10 sách triết học Trung Quốc hay với trí tuệ tuyệt vời và những hiểu biết sâu sắc

10 cuốn sách triết học Trung Quốc cung cấp cho người đọc sự hiểu biết toàn diện về triết học cổ đại và hiện đại, đồng thời tiết lộ nguồn gốc lịch sử, văn hóa và tinh thần của người dân Trung Quốc.

Tinh Thần Triết Học Trung Quốc

Tinh Thần Triết Học Trung Quốc

Tinh Thần Triết Học Trung Quốc (Tân Nguyên Đạo) luận về tinh thần của triết học Trung Quốc, trình bày sự tiến triển của các dòng chủ lưu của triết học Trung Quốc, phê bình những mặt được mất, và nhấn mạnh địa vị của tâm lý học trong lịch sử triết học Trung Quốc.

Trong Tân Nguyên Đạo tác giả thường nhắc đến một số khái niệm mà ông dùng trong quyển Tân Nguyên Nhân. Để đọc giả có thể theo dõi dễ dàng, sau đây là tóm tắt của Tân Nguyên Nhân:

Tân Nguyên Nhân là triết học về nhân sinh, luận về kiếp người và bốn cảnh giới của nó:

  • 1- Cảnh giới tự nhiên (con người sống theo bản tính hay tập quán tự nhiên)
  • 2- Cảnh giới công lợi (con người sống vì lợi ích cá nhân, vụ lợi riêng cho mình)
  • 3- Cảnh giới đạo đức (con người sống vì lợi ích của tha nhân, của cộng đồng)
  • 4- Cảnh giới thiên địa (con người hiểu được ý nghĩa của con người đối với vũ trụ, biết sống hợp nhất với vũ trụ)

Công dụng của triết học là giúp con người chuyển hóa từ hai cảnh giới trước sang hai cảnh giới sau, tức là nhằm sống đạo đức và hợp nhất với trời đất. Xin đọc thêm phần tóm tắt Tân Lý học của Phùng Hữu Lan trong bài phụ lục “Biển rộng trời cao ta vút bay”

Tôn Tử Binh Pháp

Tôn Tử Binh Pháp

Được xưng tụng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại, binh thư kinh điển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Tôn Tử binh pháp là một cuốn cổ thư “kỳ quái”, “để trong vườn sẽ tỏa mùi thơm của hoa quý, ném xuống đất sẽ vang tiếng kêu của bạc vàng”. Nó không chỉ được các vua chúa từ đông sang tây xem như sách gối đầu giường, bí kíp quân sự không thể thiếu, mà còn được nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực như triết học, kinh doanh, tâm lý học, ngôn ngữ học, thể dục thể thao… ứng dụng để nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Tôn Tử binh pháp với văn từ gọn ghẽ, nghĩa lý sâu xa, âm điệu bay bổng, nhờ đó sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của “thánh điển binh học” này vô cùng rộng lớn, được dịch ra trên 100 thứ tiếng và xuất bản hầu khắp trên toàn thế giới.

“Biết người biết mình, trăm trận không nguy

Không biết người chỉ biết mình, một được một thua

Không biết người không biết mình, hễ đánh là nguy .”

– Thiên Mưu công, Tôn Tử binh pháp

Hiếu Kinh

Hiếu Kinh

Học thuyết Khổng giáo luôn thiên về thực tiễn và lấy đạo NHÂN làm chủ yếu. Mà Nhân là long thương yêu bao la rộng lớn, bao trùm lên cả vạn vật. Người có đạo nhân là người có tình cảm rất lớn và thành thực, nhưng tình thương ấy bắt nguồn từ bản thân đến gia đình, vì “theo lẽ thường, thì cha mẹ, anh em, chị em là người thân thiết nhất., tất ta phải kính yêu, rồi đối với người ngoài mới có long trung thứ, từ ái được. Nếu ở với cha mẹ, an hem mà không kính thuận, chứng tỏ tình cảm của ta quá ư bạc bẽo.

Hiếu kinh được đặt thành kinh, đủ thấy tính chất của hiếu vô cùng trọng đại, hiếu không còn hạn hẹp trong vẫn đề “ tận tâm phụng dưỡng phụ mẫu”…..

Hàn Phi Tử – Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn

Hàn Phi Tử – Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn

Nhìn từ xã hội ngày nay, chúng ta quả thật không thể vứt bỏ những tư tưởng và trí tuệ của các bậc hiền nhân. Theo bước tiến bộ của xã hội, sự phát triển của công nghệ thông tin, chúng ta càng cần phải bám chắc lấy những tài sản nhân văn quý báu này mới không bị chìm trong những cơn sóng ham muốn vật chất tràn lan mà không thể tự thoát ra được. Đạo lý này mỗi một người đều phải hiểu rõ, nhưng nói một cách thực tế, nếu như người người đều đọc được những trước tác kinh điển nguyên văn, thì e rằng là điều quá khó. Một là không có thời gian, hai là văn chương văn ngôn cổ đại của Trung Quốc lại có mấy người hiểu được?

Để đáp ứng với nhu cầu của xã hội hiện đại, đối với các trước tác kinh điển, người ta thường dùng phương thức trích tuyển hoặc trích lục để người đọc đọc được rất nhanh và hiểu được. Những câu trong quyển sách này, chính là trích từ tác phẩm đại diện cho tư tưởng Pháp gia cuối thời Chiến quốc hai nghìn năm về trước – Hàn Phi. Đến nay, những trước tác của Hàn Phi còn được lưu truyền tổng cộng có 55 thiên.

Sách “Sử Ký” có ghi: Hàn Phi trời sinh nói lắp, nhưng văn chương viết ra thì nghiêm túc cẩn thận, ngay cả Tần Thủy Hoàng đọc cũng phải hết lời khen ngợi! Như vậy đủ biết, hiệu quả ngòi bút của Hàn Phi là rất uyên thâm. Nhưng trong tác phẩm 55 thiên này, chưa hẳn là mỗi thiên đều do đích thân Hàn Phi viết, rất nhiều các học giả xưa nay đã nghiên cứu vấn đề này và cũng có rất nhiều thuyết. Ở đây cũng không bình luận thêm, tất cả chỉ xem xét đối với nội dung trong sách “Hàn Phi Tử”.

Trang Tử Nam Hoa Kinh

Trang Tử Nam Hoa Kinh

Lần đầu tiên, Nam Hoa Kinh được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt và được phân tích tỉ mỉ từng chương để giữ gìn cho Trang Tử và trả lại cho người trước và người sau những gì thuộc về người trước và người sau; chỉ khi đó chúng ta mới có thể đánh giá cao cống hiến của Trang với tư tưởng Trung Quốc.

Người dịch ghi chép cẩn thận những phần tối nghĩa, kể cả 3 cách giải do người trước cung cấp và tùy theo chỗ mà nhận định riêng.

Mạnh Tử – Nguyễn Hiến Lê

Mạnh Tử – Nguyễn Hiến Lê

Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia… (thời kỳ bách gia tranh minh).

Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác.

Ông cho rằng “kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị”. Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ “Nghĩa”, “Trí”, “Lễ”, “Tín”.

Mục lục:

  • Thời đại
  • Đời sống: hoạt động chính trị
  • Dạy học và viết sách
  • Muốn thành một á thánh: nối nghiệp Khổng Tử
  • Tư tưởng chính trị
  • Tư tưởng kinh tế và xã hội
  • Tính thiện
  • Tồn tâm dưỡng tính luyện khí
  • Tư cách và tài năng Mạnh tử.

Lược Sử Triết Học Trung Quốc

Lược Sử Triết Học Trung Quốc

Tác giả đã trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc. Việc này khiến tác phẩm của Phùng Hữu Lan không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi bởi vì nó để cho các văn bản cổ xưa tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, khi một văn bản thường có nhiều lời bình chú.

Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học Tây phương thường phân chia lịch sử triết học Tây phương làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Điều ấy chẳng phải là một sự phân biệt tùy ý, bởi vì trong lịch sử triết học Tây phương mỗi thời kỳ quả thực đều có tinh thần đặc biệt và diện mục đặc thù của nó. Tương tự, lịch sử triết học Trung Quốc nếu chỉ chú ý về phương diện thời kỳ, thì cũng có thể phân chia làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Mỗi thời kỳ đều có một nền triết học riêng, nên cũng có thể lấy “thượng cổ, trung cổ, và cận đại” để đặt tên cho chúng. Những danh xưng này cũng được dùng trong quyển sách này. Nhưng từ một phương diện khác mà nói, Trung Quốc quả thực chỉ có triết học thượng cổ và triết học trung cổ, chứ không có triết học cận đại.

Lão Tử – Đạo Đức Kinh Giải Luận

Lão Tử – Đạo Đức Kinh Giải Luận

Sách luận giải toàn bộ tác phẩm Đạo Đức Kinh của Lão Tử với cách trình bày giản dị, cô đọng và dễ hiểu cho mọi tầng lớp, giúp các giới tiếp cận Đạo Đức Kinh một cách dễ dàng.

Tư Tưởng Triết Học Trung Quốc

Tư Tưởng Triết Học Trung Quốc

Một nhà nghiên cứu nói rằng: “Chỉ có thể hiểu nền triết học Trung Quốc một cách sâu sắc khi đạt nó trong mối quan hệ nghiên cứu so sánh với nền triết học phương Tây”.

Cuốn sách Tư Tưởng Triết Học Trung Quốc trên tay các bạn là sự thể hiện quan điểm đó. Và tác giả cuốn sách, Tiến sĩ Ôn Hải Minh đã thông diễn một cách ngắn gọn toàn bộ lịch sử tư tưởng của một nền triết học lâu đời và lớn trong lịch sử triết học nhân loại.

Cái hay trong cuốn sách này là chỉ với hơn 100 trang thôi mà tác giả đã khái quát lột tả thành công tính độc đáo, đặc sắc và phong thái rất riêng của triết học Trung Quốc.

Cái mới trong cuốn sách này là bằng lý luận và nguyên tắc thông diễn học, tác giả không chỉ dừng lại ở các sự kiện, nhân vật và các vấn đề cơ bản của triết học, mà còn làm rõ sự vận động, phát triển nội tại của “tinh thần Trung Quốc” thông qua các khá niệm cơ bản trong triết học Trung Quốc. Sự diễn đạt giản dị, ý tưởng rõ ràng, văn phong sáng, gọn của tác giả sẽ giúp bạn đọc dễ dàng nắm được tinh thần và những tư tưởng chính yếu của triết học Trung Quốc.

Bản dịch sang tiếng Việt này của Thạc sĩ Trương Phan Châu Tâm dù đã rất nổ lực và cẩn trọng để thể hiện đúng, rõ ý và cách diễn đạt của tác giả, song vẫn còn có những hạn chế nhất định. Kính mong độc giả đóng góp ý kiến thêm và lượng thứ.

Lão Tử Đạo Đức Kinh

Lão Tử Đạo Đức Kinh

Lão Tử là người huyện Khổ, nước Sở, sống trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền ông là người viết bộ sách Đạo Đức Kinh, chủ yếu bàn về Đạo học và cách sống để hòa hợp với Đạo.

Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dịch và bình chú về cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Nhờ những cách hiểu và khám phá mới mẻ của mỗi nhà nghiên cứu mà nội dung quyển Đạo Đức Kinh ngày càng trở nên phong phú và nhiều màu sắc. 

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button