15 sách hay về chiến tranh Việt Nam kể về thời kỳ này một cách chi tiết và chân thực

15 cuốn sách hay về chiến tranh Việt Nam này giới thiệu cho người đọc một hồ sơ lịch sử chi tiết và đầy đủ về chiến tranh Việt Nam,

Những Phóng Sự Về Chiến Tranh Việt Nam

Những Phóng Sự Về Chiến Tranh Việt Nam

Cuốn sách gồm 7 bài phóng sự của các nhà báo nổi tiếng thế giới thời chiến tranh Việt Nam.

7 phóng sự của các nhà báo nổi tiếng in trên các tờ The New York Times, St.Louis Post Dispatch, The Sunday Evening Post, The New Yorker, The New Republic Wachington Post từ năm 1963 đến 1972, do dịch giả Phạm Viêm Phương chuyển ngữ cùng lời giới thiệu của cố nhà văn Nguyễn Khải. Phần cuối sách có phụ lục giới thiệu ngắn về các tác giả này.

“Các ký giả này vốn là những người đã tin vào sức mạnh quân sự của Mỹ, và tin cả những mục tiêu chính trị của Mỹ khi tiến hành chiến tranh ở mảnh đất này…Các bải viết của họ, dẫu đã thuộc về những năm tháng xa xôi, nhưng vẫn khiến chúng ta vừa đau thương vừa kiêu hãnh về nhiều thế hệ người Việt Nam trong cả nước, ở mọi phía đã dám hy sinh tất cả cho nền độc lập và tự do của Tổ quốc.”

Sự Thật Về Chiến Tranh Việt Nam

Sự Thật Về Chiến Tranh Việt Nam

Đây là cuốn sách có nhiều tư liệu lịch sử quý giá được tác giả dịch thuật và biên dịch từ nhiều nguồn tư liệu nước ngoài, giúp độc giả có cái nhìn toàn diện về chiến tranh Việt Nam – một cách khách quan, từ các khía cạnh khác – thông qua những nhận xét, đánh giá của các nhà báo phương Tây đã theo dõi và đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam. chiến tranh ở Việt Nam.

Những Điều Ít Biết Về Chiến Tranh Việt Nam 1945 – 1975

Những Điều Ít Biết Về Chiến Tranh Việt Nam 1945 – 1975

Cuốn sách tuyển chọn những sự kiện chính trị xảy ra trong thời kỳ Pháp và Mỹ can thiệp, gây xung đột ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.

Tác giả Tường Hữu, nhà báo lão thành từng làm việc cho hãng thông tấn AFP và đài truyền hình Pháp những năm 1960, 1970 với vai trò cộng tác viên chuyên theo dõi tin tức thế giới. Với khả năng tiếp cận nhiều nguồn thông tin phong phú từ khắp nơi trên thế giới, tác giả đã thu thập, dịch và tập hợp các tài liệu với sự thận trọng và trung lập phù hợp.

Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam

Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam

Tối ngày 1 tháng Mười năm 1969, tôi rảo bước qua dãy bàn dành cho nhân viên bảo vệ của Rand Corporation (RAND) ở Santa Monica, xách theo một vali đầy tài liệu tối mật mà tôi dự định sẽ sao chụp vào đêm hôm đó.

Số tài liệu này là một phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7000 trang liên quan tới những quyết sách của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi Hồ sơ Lầu Năm Góc. Phần còn lại của công trình nằm trong két đựng tài liệu trong văn phòng của tôi.

Tôi quyết định sao chụp và đưa ra công chúng toàn bộ nghiên cứu này, hoặc là thông qua các cuộc điều trấn tại Thượng viện, hoặc là thông qua báo chí, nếu cần thiết. Tôi tin rằng tôi có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời vì những việc này, nhất là việc đưa ra công chúng bộ Hồ sơ Lầu Năm Góc. Quá trình dẫn dắt tôi đi đến hành động nói trên chính là nội dung trọng tâm của hồi ký này…

Trích sách

Người Dân Làm Nên Hòa Bình – Những Bài Học Từ Phong Trào Phản Đối Chiến Tranh Việt Nam

Người Dân Làm Nên Hòa Bình – Những Bài Học Từ Phong Trào Phản Đối Chiến Tranh Việt Nam

Người dân làm nên hòa bình – Những bài học từ phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam là một nghiên cứu sâu sắc về phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam, với những câu chuyện hấp dẫn của chín nhà hoạt động xã hội – những người đã đến Việt Nam trong thời gian chiến tranh để thiết lập mối quan hệ giữa nhân dân hai nước.

Cuốn sách phá vỡ khuôn mẫu của những người phản đối và chỉ ra cho các nhà hoạt động xã hội – vốn là những nhà chiến lược thận trọng, can đảm và từ bi, và sự cống hiến của họ cho ngoại giao hòa bình đã giúp kết thúc cuộc chiến sớm hơn – thấy rằng, cuộc chiến có lẽ còn kéo dài.

Bất cứ ai quan tâm đến việc chấm dứt tình trạng chiến tranh liên miên hiện tại của Mỹ – và ngăn chặn các cuộc chiến tranh trong tương lai – cũng sẽ có được cảm hứng và đường hướng từ những bài học được chuyển tải hết sức tài tình trong cuốn sách này..

Không Thể Chuộc Lỗi

Không Thể Chuộc Lỗi

Chiến tranh cũng giống như bệnh hủi; nó tiêm nhiễm tất cả và lấy đi lòng nhân ái, lấy đi bản chất con người của chúng ta.

(- trích Không Thể Chuộc Lỗi)

Thật khó để phân loại Không Thể Chuộc Lỗi theo thể loại sách. Hồi ký? – Đúng. Lịch sử? – Không sai. Ký sự? – Có thể chấp nhận được. Nghiên cứu? – Căn cứ trên số liệu mà cuốn sách cung cấp thì được… Và nếu như tựa cuốn sách đã đặt ra vấn đề thì nội dung chính là phần giải quyết vấn đề ấy, lý giải cho những hành động mà cho dù có làm thế nào cũng không thể chuộc lại lỗi lầm hay xóa đi quá khứ bi thảm trong chiến tranh Việt Nam.

Tác giả cuốn sách, bác sĩ, luật sư Allen Hassan đã viết về khoảng thời gian ông làm việc ở Việt Nam trong chiến tranh, những gì ông được chứng kiến, được nghe, được trải nghiệm. Và chiến tranh, với tất cả sự khắc nghiệt của nó, biến khoảng thời gian ấy của vị bác sĩ tình nguyện trở thành địa ngục với những hình ảnh tang thương đầy máu. Đó là chiếc máy bay chở đầy xác các em nhỏ. Đó là những vụ thảm sát dân thường vô tội. Đó là những người đồng đội bị bỏ rơi trong cái chết và không bao giờ có thể trở về.

Từng dòng chữ tràn đầy cảm xúc và nghẹn đắng về một “phía bên kia của chiến tranh” mà phải đến bây giờ, khi chiến tranh đã qua đi rất lâu, người ta mới muốn biết và lắng nghe.

Điệp Viên Z.21

Điệp Viên Z.21

Ông là người mà người ta cần tìm đến ở Sài Gòn – một nhà phân tích chính trị của báo chí Phương Tây tại Việt Nam, nhà báo thạo tin nhất nước, “ông Tướng Givral” với khiếu hài hước thông tục và sự dí dỏm độc đáo. Nhưng là đầu nguồn của một “lưới tình báo hạng nhất”, ông chính là vũ khí chiến thuật và chiến lược bí mật của miền Bắc Việt Nam để giành chiến thắng. Không dùng đến bất kỳ phương tiện gì phức tạp hơn mực vô hình và những cuộn phim chụp báo cáo giấu trong những chiếc nem, Phạm Xuân Ẩn đã gửi cho cấp trên của mình những thông tin tình báo hữu ích đến nỗi họ đã phải xoa tay sung sướng mà thốt lên: “Chúng ta đang ở trong phòng tác chiến của Hoa Kỳ!”

Đi sâu tìm hiểu, phân tích con người kỳ lạ này, vượt qua mọi khó khăn và vỏ bọc cố hữu của một điệp viên sừng sỏ, Thomas Bass đã vẽ nên chân dung chi tiết và sự nghiệp phi thường của Phạm Xuân Ẩn, kẻ thù của nước Mỹ đồng thời là người yêu nước Mỹ. Nghịch lý luôn tồn tại trong những nhân cách lớn. Vượt qua những định kiến, Phạm Xuân Ẩn hiện ra như một anh hùng, một học giả, một người yêu nước, một nhà nhân văn chân chính, đồng thời và luôn luôn, một điệp viên bậc thầy.

Hà Nội 1967 – 1975 (Camera Work)

Hà Nội 1967 – 1975 (Camera Work)

Thomas Billhardt là một trong những nhà nhiếp ảnh đặc biệt nhất ở Cộng hòa Dân chủ Đức. Những tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam cuối thập kỷ 1960 khiến ông nổi tiếng khắp thế giới. Ông là một trong những người đầu tiên ghi lại nỗi kinh hoàng của cuộc chiến tranh này, nhất là trên các khuôn mặt trẻ thơ.

Nghệ thuật nhiếp ảnh của ông hình thành và lan tỏa vào thời kỳ trước sự bội thực kỹ thuật số. Đó là những bức ảnh khiến người ta không thể quên, luôn hiển hiện ra trước con mắt của tâm trí. Những bức ảnh của ông bắt thế giới phải tự soi lại mình và đồng thời cho thấy hy vọng vẫn tồn tại. Chúng kể cho ta nghe về sự bất công xã hội trên thế giới, về sự nghèo đói, về sự đau khổ, về chiến tranh, nhưng cũng về cuộc sống của con người và nụ cười của họ.

Người Tị Nạn

Người Tị Nạn

Cuốn sách được viết bởi Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) – nhà văn người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác của các Hiệp hội văn học Mỹ cho sự nghiệp sáng tác của mình.

Ông sinh năm 1971 ở Việt Nam, cùng gia đình di tản sang Mỹ vào mùa hè năm 1975. Năm 2016, ông gây tiếng vang đặc biệt trên văn đàn Mỹ đương đại sau khi thắng giải Pulitzer cho hạng mục Fiction. Ông có những tác phẩm đáng chú ý như Nothing ever die, The Sympathyzer, Vietnam and the Memory of war, The refugees…

Tác phẩm Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam và để “tăng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”.

Nỗi Buồn Chiến Tranh

Nỗi Buồn Chiến Tranh

Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người.

Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.

Biên Bản Chiến Tranh 1-2-3-4.75

Biên Bản Chiến Tranh 1-2-3-4.75

Tác giả Trần Mai Hạnh từng là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam ở chiến trường miền Nam, đầu năm 1975, ông được cử tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với nhiệm vụ là phóng viên đặc biệt. Những tài liệu nguyên bản thu được, những trang ghi chép tại chỗ trong quá trình tham gia chiến dịch cùng những tài liệu quý giá thu thập được đã giúp tác giả viết nên “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”

“Những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra có một lần, cũng như đời mỗi con người chỉ sống có một lần. Nhưng để hiểu hết chân giá trị của lịch sử, để hiểu đúng một con người lại cần có thời gian, nhiều khi không thể chỉ đánh giá một lần. Lịch sử và cuộc sống luôn là một dòng chảy liên tục bất tận. Trong cuộc sống hiện tại ngày hôm nay có nền tảng và những giá trị tinh thần vô giá của quá khứ, đồng thời nó cũng chứa đựng mầm sống và sức sống mãnh liệt của tương lai.” – Trần Mai Hạnh.

Nhật ký Đặng Thị Thùy Trâm

Nhật ký Đặng Thị Thùy Trâm

Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì “trong đó có lửa”.

Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường – những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.

Những Thứ Họ Mang

Những Thứ Họ Mang

Nỗi buồn chiến tranh cho tới nay vẫn được đánh giá là một trong những tác phẩm văn chương hay nhất về cuộc chiến Việt Nam. Là Nỗi buồn chiến tranh phiên bản Mỹ, những Jimmy Cross, Chuột Kiley, Mitchell Sanders, Henry Dobbins hay Kiowa mang theo mình những vật dụng và vũ khí nặng nề cho các cuộc hành quân, và họ còn gánh vác cả những gì vô hình, có thể là tình yêu nhưng cũng có thể là niềm thù hận, nỗi sợ, và cả sự hèn nhát.

“Cố cứu cuộc đời” sau này “bằng một câu chuyện kể”, Những thứ họ mang, trong niềm tuyệt vọng không sao thoát ra quá khứ của nó, xuất phát từ một thôi thúc nội tâm không thể kiểm soát và kết thúc bằng một niềm thanh thản tương đối, khi những câu chuyện ấy đã được kể ra, “những gì họ mang” đã nhẹ đi một phần.

Chuyện Lính Tây Nam

Chuyện Lính Tây Nam

Gần 5 năm từ 1978 đến 1983 được gói gọn lại trong 300 trang sách chia thành 120 đoản khúc mô tả sự thực đã xảy ra ở chiến trường Tây Nam, một sự thật trần trụi “Nó không chỉ có anh dũng lao lên mà đó còn là cuộc sống hiện tại của người lính chiến vào những năm đầu những năm 1980”.

Chuyện lính Tây Nam cho thấy sự khốc liệt, nghiệt ngã tới mức như trò đùa của chiến tranh. Sự sống và cái chết quá mong manh. Cái chết rình rập, bám theo từng bước chân người lính, ẩn nấp trong từng gốc cây, ngọn cỏ. Nhiều khi không chết bởi họng súng địch bên kia chiến hào, mà chết dần chết mòn bởi ma thiêng nước độc, với những hầm chông, bãi mìn câm lặng. Nhưng trong khói lửa chiến tranh chết chóc, dưới ngòi bút của một tay bút nghiệp dư, một người “không phải là nhà văn nhà báo” từng tham gia quân ngũ 40 năm trước, thiên nhiên đất nước Chùa Tháp vẫn hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ quyến rũ, vừa bí ẩn hiểm độ.

Tuổi Thơ Dữ Dội

Tuổi Thơ Dữ Dội

Tuổi thơ dữ dội – cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và hy sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát của trung đoàn Trần Cao Vân. Những Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Hòa đen, Bồng da rắn, Vịnh sưa, Tư dát… mỗi người một hoàn cảnh song đều chung quyết tâm, nhiệt huyết và lòng yêu nước, đã tham gia chiến đấu hết mình và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Đúng như tên truyện, độc giả sẽ bắt gặp ở đó những chi tiết thực sự dữ dội về cuộc đời thiếu niên bất hạnh, về cuộc chiến tranh chống giặc tàn khốc nhưng ẩn sâu bên trong ta vẫn thấy những tâm hồn trong sáng và vô tư, thấy sự can trường, dũng cảm phi thường của nhân vật. Tất cả những ai đã từng đọc tác phẩm này hầu như đều không ngăn được xúc động và những giọt nước mắt cảm thương, cảm phục. Đây thực sự là một tác phẩm quý trong kho tàng văn học Việt Nam. Một câu chuyện khơi dậy trong mỗi người tình yêu đất nước và niềm trân trọng ký ức tuổi thơ…

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button