6 sách hay về chu dịch mang đến thông tin cần thiết

6 cuốn sách hay về chu dịch giúp bạn nắm bắt rõ quy luật vận động và biến đổi của sự vật, hiện tượng, con người, vận mệnh và vũ trụ.

Chu Dịch Tam Đồng Khế

Chu Dịch Tam Đồng Khế

Chu Dịch Tam Đồng Khế chia làm ba phần thượng, trung, hạ, tổng cộng 48 chương, khoảng 6.000 chữ. Văn chương tuân theo lối ngũ ngôn hoặc tứ ngôn, lối văn xuôi dài ngắn không thống nhất. Các bậc hiền nhân sáng tác Đàn Kinh và đồ văn để khuyên hậu thế phát triển con đường, nhưng vì sợ thiên cơ bại lộ, nên chỉ viết đại khái, khiến cho đàn kinh càng mơ hồ, càng khó nắm bắt. .

Đọc “Chu dịch tam đồng khế” bằng một tinh thần cầu thị và sáng suốt bạn đọc sẽ khám phá ra ẩn chứa đằng sau những ngôn từ đa nghĩa, nội dung uyên thâm chính là tinh hoa dưỡng sinh rất gần với cuộc sống và sức khỏe con người và hậu bối nên đi sâu tìm hiểu, lĩnh hội.

Chu Dịch Với Dự Đoán Học

Chu Dịch Với Dự Đoán Học

Chu Dịch Với Dự Đoán Học là sách chuyên đề Dịch học ứng dụng, đưa ra Chu Dịch là nguồn gốc và cơ sở của khoa học dự đoán, khoa học thông tin của Trung Quốc.

Trong sách chỉ rõ: Chu dịch ra đời từ vũ trụ quan đối lập thống nhất, là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nó chỉ rõ quy luật và quy tắc phát triển, biến hóa của các sự vật trong vũ trụ.

Trong sách công bố phát minh dùng màu sắc của ngũ hành biểu thị hình vẽ tượng hào của 64 quẻ và dùng để dự đoán thông tin của 6 hào, bổ sung những chỗ còn trống trong Chu dịch.

Chu Dịch Và Đông Y Học

Chu Dịch Và Đông Y Học

Nội dung bao gồm:

  • Phần 1: Tổng luận về nội dung cơ bản, nguyên lý tính chất, khởi nguồn và phát triển của Chu Dịch.
  • Phần 2: Gồm 39 chuyên đề lần lượt luận chứng nguyên lý cơ bản Chu Dịch và ảnh hưởng lớn lao của nó đối với lý luận Đông y.
  • Phân 3: Thông qua phân tích đối với nguyên văn, tiến thêm một bước đưa ra mối quan hệ với Đông y học, ngoài ra còn tuyển chọn những câu văn tinh túy về Dịch học và Y dịch, đồng thời phụ chú nguyên văn Dịch kinh.

Thuật Số Chu Dịch

Thuật Số Chu Dịch

Cuốn sách này giới thiệu những kiến thức cơ bản về các môn thuật số của Chu Dịch, bao gồm:

  • Bát tự
  • Kỳ môn độn giáp
  • Phong thủy
  • Bát quái
  • Tướng thuật

Qua đó, bạn sẽ có cái nhìn sơ bộ nhưng toàn cảnh về Chu Dịch và các môn thuật số của Chu Dịch, cùng những phương pháp áp dụng vào dự đoán học.

Với ngôn ngữ dễ hiểu, đây là một cuốn giáo khoa thư về Chu Dịch dự đoán học, có khả năng ứng dụng vào thực tế đời sống.

Chu Dịch Thiền Giải

Chu Dịch Thiền Giải

“Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí”. Kẻ nhân thấy đạo gọi là nhân, kẻ trí thấy đạo gọi là trí (Hệ từ). Đem con mắt bốc phệ đọc Dịch thì Dịch là sách bói toán chiêm đoán lẽ huyền vị của tạo hóa, đem con mắt Lão Trang đọc Dịch thì Dịch là tượng số, đem con mắt Thiền đọc Dịch thì Dịch chính là Thiền.

Trí Húc đại sư là bậc cao tăng thông tuệ thời Minh mạt,muốn dung thông giáo lý Nho và Phật, dùng Thiền để xiển dương Dịch, và dùng Dịch để hiển bày Thiền. Đại sư đem con mắt Thiền để đọc Dịch và chú giải thành cuốn Chu Dịch Thiền Giải này. Nói là “Thiền giải” nhưng sư là bậc bác lãm quần thư, nên trong tác phẩm dung hợp nhiều tư tưởng Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông, cùng các điển cố từ Tứ thư, Ngũ kinh của Nho gia..

Chu Dịch Huyền Giải

Chu Dịch Huyền Giải

Chu Dịch Huyền Giải của tác giả Nguyễn Duy Cần trình bày ứng dụng kinh Dịch vào việc nhận định những hiện tượng xã hội trong thời hiện đại. Việc ứng dụng thuyết Tứ Tượng trong kinh Dịch để phân tích những hiện tượng xã hội diễn ra hàng ngày.

Nguyễn Duy Cần (1907-1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông nổi bật không chỉ về số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn ở độ sâu của học thuật và sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng đến các tầng lớp thanh niên trí thức của ông.

Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm 1907 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button