6 sách hay về chiến tranh biên giới tây nam gợi nhớ một thời kỳ đầy biến động

6 cuốn sách hay về chiến tranh biên giới Tây Nam kể lại một thời kỳ đầy biến động với nhiều câu chuyện còn sống mãi trong lịch sử Việt Nam.

Dấu Ấn Chiến Thắng Biên Giới Tây Nam

Dấu Ấn Chiến Thắng Biên Giới Tây Nam

Nội dung cuốn sách gồm các phần chính:

  • Phần I: Một số hình ảnh tư liệu về chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc;
  • Phần II: Chỉ thị của Đảng về cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc;
  • Phần III: Kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07-01-1979_07-01-2019);
  • Phần IV: Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam;
  • Phần V: Chiến thắng chế độ diệt chủng, chiến thắng của chính nghĩa và tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt Nam_Camphuchia;
  • Phần VI: Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc_bài học cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước;
  • Phần VII: Chính sách đối với Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia

Chia Tay Cửa Rừng

Chia Tay Cửa Rừng

Chia tay cửa rừng là tập thơ của Phạm Sỹ Sáu gồm phần lớn sáng tác trong thời gian chiến đấu ở biên giới Tây Nam và khi đi công tác nước ngoài ở Campuchia. Nhiều bài viết được đăng trong thời gian đi thực tập ở biên giới phía Bắc những năm 1986-1987.

Đây là tập thơ tiêu biểu của Phạm Sỹ Sáu đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, khơi gợi nỗi cam thông cho những người hậu phương đất nước trong thời kỳ đất nước vừa mới hòa bình đã có một cuộc chiến mới nổ ra.

Chuyện Lính Tây Nam

Chuyện Lính Tây Nam

Gần 5 năm từ 1978 đến 1983 được gói gọn lại trong 300 trang sách chia thành 120 đoản khúc mô tả sự thực đã xảy ra ở chiến trường Tây Nam, một sự thật trần trụi “Nó không chỉ có anh dũng lao lên mà đó còn là cuộc sống hiện tại của người lính chiến vào những năm đầu những năm 1980”.

Chuyện lính Tây Nam cho thấy sự khốc liệt, nghiệt ngã tới mức như trò đùa của chiến tranh. Sự sống và cái chết quá mong manh. Cái chết rình rập, bám theo từng bước chân người lính, ẩn nấp trong từng gốc cây, ngọn cỏ. Nhiều khi không chết bởi họng súng địch bên kia chiến hào, mà chết dần chết mòn bởi ma thiêng nước độc, với những hầm chông, bãi mìn câm lặng. Nhưng trong khói lửa chiến tranh chết chóc, dưới ngòi bút của một tay bút nghiệp dư, một người “không phải là nhà văn nhà báo” từng tham gia quân ngũ 40 năm trước, thiên nhiên đất nước Chùa Tháp vẫn hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ quyến rũ, vừa bí ẩn hiểm độ.

Hoang Tâm (Tiểu Thuyết) – Nguyễn Đình Tú

Hoang Tâm (Tiểu Thuyết) – Nguyễn Đình Tú

Cuốn tiểu thuyết trinh thám kinh dị đầy huyền bí mở đầu bằng câu chuyện của một nhân vật được gọi bằng “Anh” tìm đến khu du lịch Cửa Núi ở huyện Yên Thủy xa xôi. Tại đây Anh gặp được cô gái được tạm đặt bằng cái tên “Son Phấn”. Hai người thực hiện một cuộc hành trình bí ẩn và kỳ thú.

Anh là ai? Son Phấn là ai? Hai nhân vật chính không tên, không tuổi, không lý lịch xuất thân, chỉ được hé lộ thân phận vào những trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, đủ để hấp dẫn độc giả đi hết gần 300 trang sách, đưa bạn vào một cuộc thám hiểm có một không hai, cho đến khi cái đích hiện ra, và nó không nằm ở đâu khác mà nằm ngay trong chính tâm hồn bạn.

Lịch sử Việt Nam giai đoạn qua đầy thiếu khuyết. Cải cách ruộng đất, đã có vài tác phẩm động cập đến, nhưng chưa nhiều. Chiến tranh biên giới Tây Nam càng hiếm hơn nữa. “Hoang tâm” của Nguyễn Đình Tú nằm trong dạng hiếm ấy. Nhưng “Hoang tâm” không phải là tiểu thuyết sử thi, nơi người đọc hi vọng tìm thấy ở đó những trận đánh lớn, những chiến lược thể hiện vai trò và tài năng của các tướng lĩnh, hay tinh thần chiến đấu của binh sĩ các bên tham chiến. Nguyễn Đình Tú muốn nhấn vào khía cạnh khác, nhỏ lẻ và phân mảnh. Cho nên, nó “người” hơn. – (Nhà thơ Inrasara)

“Hoang tâm” lôi kéo người đọc bằng hàng loạt tiểu tiết mộng, ảo, kỳ bí, dựa trên những huyền sử về một vài tộc người đã từng tồn tại, và rồi đã dần mất tích trên mặt đất. Để rồi lại dựng người ta tỉnh lại bằng hiện thực, một góc hiện thực quá hiếm hoi trong văn học Việt: chiến tranh biên giới Tây Nam.

“Hoang tâm” là sự kết hợp cùng lúc: giọng văn truyền thống, cách dẫn chuyện hiện đại, cốt truyện hiện thực huyền ảo, nhịp và ngữ hậu hiện đại. – (Nhà văn Võ Thị Xuân Hà)

Mùa Chinh Chiến Ấy

Mùa Chinh Chiến Ấy

Mùa Chinh Chiến Ấy là những mảng hồi ức của nhà văn – chiến binh Đoàn Tuấn về anh và đồng đội trong cuộc chiến biên giới Tây Nam – một cuộc chiến tranh bắt buộc ngay sau ngày thống nhất nước nhà.

Chiến trường K giai đoạn cuối năm 1978 đến giữa những năm 1980 là nơi bộ đội Việt Nam phải đối mặt với một kẻ địch nguy hiểm, liều lĩnh và môi trường xa lạ, khắc nghiệt hơn cả hai cuộc kháng chiến trước đó. Trong bối cảnh âm thầm mà khốc liệt của gần 40 năm về trước ấy, truyện đưa người đọc theo dấu chân tuổi 18 của nhân vật “tôi” – người lính sư đoàn 307, đi tới tận những miền rừng núi heo hút xứ người. Đó là cuộc hành quân dài hàng ngàn cây số: từ Pleiku, theo đường 19 tiến về hướng Tây, để đẩy lùi và tiêu diệt tàn quân Khmer Đỏ ở vùng Đông – Bắc Campuchia.

Thế hệ lính thứ ba, nhập ngũ sau 75, cũng đã khác trước. Họ phần nhiều là những học trò vừa rời ghế nhà trường từ các tỉnh miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, đến những thanh niên miền Nam mới làm quen với cuộc sống của chế độ mới. Phải chiến đấu trên mảnh đất không phải quê hương mình, trước những sức ép kinh khủng của chiến tranh, những người lính trẻ vấp phải vô số thử thách về phẩm chất con người lẫn cạm bẫy của việc từ bỏ hàng ngũ. Nhưng họ đã ở lại, đã chiến đấu, hy sinh, năm này qua năm khác… Để ngày trở về, mang theo thứ tài sản vô giá của cuộc đời quân ngũ: tình đồng đội. Năm năm ở chiến trường K của Đoàn Tuấn, với lịch sử chỉ như thoáng chốc, nhưng với mỗi người lính mười tám, đôi mươi ngày ấy là cả một thời tuổi trẻ để lại. Thân thương như máu thịt mình.

Đoàn Tuấn viết trong sáng, tự nhiên, nhưng khi cần cũng không hề né tránh những mảng gai góc của hiện thực. Những trang văn đầy ắp chi tiết dựng lại cả một giai đoạn lịch sử vẫn còn nóng hổi để mỗi người Việt cần nhớ.

Quan Hệ Đặc Biệt Việt Nam – Campuchia (1930 – 2020)

Quan Hệ Đặc Biệt Việt Nam – Campuchia (1930 – 2020)

Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng gần gũi cùng chung sống lâu đời trên vùng bán đảo có nhiều điểm tương đồng về các yếu tố địa – chính trị, địa – lịch sử, địa – kinh tế và địa – văn hóa. Trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh giành độc lập, tự do, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia luôn nương tựa vào nhau, cùng đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh bên nhau vì sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc và cả hai dân tộc.

Trong cách mạng dân tộc giai đoạn 1945-1975, mối quan hệ đoàn kết truyền thống Việt Nam – Campuchia tiếp tục được phát triển và nâng lên một bước mới, từng bước vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử thách, cùng đấu tranh chống xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam; Cách mạng Campuchia toàn thắng ngày 17/4/1975; Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam ngày 30/4/1975 là kết quả của quá trình vận động cách mạng, đoàn kết gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh cùng chống kẻ thù chung vì mục tiêu chung là giành tự do và độc lập cho cả hai dân tộc.

Từ năm 1975 đến năm 1979, tập đoàn phản động Khmer đỏ do Pol Pot đứng đầu đã thực hiện chế độ diệt chủng ở Campuchia giết hại hàng triệu người dân vô tội. Đồng thời tập đoàn diệt chủng này còn cho quân tiến hành các cuộc tấn công xâm lược Việt Nam, tàn phá nhiều làng mạc, giết hại nhiều thường dân tại các tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam.

Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của mình, Việt Nam đã thực hiện cuộc chiến tranh tự vệ, nhanh chóng đập tan các cuộc xâm lược của tập đoàn diệt chủng Pol Pot, quét sạch chúng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước và nhân dân Campuchia, Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã thực hiện và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button