6 sách hay về chiến lược cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

6 cuốn sách hay về chiến lược cạnh tranh sẽ giúp bạn hiểu cách các công ty sử dụng chiến lược cạnh tranh để đạt được lợi thế trong thị trường ngày nay.

Harvard Business Review – ON STRATEGIC MARKETING – Marketing Chiến Lược

Harvard Business Review – ON STRATEGIC MARKETING – Marketing Chiến Lược

Harvard Business Review – ON STRATEGIC MARKETING gồm các bài viết phân tích chuyên sâu từ các chuyên gia nổi tiếng như Theodore Levitt, Clayton M. Christensen,… không chỉ giúp bạn nắm bắt toàn diện các nguyên tắc marketing hiện tại – lấy khách hàng làm trọng tâm – mà còn cung cấp lời khuyên có giá trị.

  • Tìm ra giải pháp thực sự cho doanh nghiệp
  • Tạo ra sản phẩm mọi khách hàng đều mong muốn
  • Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu
  • Tập trung vào những thị trường lớn
  • Tạo ra giá trị cho khách hàng
  • Kết thúc cuộc chiến giữa Bán hàng và Marketing

Chiến Lược Đại Dương Xanh

Chiến Lược Đại Dương Xanh

Chiến lược Đại dương xanh là :

  • 1. ĐỪNG cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, HÃY tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
  • 2. ĐỪNG đánh bại đối thủ cạnh tranh, HÃY làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết.
  • 3. ĐỪNG khai thác tiếp các nhu cầu hiện có, HÃY tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
  • 4. ĐỪNG cố gắng cân bằng giá trị/chi phí, HÃY phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí.
  • 5. ĐỪNG đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp, HÃY đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.

Một Phút Với Michael Porter – 77 Nguyên Tắc Về Chiến Lược Cạnh Tranh

Một Phút Với Michael Porter – 77 Nguyên Tắc Về Chiến Lược Cạnh Tranh

Tăng trưởng có lẽ là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi phát sinh những mâu thuẫn với chiến lược từ việc chỉ theo đuổi doanh thu và lợi nhuận thì mong muốn tăng trưởng sẽ trở thành một canh bạc nguy hiểm.

Porter nói rằng: “Đối với chiến lược, áp lực tăng trưởng là một trong những uy hiếp lớn nhất”. Trong chiến lược không thể thiếu sự đánh đổi. Doanh nghiệp có thể phát huy được sức mạnh của mình chính là nhờ việc chọn lọc sản phẩm, khách hàng và thị trường. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp thất bại khi mở rộng thị trường, khách hàng và sản phẩm do bị chi phối và mù quáng bởi những cám dỗ về sự tăng trưởng. Vì vậy, doanh nghiệp nên chú ý và cẩn trọng để không đánh mất tính nhất quán, không thỏa hiệp nhằm mục đích tăng trưởng..

Harvard Business Review – ON STRATEGY – Chiến Lược

Harvard Business Review – ON STRATEGY – Chiến Lược

Chiến lược, từ lâu, đã được coi như mạch nguồn sự sống mà nếu thiếu nó, các doanh nghiệp hoặc không thể tạo được dấu ấn trên thị trường, hoặc sẽ sụp đổ. Thế nhưng, ở rất nhiều tổ chức kinh doanh, chiến lược vẫn luôn bị nhầm lẫn với vô vàn những thuật ngữ về tăng trưởng và phát triển khác.

Thông qua Harvard Business Review – ON STRATEGY, độc giả sẽ biết “Chiến lược là gì?”, những ngộ nhận và cả những thông tin “giác ngộ” về nó, từ đó vạch ra chiến lược chuyên biệt cho tổ chức của mình.

  • Phân biệt công ty bạn với các đối thủ cạnh tranh
  • Vạch ra một tầm nhìn cho một tương lai không chắc chắn
  • Tạo nên những đại dương xanh cho thị trường chưa được kiểm chứng
  • Phân bổ các nguồn lực từ sớm
  • Làm rõ quyền ra quyết định để quyết định nhanh hơn, dứt khoát hơn

Không Đánh Mà Thắng – Chiến Lược Cạnh Tranh Lấy Nhỏ Thắng Lớn

Không Đánh Mà Thắng – Chiến Lược Cạnh Tranh Lấy Nhỏ Thắng Lớn

Không đánh mà thắng nghe có vẻ rất hay, những có khả năng đó hay không? Có rất nhiều người coi đó là sai lầm, bởi vì theo họ nghĩ, suốt ngày đánh trận còn không thể thắng được, làm sao có thể không đánh mà thắng? Thật ra, đó chính là sự hiểu lầm trong tư duy của rất nhiều người, bởi vì cảnh giới cao nhất của chiến tranh chính là “không đánh mà có thể khuất phục”. Nếu như một người làm kinh doanh ngày nào cũng nghĩ tới “đánh trận” thì thực ra rất khó thắng, mà cho dù có thắng thì cũng chỉ là tạm thời; nhưng nếu như người đó luôn nghĩ tới “không đánh mà thắng” thì anh ta sẽ có thể tìm được đường tắt, sự chiến thắng đó mới duy trì được lâu.

Thành công đầu tiên của cuốn sách Không đánh mà thắng chính là tạo ra kim chỉ nam cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp “kế cận”: Từ bỏ thị trường chính, đi thẳng vào thị trường ngách – từ bỏ đường lớn, lựa chọn đường nhỏ, đi vào lĩnh vực không có đối thủ cạnh tranh!

Thành công thứ hai của Không đánh mà thắng là xây dựng một mô hình khung, sắp xếp thành một hệ thống và triển khai hướng đi chắc chắn giành thắng lợi. Liệu có thể chắc thắng hay không, điều đó không quan trọng, ở đây chúng ta chưa cần bàn tới, nhưng với sự logic chặt chẽ, nội dung rõ ràng dễ hiểu thì chắc chắn sẽ không để người khác phải thất vọng.

7 Câu Hỏi Chiến Lược – Tiếp Cận Đơn Giản Để Thực Thi Tốt Hơn

7 Câu Hỏi Chiến Lược – Tiếp Cận Đơn Giản Để Thực Thi Tốt Hơn

Trong kinh doanh, người ta thường nhắc đến cụm từ chiến lược. Chiến lược chính là chiếc chìa khóa để mở cách cửa thành công trong kinh doanh. Bạn thấy đấy, những doanh nghiệp hàng đầu trong mọi lĩnh vực đểu sở hữu một kim chỉ nam cho riêng mình, dù chúng có giống hay khác nhau. Vậy cơ sở nào để chúng ta tạo nên một chiến lược cho doanh nghiệp, tất cả sẽ có trong cuốn sách Bảy câu hỏi chiến lược của tác giả Robert Simons.

Tác giả sau nghiên cứu đã chỉ phương cách giúp hình thành chiến lược một chiến lược hợp lý. Theo đó, người làm kinh doanh sẽ phải tìm ra đáp án của bảy câu hỏi, bao gồm:

  • 1. Ai là khách hàng chính của bạn?
  • 2. Làm thế nào giá trị cốt lõi của bạn xác định ưu tiên giữa cổ đông, nhân viên và khách hàng?
  • 3. Đâu là các biến hiệu suất quan trong mà bạn đang theo dõi?
  • 4. Biên giới chiến lược mà bạn xác định là gì?
  • 5. Làm thế nào bạn tạo sức ép kích thích sáng tạo?
  • 6. Nhân viên của bạn cam kết giúp đỡ người khác như thế nào?
  • 7. Những điểm tồn tại nào trong chiến lược khiến bạn mất ngủ?

Tác giả cho rằng doanh nghiệp nào cũng sẽ gặp những khó khăn tương tự nhau, và sự khác biệt làm nên thành công hoặc gây nên thất bại chính là việc có đặt câu hỏi đúng hay không?

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button