9 sách về cha hay nhất

9 sách hay về cha. Những trang viết và câu chuyện về cha với sức lay động mạnh mẽ, hút người đọc bằng sự sâu sắc, tinh tế mà cũng rất thực tế.

Bố Con Cá Gai

Bố Con Cá Gai

Có những câu chuyện mãi được yêu thương, và nằm trong trái tim bạn đọc suốt năm này qua năm khác… Bố con cá gai là một câu chuyện như thế, trong trái tim độc giả Hàn Quốc, suốt nhiều năm nay.

Ở đó có một em nhỏ đã chiến đấu với bệnh hiểm nghèo từ lúc lên ba, giờ em gần mười tuổi. Hãy khoan, đừng vội buồn! Vì em bé này sẽ chẳng làm bạn phải buồn nhiều. Em chịu tiêm rất giỏi, em không khóc, ngoài những lúc mệt quá ngủ thiếp đi, em còn bận đỏ bừng mặt nghĩ tới bạn Eun Mi kẹp-tóc-hoa, bận xếp hình tàu cướp biển, bận lật giở cuốn truyện Bảy viên ngọc rồng…

Nhưng bố em thì khác, một ông bố làm em nhỏ của chúng ta phiền lòng quá nhiều, cũng làm những ai dõi theo “bố con cá gai” phải buồn không ít, có khi buồn quá hóa giận! Ông bố ấy đích thị là bố cá gai – một cá bố rất kỳ lạ – cả nguồn sống chỉ co cụm quẩn quanh cá gai con tí xíu. Như một ông bố ngốc!

Ra đời năm 2000, câu chuyện cảm động về ông bố cá gai và cậu bé con mà người bố ấy nâng niu trong Bố con cá gai có sức lay động mạnh mẽ, trở thành một trong những câu chuyện về tình cha được người Hàn Quốc yêu thích nhất.

Tôi Bị Bố Bắt Cóc

Tôi Bị Bố Bắt Cóc

Tôi bị bố bắt cóc đạt giải Văn học Robo no ishi năm 2000 (Totto- chan: Cô bé bên cửa sổ cũng đạt giải thưởng này năm 1983).

Tôi bị bố bắt cóc viết về một chuyến nghỉ hè.

Đây là một chuyến nghỉ hè “lạ lùng” – bởi người ta đi nghỉ cùng tên bắt cóc!

Đây là một chuyến bắt cóc “lạ lùng” – bởi kẻ bắt cóc là bố, “một người lớn không tốt!” và người bị bắt cóc là con gái “còn không biết là mình yêu hay ghét bố nữa” (vì người ta phải gặp nhau thì mới biết yêu, hay ghét).

Thế nhưng, chuyến đi của hai người – thủ phạm Takashi và nạn nhân Haru, hay chính xác là bố và con – không hề mất đi tính gay cấn, hồi hộp của một chuyến “bắt cóc” và cũng không thiếu những thú vị, trong trẻo, yêu thương của một chuyến “du lịch gia đình”.

Hơn tất cả, đây là “một chuyến đi sẽ nối liền trái tim đứa bé và cha mẹ vì lý do nào đó phải sống xa nhau”.

Nhà văn nổi tiếng Nhật Bản Shigematsu Kiyoshi nhận xét: “Cuốn sách cần thiết cho những người lớn đang chật vật với những khó khăn của việc làm cha, làm mẹ”.

Cha Và Con (The Road)

Cha Và Con (The Road)

“Cha và con” là tác phẩm nghệ thuật về cái đẹp đến sững sờ, hoang dã và đau xót. Lấy bối cảnh là một mùa đông dài vô tận hậu Khải huyền, Cormac McCarthy viết về một người đàn ông không tên cùng đứa con trai, lang thang trong một thế giới điên loạn, lạnh lẽo, tối tăm, nơi tuyết tuyết rơi chuyển màu xám xịt, hướng về phía bờ biển, tìm kiếm một nơi nào đó có sự sống và ấm áp. Ở thế giới hoang tàn này không gì có thể sống sót nổi, con người thậm chí còn biến thành kẻ ăn thịt chính đồng loại của mình để tồn tại.

Cách viết và chọn lọc từng từ trong tác phẩm gợi lên một cách rõ ràng kết cấu, màu sắc lẫn nhiệt độ trên con đường họ đi qua, đặt trong ngữ cảnh phù hợp, nó làm bật lên nỗi sợ hãi, sự băn khoăn, tàn ác và mối đe dọa như hơi thở ngay sau gáy ám ảnh người đọc trong từng bước chân. Không những có một cốt truyện hay mà chiều sâu nhân vật nhờ cách khai thác các thủ pháp nghệ thuật cũng được khắc họa tuyệt vời dù các cuộc trò chuyện của cha và con hầu như rất ít ngôn từ được nói ra bằng lời. Đây là cuốn tiểu thuyết không dễ đọc và cảm nhận nhưng sức ám ảnh đằng sau mỗi tầng ý nghĩa của nó vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật dù không phải ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra được.

Ba Ơi Mình Đi Đâu

Ba Ơi Mình Đi Đâu

“Ba ơi mình đi đâu?” đã mở ra một thế giới nơi bóng tối ngự trị: thế giới của tật nguyền, của nỗi đau, của day dứt, của thất vọng… Nhưng lối dẫn dắt của Jean-Louis Fournier, một bậc thầy trào phúng đen, lại khiến ta phải cười, phải khóc, phải suy ngẫm và khi gấp sách cũng chính là lúc ta thôi bi lụy. Bởi chính ông, người cha có tới “hai ngày tận thế”, bằng cuốn sách mỏng nhưng lay động tâm can này, đã thắp lên niềm vui sống căn bản, dù mong manh nhưng không bao giờ lụi tắt.

“Một cuốn sách nhỏ để đến với điều cốt tủy.” Tác giả của nó đã muốn như thế khi lần đầu tiên đối diện nỗi đau tật nguyền của các con trai bằng văn chương. Sự dung dị, cảm động và độc đáo tràn đầy ở đó đã khiến “Ba ơi, mình đi đâu?” trở thành một kiệt tác nhỏ, đoạt giải Fémina, là tâm điểm của mùa sách văn học Pháp 2008.

Cha Và Con – Tony Parsons

Cha Và Con – Tony Parsons

Khi nào một người đàn ông trưởng thành?

Thế nào là một người phụ nữ trưởng thành?

Vì một phút yếu lòng với đồng nghiệp, Harry Silver đã tự đẩy mình vào thế khó khi chịu cảnh thất nghiệp, vợ bỏ đi và một mình nuôi con. Hoàn cảnh đã buộc Harry trưởng thành trong vai trò của một người phụ nữ và rồi nhận ra rằng đáp án đó là chưa đủ với một người đàn ông.

Bằng ngòi bút sắc sảo, hóm hỉnh và những kinh nghiệm từ chính những cuộc đời mình, Tony Parsons đã vẽ nên một bức tranh cười ra nước mắt nhưng thấm thía về cuộc đời một người cha trưởng thành đơn thân. Cuộc sống chẳng bao giờ đơn giản – ông còn dành cho độc giả những khoảng lặng để suy ngẫm, đồng cảm và thấu hiểu với một câu trả lời cuối cùng không đẹp lung linh cũng chẳng trọn vẹn.

Cha Và Con – Tình Cha Con Của Những Người Nổi Tiếng

Cha Và Con – Tình Cha Con Của Những Người Nổi Tiếng

Cha Và Con – Tình Cha Con Của Những Người Nổi Tiếng với những bài viết chân thực, xúc động và hết sức độc đáo về tình cảm, kỷ niệm giữa cha con của những người nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội.

Hồi ức, kỷ niệm của mỗi người, và dấu tích của một thời, sự chân thực, tự nhiên, tinh tế, giàu chi tiết sinh động, đắt giá, và, tâm huyết nồng nàn đến tùng câu chữ…

Có thể gặp vô vàn những cung bậc cảm xúc; tình cảm tri ân sâu nặng, nỗi ân hận muộn màng, niềm thương nhớ khôn nguôi, lòng tự hào không che giấu, sự kiêu hãnh thầm lặng, những niềm đau không dứt và cả những điều bí mật tưởng sẽ “đào sâu chôn chặt”. Người cha không chỉ cho ta hình hài, thân xác mà còn là người thầy đầu tiên, tạo nên nhân cách, định hướng tương lai cho con mình.

Lời Vàng Của Bố

Lời Vàng Của Bố

Tác giả cuốn sách Justin Samuel Halpern sinh ngày 3 tháng 9, 1980 tại Mỹ. Shit My Dad Says ban đầu được anh viết trên trang Twitter của riêng mình. Chỉ trong một thời gian ngắn, những ghi chú của anh được hàng trăm ngàn người theo dõi. Các tay môi giới văn chương gọi điện, muốn giới thiệu anh; các nhà sản xuất truyền hình mời anh tham gia chương trình của họ; còn phóng viên thì xin phép được phỏng vấn. Cuốn sách Shit My Dad Says được xuất bản và ngay lập tức trở thành bestseller ở Mỹ.

Shit My Dad Say – Lời vàng của bố sẽ giúp độc giả hình dung về cuộc sống gia đình người Mỹ trung lưu, không phải cuộc sống trong phim ảnh, mà là cuộc sống thật với vô vàn khó khăn của nó. Đó là các nhà biên kịch tương lai làm bồi bàn trong nhà hàng, và chuyên gia trong lĩnh vực “dược phẩm hạt nhân” làm việc cật lực hàng ngày tới tận tối khuya với rất nhiều áp lực.

Cuốn sách này có lẽ cũng sẽ là bằng chứng cho việc công nghệ thông tin hiện đại không khiến cho cha mẹ và con cái cách biệt, mà nó đã san bằng những khoảng trống còn chưa được hiểu hết về nhau trong mối quan hệ đó. Đồng thời, cuốn sách còn là cây cầu nối văn hóa ra thế giới bên ngoài, có thể, qua đó sẽ có nhiều cặp cha-con hiểu nhau hơn.

Và điều cuối cùng, những người làm sách muốn chuyển đến cho bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ tuổi một nhãn quan trung thực khi suy xét mọi vấn đề trong cuộc sống. Chúng ta phải làm việc chăm chỉ, nỗ lực không ngừng, lắng nghe và suy nghĩ, trung thực và tận tâm, quan sát cẩn thận mọi thứ xung quanh, và đối xử tử tế với những người xứng đáng được như thế.

Bố Xấu, Bố Tốt

Bố Xấu, Bố Tốt

Trên đời có đủ kiểu bố. Có bố béo và bố gầy, bố cao và bố thấp.

Có bố trẻ và bố già, bố thông minh và bố tối dạ. Có bố ngớ ngẩn và bố nghiêm túc, bố ồn ã và bố lặng lẽ. Và dĩ nhiên tất cả đều là những ông bố tốt.

Nhưng có thực như vậy?

“Một câu chuyện kịch tính và ấm lòng sẽ khiến độc giả hồi hộp nhấp nhổm, có lúc cười thả ga, có lúc lại cảm động rơi nước mắt.”

– HarperCollins

“Bố xấu, bố tốt là một câu chuyện táo bạo, xuất sắc và tuyệt đẹp. Cuốn sách chắc chắn sẽ chiếm một chỗ đứng vững chãi trong trái tim độc giả của Walliams.”

– Ann-Janine Murtagh

Thư Gửi Bố

Thư Gửi Bố

Giữa cha mẹ và con cái luôn có một khoảng cách nhất định, dù rằng tình yêu luôn là vô bờ bến. Có những điều tưởng như đơn giản nhưng nó tác động vô cùng sâu sắc đến tâm hồn của một con người, sự hình thành nên một nhân cách cũng bắt đầu từ đó.

Như mọi người con, Franz Kafka cũng rất sợ cha mình. Mở đầu bức thư gửi cha, ông đã viết: “Bố yêu quý, Gần đây bố có hỏi con, tại sao con cả quyết rằng con sợ bố. Như thường lệ, con không biết phải trả lời bố như thế nào, phần cũng chính vì nỗi sợ đó, phần để lí giải nó sẽ cần phải đi vào quá nhiều chi tiết mà con không thể bao quát hết được dù chỉ một phần khi nói. Và ngay cả bây giờ, khi con đang cố gắng trả lời bố qua thư, thì chắc chắn sẽ vẫn còn thiếu sót nhiều lắm, bởi ngay cả khi viết, nỗi sợ bố cùng những hệ quả của nó vẫn ngăn cản con, và cũng còn vì qui mô của vấn đề vượt quá kí ức và trí lực của con.”

Thư Gửi Bố không chỉ đơn giản bắt nguồn từ sự phản đối quyết liệt của cha Franz Kafka với cuộc hôn nhân của ông với Julie Wohryzek, một cô gái bị cha ông chê là không đủ nền nã, không xứng với gia đình. Tuy nhiên khi viết, Kafka nhắm tối mục đích lớn lao hơn, đó là: nhìn lại toàn bộ mối quan hệ đau khổ giữa cha và con từ trước tới nay với hy vọng tìm được sự hoà giải với cha. Rốt cuộc lá thư dài 103 trang viết tay không bao giờ được gởi tới địa chỉ người nhận.

Người đọc sẽ bị cuốn hút từ đầu đến cuối theo từng lời tâm sự của đứa con gửi cha mình, những mâu thuẫn giữa hai thế hệ cha và con, nỗi đau âm ỉ cũng như những cảm nhận hạnh phúc ngọt ngào. Đọc Thư Gửi Bố, chúng ta không chỉ bắt gặp đâu đó hình ảnh của mình: những cảm xúc khi còn là một đứa trẻ đứng trước người cha và khi đã trở thành cha đứng trước con cái, mà còn thấu hiểu hơn những góc khuất trong tâm hồn. Franz Kafka cuốn hút người đọc bằng sự sâu sắc, tinh tế mà cũng rất thực tế.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button