12 sách hay về cái tôi và nhiều khía cạnh của nó

12 cuốn sách hay về cái tôi giải thích ý nghĩa, sự phát triển và những phương pháp vượt qua cái tôi chính mình.

Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi

Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi

Sự khác biệt giữa tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội (hay tâm lý đám đông) thoạt nhìn có vẻ đáng kể, nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn, tính tương phản sẽ nhỏ hơn đáng kể.

Mặc dù tâm lý học cá nhân dựa trên sự quan sát của từng cá nhân, nhưng nó điều tra những con đường mà các cá nhân thực hiện để nhận ra mong muốn của họ; tuy nhiên, chỉ trong những trường hợp hiếm hoi, trong những điều kiện đặc biệt ngoại lệ, sự tương tác của cá nhân với những người khác mới có thể bị bỏ qua.

Trong tâm trí của con người, một cá nhân khác luôn là thần tượng hoặc đối tượng, người ủng hộ hoặc kẻ phản đối, và do đó tâm lý cá nhân luôn là tâm lý. Đây là lý luận xã hội thông thường, nhưng nó thực sự đúng..

Cái Tôi Và Cái Nó

Cái Tôi Và Cái Nó

Cái Tôi Và Cái Nó là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 – đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”. Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức – được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) – không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn.

Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”. Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau..

Vượt Qua Cái Tôi: Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học

Vượt Qua Cái Tôi: Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học

Cuộc đối thoại giữa khoa học Tây phương và Phật giáo nổi bật lên trên những tranh luận thường là khó khăn giữa khoa học và tôn giáo. Có một thực tế rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa mà thường được hiểu ở phương Tây. Nó không dựa trên quan điểm về một đấng sáng tạo và vì thế, nó không đòi hỏi phải có đức tin. Phật giáo có thể được miêu tả là một môn “khoa học của tâm trí” và là một con đường biến đổi từ hỗn loạn đến sáng suốt, từ đau khổ đến tự do. Nó có điểm chung với các bộ môn khoa học là khả năng khảo sát tâm trí theo kinh nghiệm. Đây là điều khiến cho một nhà sư Phật giáo và một nhà thần kinh học có thể đối thoại được với nhau và đạt được thành quả: giải đáp một loạt những câu hỏi trải rộng từ vật lý học lượng tử cho đến những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.

Hai bên đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm. Cho đến gần đây, hầu hết các triết lý Tây phương vẫn được xây dựng xoay quanh sự tách biệt giữa tâm trí và vật chất. Những học thuyết khoa học ngày nay cố gắng lý giải cách thức hoạt động của bộ não có dấu ấn rõ ràng của chủ nghĩa nhị nguyên này. Trong khi đó, đạo Phật ngay từ đầu đã đề xuất một cách tiếp cận thực tại không phân biệt. Các ngành khoa học nhận thức nhìn nhận ý thức như một thứ được khắc lên cơ thể, xã hội và văn hóa.

Cái Tôi Chân Thực

Cái Tôi Chân Thực

Trong những tác phẩm này, Mari Perron thuật lại tiến trình thành khẩn và sâu xa tìm kiếm bản ngã chân thực – đó là tất cả những gì mà chúng ta cho là thiêng liêng. Bà cũng xác quyết rằng, chúng ta không thể có một đời sống tinh thần đúng nghĩa cho đến khi nào chúng ta thể nhập với tục ngã, không phải là từng mảnh rời mà như một toàn thể.

Cuốn sách “Cái tôi chân thực” của bà cũng đã giúp nhiều người bước vào tiến trình tự khai sáng và cảm nhận hạnh phúc nội tâm.

Cái Tôi Được Yêu Thương

Cái Tôi Được Yêu Thương

Bạn có một cái Tôi, nhưng không hiểu vì sao mình có cái Tôi này, không biết ứng xử với nó ra sao.

Chúng ta đều là những kẻ tự si mê bản thân. Cùng lúc gần như không biết cách yêu bản thân thế nào. Càng yêu, càng không thể hiểu chính mình.

Thế giới bên ngoài chỉ là một hình ảnh phản chiếu đời sống bên trong của chúng ta, chúng ta chỉ nhận thức được những gì mà cái Tôi trong ta chạm tới.

Ta khó chịu với một kẻ biếm nhạo những tính cách xấu của mình và cho rằng kẻ đó không biết cảm thông. Ta ghét tất cả những kẻ sao chép một phần khó chịu trong tâm hồn mình.

Chúng ta cứ mãi lang thang trong cuộc đời với muôn vàn mảnh trái tim tan vỡ, từ nỗi tự si này đến lòng yêu ghét kia, từ chứng hoang tưởng tự đại này đến sự nhút nhát tự ti kia.

Dù say mê bản thân đến vậy, nhưng luôn cảm thấy mình bất toàn, hoài nghi, phản kháng, ganh tị, bất mãn, thường xuyên không hiểu ý nghĩa đời mình, cũng chẳng biết nên đi về đâu..

Bản Ngã – Thấu Hiểu Và Tan Biết – Hành Trình Khám Phá Bản Thân, Thành Đạt Và Hạnh Phúc

Bản Ngã – Thấu Hiểu Và Tan Biết – Hành Trình Khám Phá Bản Thân, Thành Đạt Và Hạnh Phúc

Tôi là ai? Câu hỏi lớn nhất của triết học cũng là băn khoăn lớn nhất của mỗi người trên hành trình khám phá bản thân và ý nghĩa cuộc sống. Tiến sĩ David R. Hawkins so sánh “thế giới của bản ngã giống như một ngôi nhà làm bằng kính, nơi bản ngã lang thang một cách vô định và mơ hồ, đuổi theo những hình ảnh phản chiếu qua các tấm gương”. Thế giới trong suốt ấy giam cầm và trói buộc tâm hồn chúng ta như một mê cung không lối thoát.

“Bản Ngã – Thấu hiểu và tan biến” là hành trình đi tìm cái tôi chân thực, phá vỡ mọi ảo ảnh và ngụy biện sai lệch để ánh sáng thực tại và hạnh phúc chiếu rọi, như “Mặt trời luôn chiếu sáng, chỉ cần chúng ta loại bỏ những đám mây”.

Cuốn sách tập hợp những thông điệp truyền cảm hướng từ các tác phẩm nổi tiếng của Tiến sĩ David R. Hawkins, từ đó người đọc được nhắc nhở về bản chất ảo tưởng của cái tôi cá nhân (đó là nỗ lực xác định bản ngã/tâm trí) và những con đường trực tiếp để vượt thoát những cạm bẫy của bản ngã / tâm trí.

Suối Nguồn

Suối Nguồn

Suối Nguồn có hơn 6,5 triệu bản đã được bán trên khắp thế giới và tác phẩm đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt.

Nhân vật chính của tác phẩm, Howard Roark, là một kiến trúc sư trẻ theo chủ nghĩa cá nhân, quyết chọn cho mình con đường tranh đấu dù đầy chông gai hơn là phải đem đam mê và quan điểm của mình ra để thỏa hiệp.

Tác phẩm theo dấu hành trình của anh trên con đường hoạt động kiến trúc theo trường phái hiện đại, trường phái mà anh cho là ưu việt hơn so với lối kiến trúc truyền thống mà hầu hết tất cả mọi người tôn thờ.

Bằng cách xây dựng những mối quan hệ với những nhân vật khác chung quanh Howard Roark, Ayn Rand lột tả nhiều hình mẫu nhân cách con người, tất cả đều khác với hình mẫu lý tưởng mà bà đặt vào Howard Roark. Bà miêu tả đám người kia là “second-handers” (“những người sống thứ sinh” – bản dịch Nhà xuất bản Trẻ) là những kẻ sống phụ thuộc, tồn tại nhờ vào người khác. Những mối quan hệ phức tạp giữa Howard Roark và những nhân vật khác, có người giúp, có người cản trở, thậm chí cả hai, làm cho tác phẩm rất giàu kịch tính và đậm tính triết lý.

Tâm Thức, Bản Ngã Và Xã Hội

Tâm Thức, Bản Ngã Và Xã Hội

Đây là một cuốn sách dựa trên những bài giảng của nhà xã hội học người Mỹ George Herbert Mead, được các sinh viên của ông xuất bản sau năm 1934. Cuốn sách đặt cơ sở nền tảng cho Lý thuyết tương tác biểu tượng (Theory of symbolic interactionism).

George H. Mead đã phác thảo một phân tâm học thông qua hành vi và sự tương tác của cá nhân với một thực tại. Hành vi chủ yếu được phát triển thông qua trải nghiệm xã hội học và sự gặp gỡ. Những trải nghiệm này giúp các hành vi cá nhân tạo nên các tác nhân xã hội để từ đó tạo thành các mối tương giao xã hội.

Tương giao xã hội được mô tả như là sự hiểu biết về cử chỉ của một cá nhân khác. Mead giải thích rằng tương giao (communication) là một hành vi xã hội vì nó đòi hỏi hai hoặc nhiều người tương tác với nhau..

Vượt Qua Bản Ngã – Chiến Thắng Kẻ Thù Lớn Nhất Của Bạn

Vượt Qua Bản Ngã – Chiến Thắng Kẻ Thù Lớn Nhất Của Bạn

Đây là cuốn sách nói về kẻ thù lớn nhất cản trở chúng ta trên bước đường sự nghiệp: bản ngã.

  • Khi bắt đầu khởi nghiệp, nó cản trở việc học tập và trau dồi của chúng ta.
  • Khi đã đạt được thành công bước đầu, nó khiến chúng ta trở nên mù quáng trước những sai lầm của bản thân.
  • Khi chúng tơ thất bại, nó phóng đại nỗi đau và khiến chúng ta không thể gượng dậy nổi. Trên mỗi bước đường chúng ta đi, bản ngã luôn là kẻ thù.

Bằng hàng loạt câu chuyện có thật, trải dài trên đủ các lĩnh vực từ quân sự, thể thao đến kinh doanh, cuốn sách đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về sự nguy hiểm của bản ngã và việc làm sao để đánh bại nó. Sau khi đọc xong, bạn có thể, như lời tác giả nói: “Bớt đầu tư vào việc tự kể những câu chuyện về sự đặc biệt của bản thân, và nhờ đó sẽ được giải phóng để hoàn thành mục tiêu làm thay đổi thế giới mà bạn đã vạch ra.”

Thức Tỉnh Mục Đích Sống

Thức Tỉnh Mục Đích Sống

Chuyển hóa tâm thức con người là trọng tâm của những điều Eckhart Tolle đề cập trong quyển sách nổi tiếng A New Earth – Thức Tỉnh Mục Đích Sống này. Theo ông, sự thức tỉnh là bước kế tiếp sẽ xảy ra trong quá trình phát triển tâm thức của nhân loại. Nhân loại sẽ bước sang một giai đoạn mà sự thức tỉnh trong tâm hồn sẽ tạo ra sự tự do và niềm hạnh phúc miên viễn trong mỗi con người và trên toàn thế giới.

“Thức tỉnh mục đích sống” đã cộng hưởng thật sâu sắc với những điều bên trong tôi và giúp tôi thay đổi nhận thức về bản thân và về cả mọi điều”

Sao Nào Tôi Cứ Là Tôi Đấy Thì Sao

Sao Nào Tôi Cứ Là Tôi Đấy Thì Sao

Cái-Tôi, đó là một thực thể thật sự đặc biệt. Có một thời đại người ta đã khám phá ra từng khoảnh khắc của cái-Tôi, từng khoảnh khắc để phục hồi cái-Tôi. Họ nhận ra một thứ rất quan trọng. Đấy là từng khoảnh khắc khi cái-Tôi được phục hồi, khi chúng ta có thể chiêm nghiệm về mình, khi chúng ta có thể dành một khoảnh khắc để dùng cảm nhận của mình phát hiện một thế giới đáng sống hơn, từng khoảnh khắc đấy chúng ta giống như được hồi sinh trong một đời – nói theo kiểu ngôn từ Phật giáo – vừa ô trược, vừa mệt mỏi, cực nhọc, đầy những cạm bẫy mà tất cả những người tưởng là yêu thương chúng ta nhất đều gần giống một kẻ thù. Một cuộc đời thú vị, phát hiện cái-Tôi, nuôi dưỡng cái-Tôi.

Cuốn sách này sẽ mang đến cho bạn khoảnh khắc ấy một lần nữa, khoảnh khắc khi cái-Tôi đích thật thức tỉnh, năng lượng sống tinh khôi ùa về, và bạn có thể bật cười thốt lên: SAO NÀO TÔI CỨ LÀ TÔI ĐẤY THÌ SAO?

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn

Cuốn sách này là quá trình khám phá và phục hồi dành cho những người trưởng thành gặp tổn thương từ gia đình.

Khái niệm “Đứa trẻ nội tâm” trở thành một phần của nền văn minh nhân loại từ cách đây ít nhất 2000 năm. Carl Jung gọi khái niệm này là “Đứa trẻ thần thánh” (Divine Child), còn Emmet Fox gọi là “Đứa trẻ kì diệu” (Wonder Child).

Hai nhà tâm lý trị liệu Alice Miller và Donald Winnicott đã đề cập đến nó như là “chân ngã” (cái Tôi đích thực) của chúng ta. Nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực nghiên cứu chứng nghiện rượu và chất kích thích khác gọi nó là “Đứa trẻ nội tâm” (Inner Child).

Thuật ngữ Đứa trẻ nội tâm dùng để nói về phần tâm hồn vô cùng sôi nổi, tràn đầy sức sống, sáng tạo và mãn nguyện trong sâu thẳm mỗi người; đây chính là Đứa trẻ nội tâm – là Chân Ngã – là con người thực sự của chúng ta.

Những chấn thương tâm lý xuất hiện lặp đi lặp lại sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ, điều này sẽ khiến phản xạ “chiến đấu, chạy trốn hoặc tê liệt” của trẻ trở nên mất kiểm soát.

Trải qua quá trình 10 năm nghiên cứu và tìm hiểu hơn 330 báo cáo khoa học khác nhau được thực hiện trên 230.000 người ở trên khắp thế giới, tôi có thể khẳng định rằng: chấn thương tâm lý từ tuổi thơ tạo ra vô số những hậu quả gây tổn thương khác nhau và được biểu hiện theo nhiều cách, bao gồm một hoặc nhiều hội chứng phổ biến được gọi chung là những rối loạn tâm thần – từ trầm cảm, đến nghiện ngập, tâm thần phân liệt – kéo theo một loạt các rối loạn về thể chất khác.

Những căn bệnh còn được gọi là “rối loạn chấn thương phổ quát” này thể hiện mối liên hệ mật thiết với quá khứ tuổi thơ phải trải qua những tổn thương liên tiếp. Hơn nữa, trái ngược với những kiến thức tâm thần học hiện đại, có rất ít bằng chứng cho thấy nguyên nhân của những chứng bệnh này xuất phát từ một rối loạn chuyển hóa gen trong tính chất hóa học của bộ não..

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button