6 sách hay về chính trị Trung Quốc giúp bạn đọc hiểu thêm về chế độ phức tạp nước này

6 cuốn sách hay về chính trị Trung Quốc thảo luận về các khía cạnh khác nhau để cung cấp cho độc giả sự hiểu biết toàn diện về chính trị của Trung Quốc.

Chế Độ Chính Trị Trung Quốc – Doãn Trung Khanh

Chế Độ Chính Trị Trung Quốc – Doãn Trung Khanh

Phạm vi chế độ chính trị đề cập đến rất rộng, chế độ chính trị cụ thể của những quốc gia khác nhau thì có những đặc điểm không giống nhau.

Chế độ chính trị Trung Quốc bao gồm: Bộ máy Nhà nước, Chế độ Bầu cử, Chế độ Đại hội đại biểu Nhân dân, Chế độ Chủ tịch nước, Chế độ Hành chính, Chế độ Tư pháp, Chế độ Quân sự, Chế độ Hợp tác Đa đảng và Hiệp thương chính trị, Chế độ Dân chủ cơ sở..

Quyển sách này sẽ giới thiệu lần lượt từng chế độ của Trung Quốc đương đại và những cải cách thể chế chính trị.

Bàn Về Trung Quốc Trỗi Dậy

Bàn Về Trung Quốc Trỗi Dậy

“Có thể nói “Bàn về Trung Quốc trỗi dậy” thuộc dạng “Đại thế luận” của thời này, một thời đại cuồn cuộn thông tin đi kèm những bình luận hợp hoặc bất hợp đan xen chồng lấn diễn biến từng ngày.

Để truyền tải đến độc giả, tác giả đã cố gắng giữ một cái đầu tỉnh táo khi thu thập thông tin từ mọi phía, những góc nhìn đa chiều và thường là đối lập, những nguồn tin chính thống và phi chính thống xung quanh vấn đề. “bức tranh toàn cảnh về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Trung Quốc đương đại trong mối tương quan với khu vực và thế giới” (Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân)

Ông nhìn nhận và lý giải sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng một kết cấu hợp lý và văn phong giản dị nhưng sâu lắng với những chú thích nghiêm túc nên hấp dẫn người đọc” (GS.TS. Đỗ Tiến Sâm – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc Viện Hàn Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

Sách Nhận Thức Của Trung Quốc Về Sức Mạnh Quốc Gia

Sách Nhận Thức Của Trung Quốc Về Sức Mạnh Quốc Gia

Cuốn sách tập trung đánh giá, phân tích cơ sở lý luận cũng như khái niệm về sức mạnh tổng hợp quốc gia, làm rõ khung phân tích chính sách đối ngoại từ cách tiếp cận văn hóa chính trị, xác định những nhân tố xuyên suốt trong nhận thức của giới lãnh đạo Trung Quốc về sức mạnh quốc gia.

Đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố văn hóa chính trị mang tính đặc thù Trung Quốc và chiến lược đối ngoại của Trung Quốc nhằm dự báo chiều hướng, những điều chỉnh trong nhận thức về sức mạnh quốc gia của Trung Quốc trong 10 năm tới cũng như đưa ra những gợi mở ứng xử của Việt Nam.

Về Trung Quốc – Henry Kissinger

Về Trung Quốc – Henry Kissinger

Henry Kissinger (1923) nguyên là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ. Ông giữ vị trí trọng yếu trong quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Tổng thống Nixon. Ông đã đề xuất chính sách Chính trị thực dụng (Realpolitik) để tái định hình quan hệ Mỹ – Trung, Mỹ – Xô và giải quyết các vấn đề nhức nối của thế giới, tạo nên xu thể hòa hoãn giữa các cường quốc trong thập niên 1970. Đặc biệt là trong chuyến thăm Trung Quốc của Nixon năm 1972 đã có tác động sâu sắc tới cục diện thế giới lúc đó và nhiều thập kỷ sau.

Kissinger đã xuất bản 14 cuốn sách và rất nhiều bài báo phản ánh quan điểm của ông về những nơi Mỹ muốn tạo ảnh hưởng, qua đó thể hiện nhiều bài học giá trị về hoạt động ngoại giao. Về Trung Quốc là cuốn sách thứ 13 của ông.

Về Trung Quốc xuất bản lần đầu năm 2011, khi Mỹ và Trung Quốc có những bước tiến mới trong chiến lược và kinh tế Mỹ – Trung. Cuốn sách này là một nỗ lực, mà một phần dựa trên các cuộc đối thoại với giới lãnh đạo Trung Hoa, nhằm giải thích cách suy nghĩ của người Trung Hoa về các vấn đề hòa bình, chiến tranh và trật tự quốc tế, cũng như mối quan hệ của lối tư duy ấy với cách tiếp cận mang tính thực dụng và cụ thể kiểu Mỹ. Trọng tâm chính của cuốn sách này là sự tương tác giữa giới lãnh đạo Trung Hoa và Mỹ kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949.

Từ đó, Kissinger chỉ ra những khác biệt đã khiến Trung Quốc và Mỹ ở thế đối đầu trong hai thập kỷ và tái hiện cuộc chạm trán của Trung Quốc với những cường quốc khác. Tình thế đó chỉ thay đổi khi Mỹ và Trung Quốc tái lập quan hệ hữu nghị vào năm 1972 với vai trò kiến thiết quan trọng của Kissinger.

Tuy nhiên, ngay từ năm 2011, Kissinger cũng đã dự báo về những vấn đề lớn sẽ tác động tới quan hệ Mỹ – Trung, mà bây giờ đã thành hiện thực:

  • Thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc
  • Không tương ứng trong các mối quan tâm chiến lược toàn cầu

Dựa trên kinh nghiệm lịch sử, cảnh báo về cuộc đối đầu định mệnh Mỹ – Trung, cho dù Trung Quốc chủ trương “trỗi dậy hòa bình”.

+NHẬN XÉT:

“Trong Về Trung Quốc, Henry Kissinger đã viện dẫn tài liệu lịch sử và kinh nghiệm 40 năm làm việc trực tiếp với 4 thế hệ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, để phân tích mối quan hệ giữa quá khứ xa xưa và phương hướng hiện tại của Trung Quốc. Trong quá trình ấy, nhà chính khách, người định hình cho các mối quan hệ Đông – Tây thời hiện đại, đã đưa ra lời giải thích đầy thuyết phục, vừa có hy vọng lẫn nỗi bất an, về những gì nước Mỹ sắp phải đối mặt.” – The Chicago Sun-Times

“Không ai có được tầm ảnh hưởng lớn lao trong việc định hướng chính sách đối ngoại hơn 50 năm qua như Henry Kissinger.” – The Financial Times

Cải Cách Thể Chế Chính Trị Ở Trung Quốc Hai Thập Niên Đầu Thế Kỷ XXI

Cải Cách Thể Chế Chính Trị Ở Trung Quốc Hai Thập Niên Đầu Thế Kỷ XXI

Trung Quốc sau gần 40 năm cải cách mở cửa đã trở thành cường quốc về kinh tế, đang hướng tới mục tiêu siêu cường, đại phục hưng Trung Hoa và đang cạnh tranh quyết liệt với Mỹ. Trong tiến trình đó, tìm kiếm mô hình, con đường, phương thức phát triển, thay đổi tư duy, chiến lược là những chủ đề then chốt trong cải cách và phát triển, cũng là những nội dung quan trọng trong cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỉ XXI.

Bước vào thế kỷ XXI, với việc gia nhập WTO, Trung Quốc chủ động tích cực hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế và chính trị toàn cầu. Cải cách, nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cải cách thể chế quản lí, chuyển biến chức năng của chính quyền; hoàn thiện hệ thống pháp luật; mở rộng dân chủ hóa kinh tế; giải quyết các vấn đề nổi cộm… trở thành những nội dung quan trọng trong cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI. Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc, đặc biệt từ Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc là những bước tìm tòi, thử nghiệm hướng tới mục tiêu siêu cường, tác động tới thế giới, khu vực và Việt Nam.

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, thực hiện các nghị quyết của Đại hội XII Đảng Cộng Sản Việt Nam, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên Việt Nam đang đứng trước những thách thức trong tái cấu trúc gắn với chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng; tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ biển đảo. Quan hệ Việt – Trung đã bước vào giai đoạn mới, vừa hợp tác vừa đấu tranh với những thời cơ và thách thức đan xen.

Từng Là Bá Chủ

Từng Là Bá Chủ

Tên gốc: That Used To Be Us

Tác giả mở đầu cuốn sách bằng bối cảnh Thiên Tân, Trung Quốc và bắt đầu so sánh với nước Mỹ. Friedman và Mandelbaum vẽ ra một hình ảnh Trung Quốc phát triển vượt bậc, trở thành một đối thủ đe dọa nghiêm trọng vị thế của nước Mỹ, trong khi đó, nước Mỹ ngày càng lạc hậu, thụt lùi nhưng vẫn dương dương tự đắc về vị trí số một của mình.

Quyển sách là một phiên bản đen tối hơn nhiều của Thế giới phẳng. Nước Mỹ đang thất thế, bởi nó không còn đánh giá cao giáo dục đúng mức, bởi các phương tiện truyền thông không còn muốn đối mặt với những sự thật tàn nhẫn, bởi quá nhiều công nhân, nhà quản lý và tổng giám đốc điều hành coi công việc và những gì họ được hưởng là mặc nhiên, bởi giới chính trị thiển cận, và còn nhiều lý do khác.

Tuy nhiên, hai tác giả cũng tự mô tả mình là “những người lạc quan nản chí” và đưa ra nhiều ví dụ về những trường học xoay xở để lật ngược tình thế, những nhà chính trị nhận thức được sự điên rồ của nền chính trị Mỹ. Các tác giả cố gắng tự lạc quan và làm cho độc giả lạc quan về tương lai của nước Mỹ. Họ hy vọng cuốn sách như một sự cảnh báo, một lời hiệu triệu người Mỹ đoàn kết, hy sinh cá nhân để giúp nước Mỹ tìm lại vị thế cũ.

Sách vẫn giữ được văn phong đơn giản, dễ hiểu, dễ đọc của Thomas Friedman; nhiều ví dụ sinh động tạo sự hấp dẫn; cách dẫn dắt logic làm tăng sức thuyết phục.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button