2 sách hay về Alan Turing, người tiên phong trong khoa học máy tính

2 cuốn sách hay Alan Turing mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc về cuộc đời của nhà toán học nổi tiếng này.

Người Trong Gương

Người Trong Gương

NGƯỜI TRONG GƯƠNG là cuốn sách xuất bản về Alan Turing, một thần đồng khoa học trong Thế chiến thứ hai, người đã phá được mật mã của Hải quân Đức, ‘cứu sống hàng triệu người, kết thúc chiến tranh sớm hai năm’. (Các nhà sử học khẳng định) nhưng đã bị các quan chức đối xử tàn nhẫn trong những năm cuối đời vì ông là người đồng tính.

NGƯỜI TRONG GƯƠNG là một câu chuyện lấy bối cảnh vào thời điểm Turing bị kết án điều trị bằng hormone. Người duy nhất vẫn yêu và chia sẻ cảm xúc của Turing là người phụ nữ mà anh đã cầu hôn trước đó, và bất chấp sự hủy bỏ, cả hai vẫn duy trì mối quan hệ của họ. Tháng 6, ‘người bạn thân của anh ấy’ (ban đầu là nhân vật thực tế của Turing, Joan Clarke, đồng nghiệp và là hôn thê trong quá khứ của Turing) viết những bức thư cho Alec (chính Turing) chứa đầy sự chia sẻ và quan tâm đặc biệt.

Là cuốn tiểu thuyết không viết theo lối hồi ký tự sự theo kiểu thông thường … “Đầy khao khát và táo bạo … NGƯỜI TRONG GƯƠNG mở ra cho bạn một sự mới lạ trong tiểu thuyết, đó là cuộc đối thoại giữa nghệ thuật và khoa học, trong đó đề cao sự kỳ diệu của ý thức con người …” (Theo The Times).

“NGƯỜI TRONG GƯƠNG sẽ bóp nghẹt tâm trí bạn ngay từ những trang đầu tác phẩm, phá vỡ trái tim của bạn giữa lưng chừng câu chuyện và cuối cùng, thật kỳ lạ, bất ngờ, lại có thể khôi phục niềm tin của bạn vào con người và khả năng phục hồi vô tận của họ …” (Đánh giá trên tờ The Guardian của Elif Shafak, chủ tịch Hội đồng giám khảo giải thưởng Wellcome Book).

Lần theo từng trang sách của NGƯỜI TRONG GƯƠNG, bạn hãy từ từ tận hưởng thế giới riêng tư đầy mộng mị ảo giác của Turing. Bế tắc, đơn độc, những tò mò, nghi ngờ, điều tra vây quanh … Để chống đỡ những xung động đó, Turing chỉ còn cách nương vào tác dụng phụ của thuốc biến đổi hormone, chìm vào thế giới riêng đầy ảo giác theo mong muốn của ý thức … Càng lúc rơi vào bế tắc và tận cùng của cô độc càng thôi thúc ý thức mạnh mẽ, mở ra những thế giới phi thường mà con người không tự lường trước được …

NGƯỜI TRONG GƯƠNG, nhan đề gốc là MURMUR, xuất bản lần đầu tiên năm 2018, là tác phẩm giành được nhiều đánh giá tích cực trong giới chuyên môn và các giải thưởng như:

  • Lọt vào danh sách rút gọn của giải Goldsmiths, 2018.
  • Giành giải Wellcome Book, 2019.
  • Giành giải Republic of Consciousness, 2019.
  • Lọt vào danh sách rút gọn của giải James Tait Black, 2019.
  • Lọt vào danh sách giải Rathbones Folio, 2019.

Khoa Học Khám Phá – Mật Mã – Từ Cổ Điển Đến Lượng Tử

Khoa Học Khám Phá – Mật Mã – Từ Cổ Điển Đến Lượng Tử

Sách phác hoạ sự tiến hoá của mật mã từ khi nó xuất hiện cho tới nay và đồng thời là những chứng minh về sự hợp thời của nó.

“Trong hàng ngàn năm, vua chúa cũng như các tướng lĩnh đều dựa vào mạng lưới thông tin liên lạc hiểu quả để cai trị đất nước và chỉ huy quân đội của mình. Đồng thời, tất cả họ đều ý thức được những hậu quả của việc để lọt thông tin của mình vào tay đối phương, để lộ những bí mật quý giá cho các nước thù địch cũng như hậu quả của sự phản bội cung cấp thông tin sống còn cho các lực lượng đối kháng. Chính nỗi lo sợ bị kẻ thù xem trộm đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của mật mã: đó là những kỹ thuật nhằm che giấu, ngụy trang thông tin, khiến cho chỉ những người cần được nhận mới có thề đọc được.

Mong muốn giữ bí mật đã khiến các quốc gia thiết lập những cơ quan mật mã, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho thông tin liên lạc bằng việc phát mình và sử dụng những mật mã tốt nhất có thể được. Trong khi đó, những người phá mã của đối phương cũng lại cố gắng để giải mã và đánh cắp những bí mật. Người giải mã là những nhà “giả kim thuật” về ngôn ngữ, một nhóm người bí ẩn chuyên tìm cách phỏng đoán những từ ngữ có nghĩa từ những ký hiệu vô nghĩa. Lịch sử của mật mã là câu chuyện về cuộc chiến kéo dài hàng thế kỷ giữa người lập mã và người giải mã, cuộc chạy đua vũ khí trí tuệ đã có tác động rất to lớn đến tiến trình của lịch sử.

Khi viết cuốn Mật mã này, tác giả có hai mục đích chính. Một là nhằm phác họa sự tiến hóa của mật mã. Từ tiến hóa dùng ở đây là hoàn toàn thích hợp vì sự phát triển của mật mã cũng có thể coi là một cuộc đấu tranh tiến hoá. Một mật mã luôn bị người phá mã tấn công. Khi người phá mã đã tìm ra một vũ khí mới để phát hiện điểm yếu của một mật mã thì mật mã đó không còn hữu dụng nữa. Khi đó hoặc nó sẽ bị xoá sổ hoặc nó sẽ được cải tiến thành một loại mật mã mới, mạnh hơn. Đến lượt mình, mật mã mới này chỉ phát triển mạnh mẽ cho tới khi người phá mã lại xác định được điểm yếu của nó, và cứ tiếp tục mãi như vậy. Điều này cũng tương tự như tình huống đối mặt với một giống vi khuẩn gây bệnh chẳng hạn. Vi khuẩn sống, phát triển mạnh và tồn tại cho đến khi bác sĩ tìm ra chất kháng sinh làm lộ ra những điểm yếu của vi khuẩn và tiêu diệt nó. Vi khuẩn buộc phải tiến hoá và lừa lại kháng sinh, và nếu thành công thì chúng sẽ lại phát triển mạnh mẽ và tái xác lập trở lại. Vi khuẩn liên tục bị buộc phải tiến hoá để sống sót trước sự tấn công dữ dội của các loại kháng sinh mới.

Cuộc chiến liên miên giữa người lập mã và người phá mã đã thúc đẩy hàng loạt những đột phá khoa học đáng kể. Người lập mật mã đã liên tục cố gắng xây dựng những loại mã mạnh hơn bao giờ hết để bảo vệ thông tin, trong khi những người phá mã cũng lại kiên trì tìm ra những phương pháp mạnh hơn nữa để phá vở chúng. Trong những cố gắng nhằm phá vỡ và bảo vệ thông tin bí mật, cả hai phía đã phải huy động nhiều lĩnh vực chuyên môn và công nghệ khác nhau, từ toán học cho tới ngôn ngữ học từ lý thuyết thông tin cho đến lý thuyết lượng tử. Đổi lại, những người lập mã và phá mã cũng đã làm giàu thêm cho những lĩnh vực này và thành quả của họ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển cộng nghệ, mà đáng kể nhất là trong lĩnh vực máy tính hiện đại…”

Về Alan Turing

Alan Turing là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh, được xem là một trong những nhà tiên phong của ngành khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo. Ông cũng là người anh hùng từng giải mã được máy Enigma của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. 

Phép thử Turing là một phương pháp để xác định liệu một cỗ máy có thể chứng minh nó có trí thông minh của con người hay không. Phép thử này được đặt theo tên của Alan Turing, người đã sáng lập ra nó vào những năm 1950. Phép thử Turing yêu cầu một người chơi thực hiện một cuộc hội thoại bằng ngôn ngữ tự nhiên với một con người và một máy tính, cả hai đều cố gắng chứng tỏ mình là con người. Nếu máy tính có thể khiến người chơi không biết ai là ai, máy tính đó đã vượt qua phép thử Turing. 

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button