảo vệ và lưu giữ nét văn hóa truyền thống về nghi thức thờ cúng Việt Nam, các tác giả đã sưu tầm và biên soạn cuốn sách: “Nghi lễ thờ cúng cổ truyền Việt Nam” với hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu thêm về việc thờ cúng tại nhà, hiểu hơn về tín ngưỡng lên chùa lễ Phật, lễ Thánh Thần ở các đình, đền.

Tết Đoàn Viên

Tết Đoàn Viên

Khi đất trời sắp đến thời khắc giao hòa, cũng là lúc mà mọi thứ ồn ào, tranh cãi, bon chen của đời thường tạm gác qua một bên, nhường chỗ cho những chiêm nghiệm, những cảm xúc sâu lắng, cho tình thân, sự đoàn tụ. Đoàn tụ, sum vầy trở thành yếu tố quan trọng nhất và cũng là bí mật lớn nhất của Tết. Nhưng Tết nay dường như bí mật, vẻ đẹp đó đang rời xa chúng ta theo năm tháng. 

Tết đoàn viên gồm 4 phần: Phong vị Tết, Tết trong tôi là…, Tết đoàn viên, Vĩ thanh. Và mỗi bài viết trong từng phần bằng một cách riêng mỗi tác giả đã nói về những vẻ đẹp khác biệt của Tết. Mỗi bài viết mang đến một phong vị Tết của từng vẻ đẹp, từng thời kì, từng vùng miền… Những vẻ đẹp ấy của Tết hiển hiện trong trời đất, trong cây cỏ hoa lá, trong những ngôi nhà, căn bếp, trong mỗi gương mặt, trong mỗi giọng nói, trong hương nến trên ban thờ, trong hương vị của những món ăn truyền thống.

Nhưng dòng chảy lớn nhất, thiêng liêng nhất qua những vẻ đẹp ấy là sự đoàn tụ, sum vầy. Sự đoàn viên không còn chỉ là sự kiện gặp mặt của những thành viên trong gia đình, những người bạn lâu ngày không gặp mà còn là sự gặp lại những phong vị Tết, những vị riêng, mùi riêng của Tết, sự đoàn tụ với những không gian, vùng miền của đất nước, đoàn tụ trong chiều kích thời gian Tết xưa và nay.

Hương Ước Cổ Làng Xã Đồng Bằng Bắc Bộ

Hương Ước Cổ Làng Xã Đồng Bằng Bắc Bộ

Từ bao đời nay, làng xã đã trở thành đơn vị tụ cư, môi trường sinh hoạt văn hóa – xã hội vô cùng gần gũi, gắn bó với cộng đồng người Việt Nói chung, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Những thành viên trong làng xã đã đoàn kết với nhau để đối phó, chinh phục tự nhiên, đế đấu tranh chống ngoại xâm giữ nước, giữ làng, cùng nhau bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.

Đánh giá về vai trò của làng xã cổ truyền, ngay trong Chiếu Gia Long năm 1804 đã bàn rằng: “Nước là họp các làng mà thành. Từ làng mà đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước.”

Góp phần không nhỏ tạo nên sức sống trường tồn và đặc trưng của làng xã phải đề cập đến vai trò của hương ước, đặc biệt là loại hình hương ước cổ. Quá trình ra đời của hương ước gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng xã người Việt nói chung, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Vì vậy, hương ước phản ánh hầu hết các mặt hoạt động và sự phát triển của làng xã, thông qua hương ước đã phác họa nên bức tranh toàn cảnh vô cùng đa dạng của làng xã người Việt.

Tìm Hiểu Luật Tục Các Tộc Người Ở Việt Nam

Tìm Hiểu Luật Tục Các Tộc Người Ở Việt Nam

Việc sưu tầm và nghiên cứu luật tục đã có từ lâu, tuy nhiên, với Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian và bản thân tôi thì thực sự mới bắt đầu từ năm 1994. Từ đó đến nay với nỗ lực chung nhằm sưu tầm, hệ thống và xuất bản tư liệu về luật tục và hương ước các dân tộc ở nước ta, nhiều công trình tư liệu đã được xuất bản, như: “Luật tục Êđê, 1993”, “Luật tục M’nông, 1996”, “Luật tục Thái, 1999”, “Luật tục Giarai, 1999” Bên cạnh sưu tầm và xuất bản luật tục các dân tộc thiểu số, chúng tôi cũng đã sưu tầm, biên dịch và xuất bản hương ước của người Việt theo các tỉnh: “Hương ước Quảng Ngãi, 1995”, “Hương ước Hà Tĩnh, 1996”, “Hương ước Nghệ An, 1998”, “Hương ước Thanh Hóa, 1999”, “Hương ước Thái Bình, 2000”,..

Đặc biệt, năm 1999, chúng tôi đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Luật tục và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay với sự tham gia đông đảo các học giả trong nước và nước ngoài quan tâm đến vấn đề này. Tiếp đó, năm 2001 từ yêu cầu đòi hỏi của tình hình xã hội Tây Nguyên, chúng tôi đã tổ chức hội thảo Luật tục – Hương ước và những vấn đề phát triển kinh tế xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, coi đó như là những cố gắng nhằm ứng dụng luật tục – hương ước vào quản lý cộng đồng buôn làng các dân tộc hiện nay.

Dẫu rằng công việc điều tra, sưu tầm, hệ thống tư liệu về luật tục và hương ước các dân tộc ở nước ta vẫn cần phải tiếp tục, tuy nhiên, để có cái nhìn chung hơn, chúng tôi thấy cần phải hệ thống lại một số vấn đề đã và đang đặt ra trong quá trình nghiên cứu luật tục các dân tộc. Đó là lý do để chúng tôi biên soạn cuốn sách Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam mà bạn đọc đang có trong tay.

Đạo Mẫu Việt Nam

Đạo Mẫu Việt Nam

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam, phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người.

Quyển sách đưa đến giá trị, tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề chung về Đạo Mẫu, về tín ngưỡng tôn giáo cũng như các giá trị nghệ thuật và văn hóa Việt Nam. Các hình thức thờ Mẫu ở ba miền Bắc, Trung, Nam.

Phong Tục Tập Quán Về Hôn Nhân

Phong Tục Tập Quán Về Hôn Nhân

Hôn nhân là chuyện trọng đại của cả đời nên các phong tục tập quán, lễ nghi về hôn nhân là một bức tranh muôn màu muôn vẻ tôn lên bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc, từng vùng miền khác nhau.

Tập Tục Quê Em – Phong Tục Cưới Hỏi

Tập Tục Quê Em – Phong Tục Cưới Hỏi

Nhà của Bo và Su ở cùng một xóm. Cô cậu và bạn bè thường chơi trò cô dâu – chú rể khi còn nhỏ. Lúc nhỏ thì chỉ cần cài hoa lên đầu là thành cô dâu rồi. Nhưng một lễ cưới theo đúng phong tục thì phức tạp hơn nhiều, và còn mất rất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị cho chu toàn nữa.

Hãy mở cuốn sách này ra để xem khi lớn lên Bo và Su cần chuẩn bị những gì cho đám cưới thật của mình nhé!

Tìm Hiểu Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt Ứng Dụng Trong Cuộc Sống & Kinh Doanh

Tìm Hiểu Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt Ứng Dụng Trong Cuộc Sống & Kinh Doanh

Cuốn sách Tìm Hiểu Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt Ứng Dụng Trong Cuộc Sống & Kinh Doanh được biên soạn nhằm cung cấp thông tin cần thiết, hữu ích để tham khảo, tìm hiểu và hiểu rõ hơn về một trong những truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Đồng thời, những kiến thức trong cuốn sách có thể ứng dụng vào trong các hoạt động cụ thể thường nhật của mình, nhằm hướng tới và đạt được những điều tốt đẹp nhất.

Hà Nội Văn Hóa Và Phong Tục

Hà Nội Văn Hóa Và Phong Tục

Cuốn sách “Hà Nội văn hóa và phong tục” được ví như cuốn cẩm nang vô cùng hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về những nét đặc trưng văn hóa – văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần của Thăng Long – Hà Nội.

Tác phẩm ghi dấu ấn bằng sự kết hợp giữa tư liệu và trải nghiệm riêng của tác giả, phản ánh khá đầy đủ những phong tục, thú chơi, lề thói, cách ăn mặc, và cả những bộ môn nghệ thuật vốn của đất Hà thành.

Đâu đâu cũng thấy những nét kiến trúc độc đáo, tạo nên những trung tâm tinh thần để tôn vinh các vị anh hùng dân tộc và trở nên một Việt Điện Thăng Long – Thăng Long có ca trù, có tranh Đông Hồ, có những thú vui chơi dân dã làm say đắm lòng người, tỏa sang những yếu tố chân – thiện – mỹ…

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button