10 sách hay về an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu của bạn

10 cuốn sách hay về an ninh mạng giúp người đọc hiểu được các khái niệm về thực hành cách bảo mật trên không gian mạng.

Bị Theo Dõi – Bí Mật An Ninh Mạng – Permanent Record

Bị Theo Dõi – Bí Mật An Ninh Mạng – Permanent Record

“Snowden đã thúc đẩy người đọc suy ngẫm nghiêm túc hơn về những gì lẽ ra người Mỹ nên thắc mắc. Dữ liệu về cuộc sống của chúng ta được thu thập và lưu trữ trong hồ sơ có nghĩa là gì, đó có phải là việc luôn sẵn sàng truy cập – không chỉ ngay bây giờ, bởi bất cứ sự quản trị nào diễn ra tại văn phòng vào lúc này, mà còn có khả năng kéo dài mãi mãi?”

_ The New York Times

“Thật cuốn hú Snowden đã thể hiện lối viết rõ ràng và hấp dẫn sở trường của mình trong việc giải thích hoạt động nội bộ của các hệ thống [CIA và NSA], cũng như mối đe dọa mà anh cho rằng họ đã tạo ra.”

_ The Washington Post

“Cuối cùng, Snowden cũng quyết định rằng lòng trung thành của bản thân không nằm ở các cơ quan anh đang làm việc, mà là ở công chúng mà các cơ quan này được thành lập để bảo vệ. Anh cảm thấy những công dân bình thường đang bị phản bội, và anh có nhiệm vụ phải giải thích việc đó diễn ra như thế nà Cuốn tự truyện của Snowden viết về những trải nghiệm khiến anh đưa ra quyết định quan trọng, cùng với các chi tiết anh dẫn ra về nền tảng gia đình của mình, đóng vai trò như một sự bảo vệ mạnh mẽ chống lại cáo buộc rằng anh là kẻ phản bội.”

_ The Guardian

Bị theo dõi (tựa gốc: Permanent Record) mô tả về thời thơ ấu của Snowden và thời gian anh làm việc tại CIA, NSA cũng như động cơ khiến anh tiết lộ hoạt động giám sát hàng loạt của các cơ quan này. Những tiết lộ của Snowden đã tạo nên cuộc tranh luận trên quy mô toàn cầu về hoạt động giám sát.

Cuốn tự truyện này được viết một cách dí dỏm, duyên dáng, đầy đam mê, hấp dẫn với nhiều bí mật được phanh phui. Đây là một cuốn tự truyện quan trọng trong thời đại kỹ thuật số của chúng ta và chắc hẳn sẽ khiến chúng ta lưu tâm hơn về quyền tự do cá nhân trong không gian mạng.

Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Luật An Ninh Mạng

Một Số Vấn Đề Cơ Bản Của Luật An Ninh Mạng

Tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng Việt Nam 2019 (Vietnam Security Summit 2019) diễn ra vào ngày 17 tháng 4 năm 2019, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đương nhiệm, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã phát biểu: “Cường quốc an ninh mạng thì cũng giống như cường quốc quân sự trong thế giới thực. Cùng một vạch xuất phát với tất cả các nước khác, có nguồn nhân lực an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với khát vọng dân tộc hùng cường và với một giấc mơ lớn, chúng ta có thể đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng, bảo vệ Việt Nam, bảo vệ hòa bình thế giới”.

Sớm đưa Việt Nam trở thành cường quốc an ninh mạng – đó không chỉ là ước mơ của cá nhân vị Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông mà của tất cả mọi người dân Việt Nam trong thời đại chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Để hiện thực hóa khát vọng lớn nêu trên, trước hết cần xây dựng và hoàn thiện thể chế về công nghệ thông tin, an ninh, an toàn thông tin và nói rộng ra là an ninh không gian mạng. Việc Nhà nước ta ban hành Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018 có thể được xem là bước đi quan trọng, là cơ sở pháp lý cho hoạt động của lực lượng chuyên trách cũng như toàn xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.

Luật An ninh mạng được cấu trúc thành 7 chương 43 điều quy định về chính sách, nguyên tắc, hiện pháp, lực lượng, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm an ninh mạng. Để đưa các quy định của Luật An ninh mạng vào thực tiễn cuộc sống, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người dân về tầm quan trọng, ý nghĩa và nội dung của luật này.

Với mong muốn góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên, các tác giả đã biên soạn cuốn sách “Một sô vấn đề cơ bản của Luật An ninh mạng” Đúng như tên gọi của sách, nội dung sách này chỉ dừng lại ở một số vấn đề cơ bản của đạo luật quan trọng này.

Cuốn sách gồm 7 chương trình bày lần lượt các vấn đề sau đây:

  • Chương 1. Khái quát chung về Luật An ninh mạng;
  • Chương 2. Không gian mạng, an ninh mạng, chính sách của Nhà nước về an ninh mạng;
  • Chương 3. Tấn công mạng, tội phạm mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng, tình huống nguy hiểm về an ninh mạng và sự cố an ninh mạng;
  • Chương 4. Bảo vệ an ninh mạng;
  • Chương 5. Phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
  • Chương 6. Phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về an ninh mạng;
  • Chương 7. Luật An ninh mạng và vấn đề quyền con người.

An Toàn Dữ Liệu – Mã Hóa Bảo Mật Thông Tin, An Ninh Cơ Sở Dữ Liệu Và An Ninh Mạng

An Toàn Dữ Liệu – Mã Hóa Bảo Mật Thông Tin, An Ninh Cơ Sở Dữ Liệu Và An Ninh Mạng

Khóa mật mã là dữ liệu được sử dụng để thực hiện thao tác mã hóa hoặc giải mã, chẳng hạn như số lượng vị trí cho một ca hoặc bảng xác định các cặp ký tự có liên quan để thay thế hoặc hoán vị. Bởi vì mật mã chưa phải là một ngành khoa học, nên có rất ít thông tin sách vở, tuy nhiên các hoạt động bí mật và phân tích mật mã trong lịch sử các cuộc xung đột chính trị, ngoại giao và quân sự lại rất thời thượng. Sự giàu có và mã hóa đã có một số hậu quả quan trọng, dẫn đến kết quả quyết định trong những trận chiến đó.

Bởi vì hoạt động mật mã từ lâu đã được coi là một bí mật, tài liệu kỹ thuật về mật mã đã được phát hành cho đến nay thường chỉ lưu giữ thông tin thực nghiệm, đôi khi có cảnh báo trước. Một số “phát minh” như cách tiếp cận Atbash sử dụng tiếng Do Thái cổ sẽ được thảo luận trong cuốn sách này, qua đó giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về bảo mật thông tin trong thời đại 4.0.

Chính Sách An Ninh Mạng Trong Quan Hệ Quốc Tế Hiện Nay Và Đối Sách Của Việt Nam

Chính Sách An Ninh Mạng Trong Quan Hệ Quốc Tế Hiện Nay Và Đối Sách Của Việt Nam

Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích tình hình an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay, chính sách an ninh mạng của các cường quốc, trung tâm lớn, các nước mạnh về không gian mạng, các nước sát sườn với lợi ích của Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị về chính sách an ninh mạng từ khía cạnh đối ngoại.

Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 3 chương:

  • Chương I: An ninh mạng và thực trạng
  • Chương II: Chính sách an ninh mạng và tình hình hợp tác về an ninh mạng của một số quốc gia trên thế giới
  • Chương III: Kiến nghị, đề xuất chính sách về an ninh mạng cho Việt Nam

An Ninh Mạng Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0

An Ninh Mạng Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến sự phát triển của công nghệ Internet tốc độ cao và công nghệ 5G, kết nối của mọi thiết bị di động, thiết bị IoT, máy tính bảng, smartphone cùng các dịch vụ OTT, M2M, Big Data, Cloud, người dùng thư điện tử, forum, mạng xã hội, lướt web, thương mại và thanh toán điện tử và ít quan tâm đến bảo mật.

Nội dung của cuốn sách gồm 4 chương:

  • Chương 1: Thực trạng an ninh mạng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
  • Chương 2: Nhận diện những hành vi xâm phạm an ninh mạng phổ biến
  • Chương 3: Phát hiện tấn công mạng và thu thập dấu vết tấn công
  • Chương 4: Phòng ngừa tấn công mạng, bảo vệ hệ thống mạng và thiết bị đầu cuối

Luật An Ninh Mạng

Luật An Ninh Mạng

Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật an ninh mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

Vũ Khí Hoàn Hảo – Chiến Tranh, Sự Phá Hoại Và Nỗi Sợ Trong Kỷ Nguyên Mạng

Vũ Khí Hoàn Hảo – Chiến Tranh, Sự Phá Hoại Và Nỗi Sợ Trong Kỷ Nguyên Mạng

Ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển hơn bao giờ hết, an ninh mạng đã trở thành một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ mạng máy tính của mình, bất kỳ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào cũng có thể bị tấn công mạng. Một khi đã xâm nhập được mạng máy tính, những tên tội phạm và khủng bố có thể chiếm đoạt dữ liệu của bạn, khiến hệ thống vận hành của tổ chức rối loạn, hay thậm chí làm tê liệt cơ sở hạ tầng của một đất nước.

Đây là một loại vũ khí hoàn hảo vì nó gần như vô hình và thủ phạm có thể dễ dàng phủ nhận trách nhiệm. Theo phóng viên chuyên về an ninh quốc gia của tờ New York Times, David E. Sanger, một số quốc gia đã tiến hành những chiến dịch tấn công mạng chống lại các nước khác với nhiều mục đích bao gồm: khiến xã hội của quốc gia địch thủ rối loạn, triệt hạ các cơ sở hạ tầng thiết yếu, đánh cắp sở hữu trí tuệ, phá hoại kho vũ khí của địch thủ, hoặc can thiệp vào tiến trình bầu cử. Sau khi phỏng vấn những tướng lĩnh, chính trị gia và lãnh đạo có liên qua trực tiếp đến các chiến dịch tấn công mạng, David Sanger đã tường thuật lại sống động và chi tiết cách các quốc gia triển khai loại vũ khí đáng sợ này.

Cuốn sách của ông về đề tài này, Vũ khí hoàn hảo: Chiến tranh, sự phá hoại và nỗi sợ trong kỷ nguyên mạng, được tạp chí Proceedings đánh giá là “hấp dẫn như một tiểu thuyết trinh thám, ngoại trừ việc mọi tình tiết trong sách đều là thật”. Thông qua tác phẩm, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc về vũ khí mạng cũng như cách nhân tố này thay đổi luật chơi trong kỷ nguyên công nghệ số ngày nay.

Gián Điệp Mạng – Cuộc Rượt Đuổi Ngoạn Mục Trong Mê Lộ Máy Tính

Gián Điệp Mạng – Cuộc Rượt Đuổi Ngoạn Mục Trong Mê Lộ Máy Tính

Cuốn sách là câu chuyện người thực việc thực (tác giả cũng là nhân vật chính) kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của một nhà khoa học chuyển tay ngang trở thành nhà quản lý hệ thống mạng máy tính ở Phòng Thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, Mỹ.

Từ một mức chênh lệch 75 xu trong hệ thống kế toán của phòng thí nghiệm, Cliff Stoll nghi ngờ có người đang sử dụng trái phép hệ thống của mình. Với quyết tâm tìm cho ra sự thật, Stoll bắt tay vào chuyến phiêu lưu một mình cùng gã hacker bí ẩn. Với những công cụ theo dõi thô sơ tự chế do không nhận được sự hỗ trợ của bất cứ ai – dẫu đã năm lần bảy lượt gõ cửa FBI, CIA và vô số các cơ quan an ninh, quân sự khác, Stoll đã rong ruổi theo gã hacker qua những mạng lưới quân sự nhạy cảm, các căn cứ quân sự, vệ tinh xuyên Đại Tây Dương, Nhật, và Đức. Cuối cùng, cũng bằng một chiến lược tự chế, anh đã bắt được một hacker quốc tế với động cơ là tiền, cocaine, và những âm mưu tình báo.

Câu chuyện ly kỳ đến phút chót này đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều chương trình truyền hình sau này ở Mỹ, và Stoll còn được nhận bằng khen của CIA, đồng thời trở thành một chuyên gia – có phần bất đắc dĩ – được nhiều người tìm kiếm để xin tư vấn về an ninh mạng.

Hacker Lược Sử

Hacker Lược Sử

Cuốn sách nói về những nhân vật, cỗ máy, sự kiện định hình cho văn hóa và đạo đức hacker từ những hacker đời đầu ở đại học MIT.

  • Câu chuyện hấp dẫn bắt đầu từ các phòng thí nghiệm nghiên cứu máy tính đầu tiên đến các máy tính gia đình.
  • Tập hợp tài liệu cập nhật từ các tin tặc nổi tiếng như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Richard Stallman…
  • Những sự thật về cuộc sống và con đường trở thành “tin tặc” của những con người đã thay đổi lịch sử phát triển của ngành Công nghệ.

Cuốn sách của Steven Levy ghi lại những chiến công của các tin tặc thời kỳ đầu trong cuộc cách mạng máy tính – những kẻ mê máy tính thông minh và lập dị từ cuối những năm 1950 đến đầu thập niên 1980, dám mạo hiểm, bẻ cong quy tắc và đẩy thế giới vào một hướng đi hoàn toàn mới.

Bóng Ma Trên Mạng – Cuộc Phiêu Lưu Của Hacker Bị Truy Nã Gắt Gao Nhất Thế Giới

Bóng Ma Trên Mạng – Cuộc Phiêu Lưu Của Hacker Bị Truy Nã Gắt Gao Nhất Thế Giới

Vào thời kỳ mà các thành viên của Anonymous – nhóm hacker đình đám nhất thế giới ngày nay – còn chưa xuất hiện, Kevin Mitnick đã trở thành nỗi kinh hoàng của không biết bao nhiêu điều tra viên FBI, các cơ quan chính phủ, các công ty cung cấp dịch vụ mạng và điện thoại. Với tài năng phi thường và niềm đam mê công nghệ khó ai sánh bằng, chỉ bằng các đòn tấn công bằng kỹ thuật xã hội (mạo danh, nghe lén, lục thùng rác,…), Mitnick đã thuyết phục được các nhân viên tại những công ty và cơ quan này giao nộp những thông tin cơ mật và vượt qua được nhiều lớp bảo mật để tiếp cận những dữ liệu mà ít người được biết. Có lẽ trên đời này sẽ chẳng có hacker nào dám cả gan nghe lén cả FBI, cơ quan điều tra sừng sỏ nhất thế giới, như Kevin Mitnick.

Cao trào của cuốn sách là khi Mitnick bắt đầu chuyến phiêu lưu chạy trốn khỏi FBI trong suốt ba năm. Ông đã tạo ra các danh tính giả, tìm việc tại nhiều thành phố mà vẫn kiểm soát được những kẻ đang truy đuổi mình. Dù phải lẩn trốn liên tục, rời xa gia đình và bạn bè nhưng Mitnick chưa khi nào từ bỏ niềm đam mê hacking của mình cho tới tận lúc bị bắt và phải chấp nhận kết cục lãnh án biệt giam, cách ly với mọi loại máy tính.

Giờ đây, khi đã hoàn lương và ngẩng cao đầu trên đường đời, tác giả của cuốn sách Bóng ma trên mạng lại trải lòng với đám “hậu sinh” về quá khứ oai hùng nhưng cũng không kém phần ấn tượng của mình, những gì ông rút ra trong thời gian bị xộ khám và cũng để đính chính những tin đồn sai lệch xoay quanh Huyền thoại về Kevin Mitnick.

Với cách viết hài hước, dí dỏm, nhưng không kém phần lôi cuốn, Bóng ma trên mạng có thể coi là một bộ phim hành động hoàn hảo, một góc nhìn chân thật về cuộc đời của một trong những tội phạm mạng cấp cao đầu tiên trên toàn cầu, người được mệnh danh là “hacker bị truy nã gắt gao nhất thế giới giới”.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button