17 sách hay về chiến tranh, nguyên nhân, kết quả và những câu chuyện chấn động

17 cuốn sách hay về chiến tranh giúp người đọc hiểu được nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh, ở cả góc độ quốc tế và địa phương, đồng thời cho thấy chiến tranh đã thay đổi thế giới loài người như thế nào.

Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ

Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ

Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ – Tác phẩm của Svetlana Alexievich – Giải Nobel Văn Chương 2015, bản dịch đầy đủ nhất từ ​​trước đến nay, không chỉnh sửa, không kiểm duyệt của chính tác giả do dịch giả Nguyên Ngọc dịch.

Có một Thế chiến thứ hai mà bạn chưa từng nghe đến, những câu chuyện chưa từng được kể, những số phận gắn liền với chiến tranh đã được tác giả tái hiện một cách chân thực nhất, toàn diện nhất trong ‘Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ’.

‘Ở đó, bạn chứng kiến ​​​​những người bị cuốn vào một công việc vô nhân đạo của loài người, không phải là anh hùng hay những kỳ tích không thể tưởng tượng được. Và không chỉ họ (con người!) phải chịu hậu quả của chiến tranh: đất đai, chim chóc và thực vật cũng vậy. Thiên nhiên như một tổng thể. Họ âm thầm chịu đựng, điều đó khiến nó trở nên khủng khiếp hơn nhiều… Thậm chí là một sai lầm lớn. Có một cuộc xung đột khác đang diễn ra mà chúng ta không biết.’

Những Câu Chuyện Lịch Sử Khác Thường – Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất

Những Câu Chuyện Lịch Sử Khác Thường – Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất

Chiến tranh thế giới thứ Nhất là một cuốn sách nằm trong bộ Những câu chuyện lịch sử khác thường, kể lại nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc Đại chiến.

Tính đến thời điểm nổ ra, Chiến tranh thế giới thứ Nhất là cuộc chiến dài ngày nhất, tàn khốc nhất, diễn ra trên quy mô rộng nhất. Lần đầu tiên, người ta chứng kiến những cảnh tượng của chiến tranh hiện đại: hàng chục nghìn kilomet chiến hào, xe tăng chiến đấu, máy bay ném bom… đồng nghĩa với những thương vong khủng khiếp.

Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam

Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam

Tối ngày 1 tháng Mười năm 1969, tôi rảo bước qua dãy bàn dành cho nhân viên bảo vệ của Rand Corporation (RAND) ở Santa Monica, xách theo một vali đầy tài liệu tối mật mà tôi dự định sẽ sao chụp vào đêm hôm đó.

Số tài liệu này là một phần trong công trình nghiên cứu tối mật gồm 7000 trang liên quan tới những quyết sách của Mỹ ở Việt Nam, sau này được biết đến dưới tên gọi Hồ sơ Lầu Năm Góc. Phần còn lại của công trình nằm trong két đựng tài liệu trong văn phòng của tôi.

Tôi quyết định sao chụp và đưa ra công chúng toàn bộ nghiên cứu này, hoặc là thông qua các cuộc điều trấn tại Thượng viện, hoặc là thông qua báo chí, nếu cần thiết. Tôi tin rằng tôi có thể sẽ phải ngồi tù suốt đời vì những việc này, nhất là việc đưa ra công chúng bộ Hồ sơ Lầu Năm Góc. Quá trình dẫn dắt tôi đi đến hành động nói trên chính là nội dung trọng tâm của hồi ký này…

Trích sách

Sự Thật Về Chiến Tranh Việt Nam

Sự Thật Về Chiến Tranh Việt Nam

Đây là cuốn sách có nhiều tư liệu lịch sử quý, được tác giả trích dịch, biên soạn lại từ nhiều nguồn sách báo nước ngoài, cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn toàn cục về cuộc chiến tranh Việt Nam – khách quan, từ phía bên kia – qua nhận xét, đánh giá của các nhà báo phương Tây – những người theo dõi, đưa tin về cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Lịch Sử Chiến Tranh Peloponnese

Lịch Sử Chiến Tranh Peloponnese

Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh phương Tây và là nơi biết bao cuộc chiến tranh đã đi vào huyền thoại. Thần thoại Hy Lạp cũng như Sử thi Iliad và Odyssey của Homer đã trở thành kiến thức chung của nhân loại từ lâu, nhưng có lẽ nhiều người Việt Nam chúng ta chưa biết đến cuộc Chiến tranh Peloponnese, cuộc chiến tranh được coi là lớn nhất tính từ thời Hy Lạp sơ khai cho đến thế kỷ V trước CN, thậm chí còn lớn hơn cả cuộc Chiến tranh thành Troy.

Đây là cuộc nội chiến kéo dài hơn một phần tư thế kỷ giữa hai thế lực hùng mạnh nhất Hy Lạp là Athens và Sparta cùng các đồng minh của mỗi bên, cuộc chiến tranh mà Thucydides đã chép vào sử sách.Cuốn Lịch sử Chiến tranh Peloponnese của Thucydides được đánh giá rất cao về tính chân xác của các sự kiện và tính triết học, các sử gia Hy Lạp thế hệ sau ông như Ctesias, Diodorus, Strabo, Polybius và Plutarch coi tác phẩm của ông là khuôn mẫu của lịch sử đích thực..

Những Phóng Sự Về Chiến Tranh Việt Nam

Những Phóng Sự Về Chiến Tranh Việt Nam

Cuốn sách gồm 7 bài phóng sự của các nhà báo nổi tiếng thế giới thời chiến tranh Việt Nam.

7 phóng sự của các nhà báo nổi tiếng in trên các tờ The New York Times, St.Louis Post Dispatch, The Sunday Evening Post, The New Yorker, The New Republic Wachington Post từ năm 1963 đến 1972, do dịch giả Phạm Viêm Phương chuyển ngữ cùng lời giới thiệu của cố nhà văn Nguyễn Khải. Phần cuối sách có phụ lục giới thiệu ngắn về các tác giả này.

“Các ký giả này vốn là những người đã tin vào sức mạnh quân sự của Mỹ, và tin cả những mục tiêu chính trị của Mỹ khi tiến hành chiến tranh ở mảnh đất này…Các bải viết của họ, dẫu đã thuộc về những năm tháng xa xôi, nhưng vẫn khiến chúng ta vừa đau thương vừa kiêu hãnh về nhiều thế hệ người Việt Nam trong cả nước, ở mọi phía đã dám hy sinh tất cả cho nền độc lập và tự do của Tổ quốc.”

Lính Trơn – Khoa Học Lạ Kỳ Về Loài Người Trong Chiến Tranh

Lính Trơn – Khoa Học Lạ Kỳ Về Loài Người Trong Chiến Tranh

Từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chúng ta đã luôn chứng kiến một quân đội Hoa Kỳ hùng mạnh, tinh nhuệ và uy hiếp bậc nhất hoàn cầu. Chúng ta thấy bom nguyên tử, tên lửa hành trình, hàng không mẫu hạm, máy bay trực thăng, xe tăng tối tân hay những đơn vị đặc nhiệm SEAL sát thủ….

Nhưng có lẽ hiếm khi người ta có thể có cái nhìn vào đằng sau cỗ máy chiến tranh đó như trong cuốn sách này. Bên dưới tấm màn sắt của khoa học quân sự chính là những thứ khoa học kỹ thuật rất nhân bản, rất đời thường, với trung tâm là “lính trơn”. Tác giả Mary Roach sẽ dẫn chúng ta trải qua một hành trình khám phá và trải nghiệm thực sự lạ kỳ về hậu cần chiến tranh, từ cách người ta lo cái ăn cái mặc cho binh lính, cho đến cách giúp các quân nhân đối phó với “Tào Tháo đuổi” trong khi làm nhiệm vụ, hay những nỗ lực của các bác sĩ quân y trong việc phục hồi khả năng “yêu” của thương binh, hay cách họ “hỏi chuyện” những tử sĩ để cải thiện an toàn cho những người sống…

Chiến tranh vẫn gắn liền với sự tàn khốc và cái chết, nhưng nó cũng có thể rất đời thường, đầy ắp hơi thở của sự sống cùng những vấn đề dở khóc dở cười vô cùng sinh động, dưới góc nhìn của một người Mỹ.

Thế Giới Thời Hậu Chiến Tranh Lạnh

Thế Giới Thời Hậu Chiến Tranh Lạnh

Trong quyển sách này, tác giả đã nỗ lực tìm hiểu cội nguồn lịch sử của chủ nghĩa đơn phương và biệt lệ, và đã cố gắng làm sáng tỏ tác động của chủ nghĩa này trên đường lối đối ngoại của Mỹ: từ chính sách kinh tế và thương mại đến kiểm soát vũ khí, năng lượng, môi trường và nông nghiệp. Trong mọi địa hạt, cách tiếp cận hoà hoãn, đa phương, phản ảnh các giá trị tự do, nhân bản phổ quát, luôn nằm trong quyền lợi lâu dài của Hoa Kỳ nói riêng và nhân loại nói chung.

Thế Chiến Thứ Ba – Chiến Tranh Mạng Lưới

Thế Chiến Thứ Ba – Chiến Tranh Mạng Lưới

Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba sắp tới, thật ra nó đang diễn ra, theo Korovin, không có chiến trường như bạn hình dung, không có những đơn vị quân đội truyền thống với sự so kè cơ số quân, sự ưu việt của vũ khí và độ hiểm hóc của chiến thuật. Mà nó là cuộc chiến mạng lưới, đã được Hoa Kỳ xây dựng nhiều thập niên qua và giờ đang âm thầm nhưng hiệu quả hoạt động. Đơn vị chiến đấu của nó có thể chỉ là một người với một máy tính, một nhà báo, một cô thư ký của một tập đoàn…

Chiến trường của nó có thể chuyển từ các diễn đàn mạng sang các quảng trường, không loại trừ bạo loạn và bạo lực, đổ máu. Vũ khí của nó là các meme vô thưởng vô phạt trên Internet, là hiệu ứng mạng, là hình ảnh, là một cuộn băng phát nhầm trên kênh CNN. Chi phí của nó rất thấp – không bằng bắn một tên lửa Tomahawk, nhưng hậu quả vô cùng lớn: Iraq, Libya giờ đã “dân chủ” nhưng liệu có bình yên?

Lịch Sử Chiến Tranh – John Keegan

Lịch Sử Chiến Tranh – John Keegan

Chiến tranh là văn minh hay dã man? Trả lời câu hỏi tưởng như dễ này, không dễ. Loài người ngày càng văn minh hơn, ngày càng nhiều khám phá khoa học gây sốc hơn và nhiều phát minh khó ngờ hơn, song chẳng phải vì vậy mà các cuộc chiến tranh ít đi. Ngược lại, chiến tranh vẫn tiếp tục, và sự tàn bạo của chiến tranh không hề giảm bớt – có chăng, chiến tranh chỉ ngày càng đa dạng, tinh vi hơn, khả năng giết người càng khủng khiếp hơn.

Vậy loài người cần dựa vào đâu, cần có những gì để bảo đảm rằng các thế hệ tương lai sẽ chứng kiến một thế giới tuy vẫn còn quân đội nhưng sẽ ít chiến tranh hơn và vạn nhất chiến tranh có xảy ra, nó sẽ được kiểm soát tốt hơn, ít tàn bạo hơn?

Lịch sử chiến tranh của John Keegan là một tác phẩm công phu và quả cảm nhằm tìm câu trả lời không dễ cho những câu hỏi đó.

Nỗi Buồn Chiến Tranh

Nỗi Buồn Chiến Tranh

Tác phẩm là dòng hồi ức của người lính về chiến tranh và thời tuổi trẻ đã trải qua trong bom đạn. Đó là lòng tiếc thương vô hạn đối với những người cùng thế hệ với mình đã nằm xuống, là ám ảnh về thân phận con người trong thời buổi loạn ly, và thông qua thân phận là sự tái hiện đầy xót xa về quá khứ, những suy tư nghiền ngẫm về con đường dấn thân của cả một thế hệ sinh ra trong chiến tranh. Bao trùm lên tất cả, là nỗi buồn sâu xa gắn với từng mảnh đời riêng. Tác phẩm đã bước ra khỏi lối mòn về lòng tự hào dân tộc cùng những chiến công và vinh quang tập thể để nêu lên thông điệp về sự ghê tởm, về tính chất hủy diệt của chiến tranh đối với con người.

Vào thời điểm ra đời cuối thập niên 1980, “Nỗi buồn chiến tranh” có thể được xem là tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đầu tiên viết về chiến tranh có cái nhìn khác với quan niệm truyền thống, khẳng định mạnh mẽ vai trò cá nhân trong xã hội, quyền sống, hạnh phúc và đau khổ của con người với tư cách một cá thể độc lập. Tiểu thuyết nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.

Chiến Tranh Và Hoà Bình

Chiến Tranh Và Hoà Bình

“CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” – đại tiểu thuyết của đại văn hào Lev Tolstoy – sớm vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ để được thế giới thừa nhận là thiên tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại bởi những vấn đề lớn lao của cả nhân loại hiện lên sinh động và xúc động qua từng từ, từng câu bởi ngòi bút nghệ thuật trác việt của tác giả.

“CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH” đã có ảnh hưởng lớn lao đối với sự phát triển của văn học Xô Viết và Tây Âu nói riêng, văn học thế giới nói chung. Bởi từ khi ra đời tới nay, bộ tiểu thuyết đã được xuất bản hàng nghìn lần bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

Những Câu Chuyện Lịch Sử Khác Thường – Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai

Những Câu Chuyện Lịch Sử Khác Thường – Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai

Chiến tranh thế giới thứ Hai là một cuộc chiến tàn khốc và điên rồ nhất trong lịch sử. Những hậu quả của nó không gì đo đếm được.

Cuốn sách này sâu chuỗi những câu chuyện, những sự kiện của cuộc chiến, mang đến cho bạn một cái nhìn hoàn cảnh, bằng cách dẫn dắt khéo léo và những con số biết nói.

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Thế chiến thứ nhất nổ ra, những chàng trai đang ngồi trên ghế nhà trường bị chuyển thẳng ra mặt trận. Tại đây sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến họ tê dại khi bom đạn không chỉ tước đi những phần cơ thể mà còn cả tâm hồn. Thế nên chưa kịp trưởng thành họ đã trở nên già nua, bởi gần với cái chết hơn là sự sống. Họ cũng chẳng còn tin tưởng ai, chẳng thiết tha điều gì, kể cả ngày trở về.

Cho nên khi tất cả đồng đội cùng trang lứa đã ngã xuống, cái chết đối với những chàng trai ấy là sự giải thoát. Họ nằm xuống nhẹ nhàng thanh than đến độ tưởng như chẳng hề may may lay động đến thứ gì xung quanh, dù chỉ là một ngọn cỏ. Mặt trận hoàn toàn yên tĩnh, bản báo cáo chiến trường chỉ ghi vẻn vẹn một câu: “Ở phía Tây, không có gì lạ.” Phải, chẳng có gì lạ, chỉ có một người vừa rời khỏi cuộc đời khi độ tuổi mới chớm đôi mươi.

Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Đế Chế Thứ Ba – Lịch Sử Đức Quốc Xã

Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Đế Chế Thứ Ba – Lịch Sử Đức Quốc Xã

Ngay trong năm đầu tiên phát hành – 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba đã bán được tới 1 triệu bản tại Mỹ và được tái bản hơn 20 lần.

Cuốn sách là bản tường thuật hết sức chi tiết về nước Đức, dưới sự cai trị của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã. Tác giả đã nghiên cứu kĩ lưỡng về sự ra đời của Đế chế thứ ba ở Đức, con đường dẫn đến quyền lực tuyệt đối của Đảng Quốc xã, diễn biến của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sự thất bại của Phát xít Đức.

Nguồn tài liệu của cuốn sách bao gồm lời khai của các nhà lãnh đạo Đảng Quốc xã, nhật kí của các quan chức, cùng hàng loạt các quân lệnh và thư mật. Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ ba là một trong những công trình nghiên cứu lịch sử quan trọng nhất, nói về một trong những giai đoạn u ám nhất của lịch sử loài người.

Giã Từ Vũ Khí

Giã Từ Vũ Khí

Giã Từ Vũ Khí là một tiểu thuyết bán tự truyện của nhà văn Ernest Hemingway viết vào năm 1929.

Câu chuyện được dẫn dắt qua lời kể của Trung úy Frederic Henry, từ một chàng trai người Mỹ với nhiều hoài bão trong cuộc sống muốn tìm cảm giác mạnh nên đã đầu quân vào quân đội Ý.

Khi nếm đủ mùi cay đắng từ cuộc chiến khốc liệt, Henry nhận ra tình yêu của mình không thể thắng được số mệnh và không có giá trị trường tồn. Henry cho rằng con người khi được ban cho các ân huệ từ cuộc sống, thì cũng phải trả giá.

Trong thời kỳ biến động đấy, người ta không những phải học cách sống sao cho tốt đẹp mà còn phải học cả cách chết, và tình yêu là chất keo – kết nối con người lại với nhau.

Chuông Nguyện Hồn Ai

Chuông Nguyện Hồn Ai

Chuông nguyện hồn ai là đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác của Ernest Hemingway. Ông viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha bằng trái tim nhà văn và tấm lòng của người chiến sĩ trong hàng ngũ các Lữ đoàn Quốc tế tình nguyện chiến đấu cho nền Cộng hòa của xứ sở bò tót này. Nghĩa là ông không chỉ viết bằng bút mà cả bằng súng, đúng như lời công kích chủ nghĩa phát xít của ông tại Đại hội lần thứ hai các nhà văn Mỹ – 1937.

Chuông nguyện hồn ai lập tức được cả thế giới đón nhận, và đến hôm nay hàng chục triệu bản với hàng chục thứ tiếng đã đến tay bạn đọc.Nhưng… tháng Bảy năm 1961, Ernest Hemingway đã ra đi ở tuổi 62 không còn trẻ nữa nhưng cũng chưa thể gọi là già, nhất là với một nhà văn và một con người có sức khỏe, có đời sống gần gũi thiên nhiên như ông. Xuất thân làm báo và cả khi đã viết văn vẫn gắn bó với nghề báo, E. Hemingway thường sử dụng cách viết ngắn gọn, chính xác, giản dị và nhiều thông tin. Ông là tác giả có nhiều đóng góp cho lối hành văn hiện đại hôm nay. Các nhà nghiên cứu, phê bình xếp ông vào Thế hệ (các nhà văn) lạc lõng (Lost Generation) như F. Scott Fitzgerald, John Dos Passos, William Faulkner (Giải Nobel Văn học năm 1949).

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button