4 sách hay về bắt ấn rất dễ hiểu và thú vị

4 cuốn sách hay về bắt ấn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của một người. nâng cao trình độ tâm linh của mọi người…

Trừ Tà Và Siêu Độ

Trừ Tà Và Siêu Độ

Thông thường người ta thường cho rằng Phật giáo và Đạo giáo đều cúng thờ thần linh, mà không biết rằng phật giáo coi trọng sự tự tu,..

14 thụ ấn của Bất động minh vương sẽ được dạy trong cuốn sách này, mỗi ấn có một tâm pháp thể hiện đức hạnh lớn nhất của bất động minh vương. Học đại ấn có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của một người. nâng cao trình độ tâm linh của mọi người…

Các Vị Chân Sư Đại Thủ Ấn

Các Vị Chân Sư Đại Thủ Ấn

Mahamudra là một thuật ngữ để chỉ pháp tu tối thượng của Mật tôn nhằm đạt tới đạo quả vô thượng, tức Phật tính; tự thân pháp môn này là cứu cánh rốt ráo. Theo nghĩa của từ nguyên, Maha là to lớn, Mudra là dấu ấn. Như vậy, Mahamudra tức Đại Thủ Ấn. Đại Thủ Ấn vừa là phương tiện thiện xảo, vừa là cứu cánh rốt ráo.

Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12. Những thiền sư này đã hình thành và sáng tạo những phương cách thiền định đặc thù để tự tu tập và giác ngộ. Về sau, các môn đồ của họ cũng đã thành công khi áp dụng những phương cách thiền định này. Các bậc thiền sư Đại thủ ấn khi ngộ được chân tính thì được gọi là Đại thành tựu giả

Tác phẩm này được rút tỉa từ kinh văn Tây Tạng, gọi là Truyền thuyết về tám mươi tư vị thánh tăng được đánh giá rất cao vì tính sử liệu và cụ thể của phương pháp tu tập mà những đạt thiền sư này đã áp dụng và thành tựu.

Trước hết, về mặt lịch sử có một số mẫu chuyện kể về các thiền sư kiệt xuất và có thật trong lịch sử Phật giáo như các ngài Nagarjuna, Sahara, Luipa, Virupa… với pháp lực, thần thông và trí tuệ xuất chúng của các ngài. Những mẫu chuyện thú vị có tính cách giải trí này là một kiểu sách giáo khoa của các dòng tu mật tông Ấn Độ, được bậc thầy truyền lại cho các môn đồ từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.

Thứ hai, thông qua những truyền thuyết về các đạo sư này, chúng ta có thể lãnh hội các mẫu chuyện đó như những phúng dụ mà trong đó các giai thoại có những nét tương đồng và tính ẩn dụ dùng làm phương tiện khai tâm cho môn đồ thuộc các dòng tu mật. Một số truyền thuyết được thu gọn lại chỉ bao gồm các chi tiết về tiểu sử và các pháp thiền định.

Thứ ba, bởi vì các truyền thuyết này được viết lại sau cái chết của vị đạo sư cuối cùng trong số 84 vị nên có những sai sót về lỗi chính tả trong các bản sao lục và ở các di bản khắc gỗ. Dù vậy, chúng ta vẫn có một lịch sử tương đối trọn vẹn về tám mươi tư vị thánh tăng kiệt xuất này.

Thật vậy, chúng ta có tám mươi tư truyền thuyết đáng tin cậy, tám mươi tư khuôn mẫu phương cách thiền định, tám mươi tư nhân cách mà một số mang tính lịch sử và một số mang tính tiêu bản, sống ở Ấn Độ trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.

Tủ Sách Bách Khoa Phật Giáo – Toàn Tập Giải Thích Các Thủ Ấn Phật Giáo

Tủ Sách Bách Khoa Phật Giáo – Toàn Tập Giải Thích Các Thủ Ấn Phật Giáo

Trong nghệ thuật tạo tượng của đức Phật và Bồ Tát, ngoại trừ tượng toàn thân ra, hấp dẫn nhất chắc chắn là những thế “bắt ấn” bằng bàn tay với nhiều kiểu dạng biến hóa. Những thế “bắt ấn” tay (gọi tắt là “thủ ấn”) có mối liên hệ sâu sắc giữa hình dạng bên ngoại với tâm niệm nội tại của Phật, Bồ tát. Từ đó cấu tạo nên tư thế hoàn chỉnh của tượng Phật.

Các tượng Phật mang hàm ý khách nhau nên đương nhiên xuất hiện nhiều thế “bắt ấn” khác nhau. Vì vậy “ấn tay” (thủ ấn” là một loại biểu lộ trạng thái và ngôn ngữ khác của Phật, Bồ Tát.

Thủ ấn “tên chữ Phạn là mudrã, tên chữ Tây Tạng là Phyag-rgya) hay còn có những tên gọi khác như Ấn thế ngày nay thường dùng để chỉ các tư thế kết lại giữa các ngón tay của hai tay khi tu luyện Mật giáo. Trong Mật giáo, “thủ ấn” để chỉ các bậc khi tu luyện Mật giáo. Trong Mật giáo, “thủ ấn” để chỉ các bậc chư tôn Mạn Đà La và để biểu thị tam muội nội chứng tự thân của các vị ấy, hoặc để ấn chứng bản thệ của chư vị, tương ứng thâm nhập vào Tam muội chư tôn là thân, Ý và Ngữ. Nhân đó, chư vị dùng các ngón tay kết thành “Mật ấn”. Trong Tam mật, thủ ấn thuộc về Thân mật.

Trong kinh điển Mật giáo, chư tôn ở các tập hội Mạn Đà La khác nhau, nhân duyên giáo pháp khác nhau, cùng kết thành các loại “Thủ ấn” để giáo hóa chúng sinh. Tổng quát nguyên lý của Thủ ấn được gọi là “Ấn mẫu”. Trong quyển thứ 13 “Đại Nhật kinh sớ”, từng giải thích về tính tổng quát về các “Ấn mẫu” này, bao quát 12 loại “hợp chưởng” (chắp tay) và 4 loại “quyền” (nắm tay)

Trong phương pháp tu Mật giáo, kẻ phàm phu do “ba nghiệp” Thân, Ngữ, ý hợp thành, còn Thân, Ý, Ngữ của chư tôn đã vào cõi “Tam Mật”. Kẻ phàm phu tuy chưa dứt hết phiền não nhưng nếu có thể nắm giữ giới trì được “Thủ ấn” (hay “Mật ấn”) của chư tôn, gắng tụng niệm những câu chú của chư tôn, quán tưởng chư tôn rất có thể sẽ nhận được gia trì tam mật của chư tôn để tương ứng với chư tôn.

Cuốn sách nhỏ này giới thiệu một cách hệ thống các Thủ ấn quan trọng của chư tôn và các Thủ ấn áp dụng tu hành Phật pháp.

Đại Thủ Ấn – Tức Thân Thành Phật

Đại Thủ Ấn – Tức Thân Thành Phật

Trong Tạng truyền Phật giáo có truyền thừa một số pháp môn tu tâm thần bí, có một loại tâm pháp không thể không đề cập đến là pháp môn tu tâm tối thượng của Mật tông Tây Tạng, có tập trung tinh hoa của tất cả các giáo pháp, chính là Đại thủ ấn.

Đại thủ ấn đại biểu cho tất cả các hiện tượng, tất cả các trạng thái và vận động của vũ trụ, cho đến tất thảy sự hóa hiện vô cùng vô tận. Nó có thể giúp cho các hành giả hiểu được và tu tập nội tâm, khiến cho nội tâm không còn nghi hoặc.

Đại thủ ấn bắt nguồn từ Phật Đà Kim Cương Tổng Trì là giáo thụ thần bí thù thắng nhất, rồi được truyền thụ cho bậc đại thành tựu của Ấn Độ Đế Lạc Ba, thông qua sự phát triển và hiệu chỉnh của Đế Lạc Ba, sau đó tổ sư khai sơn phái Cát Cử của Trạng truyền Phật giáo Mã Nhĩ Ba, từ đó khiến cho giáo pháp Đại thủ ấn trở thành Đại thủ ấn Hiển Mật – tinh túy trong giáo nghĩa của phái Cát Cử.

Mục đích tu luyện Đại thủ ấn là kiến lập mối quan hệ giữa ý thức cá thể con người và ý thức vũ trụ, tứ ý thức cá thể phát triển rộng thành ý thức vũ trụ, cuối cùng hai cái dung nhập làm nhất thể. Chỉ có nhận thức rõ tự tính viên minh, nhận thức được bản lai diện mục của mình, tức minh tâm kiến tính, khi chứng ngộ được như vậy cũng chính là lúc chứng ngộ được phép Đại thủ ấn. Bằng nhận thức này để thông đạt ý thức vũ trụ, chính là chứng đắc được Bồ đề vô thượng.

Tạng truyền Phật giáo hình thành cách đây 1300 năm. Cho đến nay, Phật giáo Tây Tạng đặc biệt là Mật tông Tây Tạng đều dùng những giáo nghĩa uyên thâm, phương thức tu hành đặc sắc, đem đến cho mọi người cảm giác cao siêu thần bí, mà Đường Ca là hòn ngọc của văn hóa cao nguyên Tây Tạng, đề tài của trang thêu Đường Ca bao gồm nhiều phương diện tôn giáo, lịch sử, dân tộc, tư tưởng quan niệm, được xem là bách khoa toàn thư của Tây Tạng. Trong những bức tranh thêu Đường Ca đầy màu sắc có phản ánh pháp tu Tạng Mật hay không? Cuốn sách Đại Thủ Ấn – Tức Thân Thành Phật đã sử dụng nhiều tư liệu tranh thêu Đường Ca, đề cập lịch sử truyền thừa của Đại thủ ấn, sự phát triển cảu phái Cát Cử, các tổ sư truyền thừa Đại thủ ấn, cho đến những bậc đại thành tựu thông qua Đại thủ ấn đạt được sự chứng ngộ, bốn phương diện của phép tu Đại thủ ấn, sáu pháp thành tựu Nông qua những bức tranh thêu Đường ca tinh xảo, quý giá, phần nào giúp bạn hiểu được tâm pháp của Mật tông.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button