10 sách hay về binh pháp và chiến thuật quân sự

10 cuốn sách hay về binh pháp sẽ giúp người đọc hiểu được chiến lược chiến tranh và chiến thuật quân sự.

Tôn Tử Binh Pháp

Tôn Tử Binh Pháp

Được xưng tụng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại, binh thư kinh điển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Tôn Tử binh pháp là một cuốn cổ thư “kỳ quái”, “để trong vườn sẽ tỏa mùi thơm của hoa quý, ném xuống đất sẽ vang tiếng kêu của bạc vàng”. Nó không chỉ được các vua chúa từ đông sang tây xem như sách gối đầu giường, bí kíp quân sự không thể thiếu, mà còn được nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực như triết học, kinh doanh, tâm lý học, ngôn ngữ học, thể dục thể thao… ứng dụng để nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Tôn Tử binh pháp với văn từ gọn ghẽ, nghĩa lý sâu xa, âm điệu bay bổng, nhờ đó sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của “thánh điển binh học” này vô cùng rộng lớn, được dịch ra trên 100 thứ tiếng và xuất bản hầu khắp trên toàn thế giới.

“Biết người biết mình, trăm trận không nguy

Không biết người chỉ biết mình, một được một thua

Không biết người không biết mình, hễ đánh là nguy .”

– Thiên Mưu công, Tôn Tử binh pháp

Binh Thư Yếu Lược

Binh Thư Yếu Lược

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn có soạn một bộ sách quân sự là Binh gia diệu lý yếu lược để giáo dục các tướng sĩ phép dùng binh. Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) cho biết Trần Quốc Tuấn đã soạn sách Binh gia yếu lược và sách Vạn kiếp binh thưé.

Nhiều người cho rằng Binh gia diệu lý yếu lược hay Binh gia yếu lược chỉ là một, cũng như Vạn kiếp tôn bí truyền thư hay Vạn kiếp binh thư chỉ là một. Nhiều người lại cho rằng Binh gia yếu lược và Binh thư yếu lược cũng chỉ là một.

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cho biết Binh gia yếu lược và Vạn kiếp binh thư đã thất lạc từ lâu.

Ở Thư viện Khoa học xã hội hiện nay có một bộ sách chữ Hán chép tay mang ký hiệu 476 đề là Binh thư yếu lược. Trang đầu bộ sách này ghi rõ rằng: Binh thư yếu lược bốn quyền do Trần Hưng Đạo Vương soạn, vương húy là Quốc Tuấn..

Binh Pháp Tôn Tử Trong Kinh Doanh

Binh Pháp Tôn Tử Trong Kinh Doanh

Các doanh nghiệp nhỏ thường bị đè bẹp trong thị trường cạnh tranh do quy mô và nguồn lực hạn chế của họ. Tuy nhiên, bây giờ là thời điểm để các chủ sở hữu công ty nhỏ học cách tập trung vào những vấn đề quan trọng, đáp ứng những nhu cầu chưa được đáp ứng và giành chiến thắng.

Vì vậy, làm thế nào bạn có thể điều chỉnh các chiến lược trong Chiến lược của mình để chiến đấu với các đối thủ cạnh tranh trong khi vẫn lặng lẽ phát triển công ty nhỏ của mình và xây dựng nó thành một đế chế lớn?

Binh pháp Tôn Tử trong Kinh doanh là một bản tóm tắt các chiến thuật dành cho các đội quân nhỏ có thể được sử dụng để vượt qua các đối thủ lớn hơn. Chiến thuật dạy bạn cách phát hiện và chộp lấy cơ hội, cũng như cách tạo ra những tình huống thuận lợi để giành chiến thắng. Nó có thể giúp bạn tận dụng tối đa mọi cơ hội.

Thập Nhị Binh Thư

Thập Nhị Binh Thư

Lịch sử của nhân loại là lịch sử của những cuộc chiến tranh. Dù là một nước lớn như Trung Hoa hay một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam cũng không ngoài quy luật đó. Một điều đặc biệt giữa hai đất nước là những cuộc chiến tranh tưởng như không bao giờ dứt và binh pháp được đúc kết từ những cuốc chiến đó và được nâng tầm thành nghệ thuật chiến tranh.

Trong cuộc chiến ai nắm được và áp dụng hợp lý nghệ thuật chiến tranh sẽ giành được phần thắng. Ta có thể tìm thấy những bí ẩn của phép dụng binh của người xưa. Từ sách triệt lương phá đường đến đoạt thành chiếm đất. Từ cách trị quân đến cách cử tướng. Từ nhứng mưu chước đánh vào lòng tướng địch đến những mưu chước làm tan nhuệ khí kẻ địch. Kể cả những “bí pháp” ngắm xem tượng trời, xem điềm lành, điềm dữ vốn là nỗi băn khoăn của bao nhiêu người làm tướng,,,

Bộ “Thập nhị binh thư” gồm 9 bộ binh pháp của Trung Hoa và 3 bộ binh pháp của Việt Nam gồm Lục thao, Tam lược của Thái Công Khương Tử Nha, Tư Mã binh pháp của Tư Mã Điền Nhương Tư, Tôn Tử binh pháp của Tôn Vũ Tử, Ngô Tử binh pháp của Ngô Khởi, Uất Liễu tử của Uất Liễu, Tố thư của Hoàng Thạch Công, Binh pháp Khổng Minh của Vũ Hầu Gia Cát Lượng, Đường Thái Tông – Lý Vệ Công vấn đối của Vệ Công Lý Tĩnh, Binh thư yếu kược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Binh thư yếu lược (tu chỉnh) và Hổ trướng khu cơ của Lộc Khê Hầ Đào Duy Từ.

Ngũ Luân Thư

Ngũ Luân Thư

Miyamoto Musashi (1584 – 1645) được xưng tụng là Thánh Kiếm của Nhật Bản thời tiền Mạc Phủ Tokugawa, sáng lập ra môn phái Niten Ichi Ryu (Nhị thiên Nhất lưu). Sau khi sống sót qua trận tử địa Sekigahara giữa Đông Quân và Tây Quân, Miyamoto Musashi đã lang bạt khắp nơi, tự rèn luyện mình để trở thành một kiếm sĩ nổi danh và thành công nhất Nhật Bản với chiến tích chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào.

Trong những năm tháng cuối đời, Musashi đã viết binh pháp thư Ngũ Luân Thư, nhằm đúc kết những quan sát, kinh nghiệm trong quá trình chiến đấu của mình và bàn luận về cái Đạo của người kiếm sĩ.

Ngũ Luân Thư bao gồm “Địa quyển”,” Hỏa quyển”, “Thủy Quyển”, “Phong quyển” và “Không quyển”, chủ yếu bàn về võ nghệ, kiếm pháp, cái Đạo của người học kiếm và là cẩm nang dành cho người muốn học binh pháp…nhưng ngày nay nó lại được nghiền ngẫm khắp nơi, từ giảng đường Harvard cho đến các doanh nhân và các chiến lược gia. Thời thời đại ngày nay, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Ngũ Luân Thư khi nó là kim chỉ nam cho người đọc, giúp họ chiến thắng mục tiêu và đạt được thành công trong sự nghiệp nói chung, và là lời đáp trả của người Nhật cho MBA của Harvard nói riêng. Tạp chí Time đã ca ngợi quyển sách này rất ngắn gọn: “Ở Phố Wall, khi Musashi cất tiếng, tất cả phải lắng nghe”.

Tôn Tử Binh Pháp – Tinh Tuyển Nghệ Thuật Thương Trường

Tôn Tử Binh Pháp – Tinh Tuyển Nghệ Thuật Thương Trường

“Thương trường như chiến trường” là câu nói phản ánh đúng bản chất của thị trường kinh doanh hiện nay. Các nhà lãnh đạo hàng đầu được coi là các vị tướng thống trị, dẫn đường chỉ lối doanh nghiệp, quyết định không nhỏ tới sự thành bại của doanh nghiệp. Đặc biệt, kỹ năng lãnh đạo là yếu tố không thể thiếu để đưa các nhà lãnh đạo tới thành công trên thương trường, đánh bại các đối thủ khác. Các nhà lãnh đạo phải luôn trau dồi kỹ năng lãnh đạo thì mới đổi mới doanh nghiệp giữ vững thành công của doanh nghiệp. Một trong những cuốn sách mà các nhà lãnh đạo quan tâm đó là: “Tôn Tử binh pháp tinh tuyển nghệ thuật thương trường”.

Cuốn sách nêu rõ và phân tích cụ thể những quan điểm trong Binh Pháp Tôn Tử, nhìn nhận kỹ năng lãnh đạo theo hướng lý giải của Binh pháp Tôn Tử như là kim chỉ nam để các nhà lãnh đạo học hỏi, ứng dụng và hiểu nó như thế nào trong nghệ thuật kinh doanh cũng như đưa ra các bài học thành công từ những nhà lãnh đạo, các tập đoàn, các công ty lớn từ khi nhìn nhận và áp dụng Binh Pháp vào thương trường.

Binh Pháp Tôn Tử – Tuyệt Tác Binh Thư Hàng Đầu Thế Giới Dưới Cách Nhìn Hiện Đại

Binh Pháp Tôn Tử – Tuyệt Tác Binh Thư Hàng Đầu Thế Giới Dưới Cách Nhìn Hiện Đại

Binh pháp Tôn Tử” ra đời vào cuối thời Xuân Thu, không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử loài người. Bởi vậy, “Binh pháp Tôn Tử” được tôn xưng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại. Mặt khác, tuy là một bộ binh thư, nhưng tầm ảnh hưởng của “Binh pháp Tôn Tử” lại không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, mà còn có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như kinh tế học, thể dục thể thao, khoa học…

Nhằm loại bỏ những trở ngại trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, cuốn sách đã kết hợp ngôn ngữ trình bày với hình vẽ minh họa, để tạo nên một phương thức diễn đạt trực quan, sống động, góp phần đưa tác phẩm đến với số đông độc giả hiện đại. Với kết cấu đơn giản, sáng sủa, đề mục rõ ràng, giúp các bạn dễ dàng tiếp cận được với kho tàng mưu lược uyên thâm này.

Đặc điểm của cuốn sách này:

  • Đem đến cho độc giả cái nhìn toàn diện và chi tiết về giai đoạn Xuân Thu chiến quốc – cái nôi của “Binh pháp Tôn Tử”.
  • Phân tích, mổ xẻ, trình bày hệ thống tất cả các quan điểm, tư tưởng quân sự của tác phẩm.
  • Hành trình của tác phẩm từ chiến tranh cổ đại đến thương trường hiện đại.

Thần Toán Binh Pháp

Thần Toán Binh Pháp

Con người không chỉ sống bằng hiện tại mà luôn vươn tới tương lai, khát vọng làm chủ được tương lai của chính mình. Bởi vậy, trong lịch sử phát triển của nhân loại, khoa học dự trắc ra đời từ rất sớm. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Khoa học dự trắc học cổ phương Đông mang giá trị thực tiễn, giá trị văn hoá và triết học sâu sắc. Từ xưa tới nay, khoa học dự trắc học phương Đông luôn là đề tài được các thế hệ quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu…

Cuốn sách bàn luận xoay quanh chủ đề đạo làm tướng, lần lượt bàn luận về 50 vấn đề như : Binh quyền, Trục ác, Tri nhân tính, tướng tài, tướng phẩm, tướng tệ, tướng chí, tướng kiện,… Toàn bộ cuốn sách đều nhất bàn luận đến những sự việc vừa nêu, lời lẽ đơn giản chất phác nhưng ý tứ sâu xa, thâm thúy, khiến người đọc phải tĩnh tâm suy nghĩ.

Hàn Phi Tử Mưu Lược Tung Hoành

Hàn Phi Tử Mưu Lược Tung Hoành

Hàn Phi (280 – 233 TCN) là công tử nước Hàn, là con vua nhưng không phải là người thừa kế ngai vàng. Hoàn cảnh đó giúp ông thấu hiểu các mối quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước. Thầy học của Hàn Phi là Tuân Tử – học giả lớn và nổi tiếng nhất thời bấy giờ.

Hàn Phi đã tổng hợp tư tưởng của các pháp gia trước ông, các nhà nghị luận thời Chiến Quốc để viết bộ sách “Hàn Phi Tử” chính thức khai sinh học thuyết pháp trị của phương Đông, đồng thời đưa ra lời giải cho bài toán lịch sử hóc búa thuộc giai đoạn rối loạn nhất của đất nước Trung Quốc. Hàn Phi đã kết hợp các yếu tố “thuật”, “thế” và “pháp” của Thân Bất Hại, Thân Đáo, Lý Khắc, Thương Ưởng, hoàn thiện tư tưởng pháp trị của các bậc tiền bối đã khai sinh ra nó là Quản Trọng và Tử Sản để xây dựng thành học thuyết chính trị độc lập.

Sách Hàn Phi Tử mưu lược tung hoành mong muốn phản ánh hoàn chỉnh hệ thống học thuật “Pháp – Thuật – Thế” trong Hàn Phi Tử, được minh họa bằng những câu chuyện mưu trí thông tuệ dễ hiểu nhằm thích ứng với nhiều tầng lớp độc giả.

Binh Pháp Tôn Tử Dành Cho Phái Đẹp

Binh Pháp Tôn Tử Dành Cho Phái Đẹp

Binh pháp tôn tử dành cho phái đẹp không phải là một quyển sách được viết ra nhằm khích lệ người đọc. (Nhưng tôi chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt sau khi đọc nó.) Đây không phải là loại sách thúc đẩy tính phấn đấu. (Nhưng tôi hứa một khi đã đọc xong, bạn sẽ được thúc đẩy để đạt được điều bạn muốn.) Mục đích cuối cùng của quyển sách là cung cấp cho phụ nữ những chiến thuật mà tất cả chúng ta đều cần đến để vượt qua những trở ngại trên con đường giành lấy những gì mình mong muốn.

Bằng cách nắm vững những chiến thuật của Tôn Tử, bạn sẽ nhìn thấy được những gì mà người khác không thấy, và nghe được những thông điệp thầm lặng mà họ không thể nghe.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button