8 sách hay về chủ nghĩa tư bản với nhiều thông tin chi tiết và dễ hiểu

8 cuốn sách hay về chủ nghĩa tư bản bao gồm các định nghĩa, lý thuyết, bối cảnh lịch sử và các vấn đề khác nhau về chủ nghĩa tư bản.

23 Vấn Đề Họ Không Nói Với Bạn Về Chủ Nghĩa Tư Bản

23 Vấn Đề Họ Không Nói Với Bạn Về Chủ Nghĩa Tư Bản

Nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng bị phá huỷ. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để thoát khỏi những viễn cảnh đáng sợ của cuộc khủng hoảng kinh tế? Sau nhiều phân tích, chứng minh, chúng ta được khuyên rằng hãy đặt tất cả niềm tin của mình vào thị trường và không can thiệp vào nó.

Nghe theo lời khuyên này, hầu hết các quốc gia đã áp dụng chính sách thị trường tự do trong suốt ba thập kỷ qua – tư nhân hóa các công ty tài chính và các công ty công nghiệp quốc doanh, nới lỏng các quy định tài chính và công nghiệp, tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế, giảm thuế thu nhập và các khoản thanh toán phúc lợi. Các chính sách này, như những người ủng hộ chúng đã thừa nhận, trước mắt có thể gây ra một số vấn đề, chẳng hạn như sự bất bình đẳng gia tăng, nhưng cuối cùng chúng sẽ làm cho tất cả mọi người đều có cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách tạo ra một xã hội năng động và giàu có hơn. Hình ảnh thủy triều lên sẽ nâng tất cả các tàu thuyền lên là một hình ảnh ẩn dụ cho điều đó.

Nhưng, kết quả của các chính sách này đối lập với những gì đã được hứa hẹn. Sự thật đã bị che giấu. Những gì chúng ta được nghe từ những người ủng hộ thị trường tự do – hoặc, như họ thường được gọi là các nhà kinh tế học tân tự do – cùng lắm là chỉ đúng một phần, còn không sẽ là hoàn toàn sai. Những tư tưởng thị trường tự do đều dựa vào các giả định không đủ căn cứ, đó là những quan điểm chắp vá, nếu không muốn nói là những quan điểm vì lợi ích cá nhân.

Chính cuốn sách này, 23 Vấn Đề Họ Không Nói Với Bạn Về Chủ Nghĩa Tư Bản, sẽ đưa ra “những sự thật” mà các nhà kinh tế học thị trường tự do sẽ không bao giờ nói cho bạn biết….

Bí Ẩn Của Vốn – Vì Sao Chủ Nghĩa Tư Bản Thành Công Ở Phương Tây

Bí Ẩn Của Vốn – Vì Sao Chủ Nghĩa Tư Bản Thành Công Ở Phương Tây

Nghiên cứu này nổi tiếng vì giá trị khoa học cao cũng như mục đích thực tiễn cao quý của nó. Mục tiêu chính của cuốn sách là giải thích tại sao các quốc gia nghèo khó và những người nghèo sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi số phận đáng buồn của họ. Lời giải thích này bao gồm các đề xuất về những cách thực tế và hiệu quả để các quốc gia nghèo khó và người nghèo thoát khỏi tình trạng được cho là số phận của họ. Đây là điều thúc đẩy cuốn sách và tác giả của nó được quốc tế hoan nghênh.

Phát hiện của Hernando de Soto, như được toát lên trong tựa đề của cuốn sách, gắn với khái niệm trung tâm của môn kinh tế học, khái niệm “Vốn”. Mục tiêu của cuốn sách là khai mở “bí ẩn của vốn”, lý giải nguồn gốc (hay của tư bản thì cũng vậy), vạch ra những trở ngại đặt ra trước quá trình chuyển hóa các nguồn lực phát triển, từ chỗ chỉ mang hình thái tự nhiên và có sức mạnh hạn chế thành nguồn lực xã hội, tồn tại dưới hình thái vốn và có sức mạnh to lớn.

Với cuốn sách này, Hernando de Soto đã đi theo đúng con đường mà C. Mác đã từng đặt ra và giải quyết trong suốt cuộc đời mình – trả lời cho câu hỏi: “Tư bản là gì?”. Và ông đã góp phần xứng đáng trong sự tiếp tục đó khi dành nỗ lực cao nhất của mình cho việc giải thích bí ẩn của vốn, cũng là bí ẩn của tình trạng đói nghèo ở các nước nghèo, những nơi mà theo ông, tồn tại một nghịch cảnh: dân nghèo sống trên sự giàu có tiềm năng vô tận..

Nền Đạo Đức Tin Lành Và Tinh Thần Của Chủ Nghĩa Tư Bản

Nền Đạo Đức Tin Lành Và Tinh Thần Của Chủ Nghĩa Tư Bản

Năm 1904-1905, Max Weber viết công trình nổi tiếng mang tên là Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus (Nền Đạo Đức Tin Lành Và Tinh Thần Của Chủ Nghĩa Tư Bản, từ đây viết tắt là ĐĐTL). Đây không phải là một công trình nghiên cứu xã hội học về tôn giáo theo đúng nghĩa của chuyên ngành này, vì đối tượng nghiên cứu của nó không phải là một vấn đề tôn giáo, mà là mối quan hệ giữa nền đạo đức Tin lành và “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản.

Trong quyển sách này, Weber khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc các giáo phái Tin lành, cũng như ý nghĩa mà họ gán cho hành động xã hội của mình, nhằm đi đến giả thuyết cho rằng nền đạo đức Tin lành có một mối liên hệ “tương hợp chọn lọc” [Wahlverwandtschaften] với “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản, và do vậy đã tạo ra một số động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Thực ra, Max Weber không phải là người đầu tiên nêu câu hỏi: đạo Tin lành có dính líu gì và ở mức độ nào với chủ nghĩa tư bản? Vào đầu thế kỷ XX, đã có một loạt học giả Đức bàn về vấn đề này (mà Weber đều có quen biết) như Eberhard Gothein, Werner Sombart, Georg Jellinek và Ernst Troeltsch. Cơ hội trực tiếp khiến ông quan tâm đặc biệt đến vấn đề là vào tháng 4-1903 nhân “Hội nghị của sử gia Đức” (Deutscher Historikertag) ở Heidelberg và ông được nghe Georg Jellinek phê phán rất mạnh bộ Chủ nghĩa tư bản hiện đại (Der moderne Kapitalismus) (hai tập) (1902) của Werner Sombart. Trong quyển ĐĐTL này, Weber có ý muốn lý giải chủ nghĩa tư bản khác với Sombart mà ông đã nhiều lần phản bác.

Chủ Nghĩa Tư Bản Lịch Sử Thăng Trầm 120 Năm (1900 – 2020)

Chủ Nghĩa Tư Bản Lịch Sử Thăng Trầm 120 Năm (1900 – 2020)

Trong lịch sử tồn tại gần năm thế kỷ, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX và hai thập niên đầu thế kỷ XXI đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản đã châm ngòi cho hai cuộc chiến tranh thế giới đến nay là lớn nhất trong lịch sử nhân loại, đồng thời đã trải qua những bước phát triển thăng trầm, với những đỉnh cao chưa từng thấy cũng như những cuộc khủng hoảng, suy thoái lớn nhất về kinh tế, xã hội. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành một trong những chủ thể giữ vị trí then chốt trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.

Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản chủ yếu tập trung vào các khía cạnh kinh tế chính trị học hoặc thuần túy về kinh tế. Việc nghiên cứu, xem xét sự thăng trầm của chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XX và hai thập niên đầu thế kỷ XXI – một bộ phận không thể tách rời trong dòng chảy của lịch sử nhân loại – vẫn còn có khoảng trống. Do vậy, với cách tiếp cận từ lịch sử, cuốn sách Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm 120 năm (1900-2020) được xuất bản sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống đó và cung cấp cho bạn đọc, các nhà nghiên cứu nguồn tư liệu hữu ích, cập nhật khi muốn tìm hiểu một cách hệ thống, cơ bản về lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cuốn sách gồm hai phần:

  • Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận
  • Phần thứ hai: Sự phát triển thăng trầm của chủ nghĩa tư bản (1900-2020).

Chủ Nghĩa Tư Bản Có Ý Thức

Chủ Nghĩa Tư Bản Có Ý Thức

Chủ Nghĩa Tư Bản Có Ý Thức mang đến một kịch bản hấp dẫn về chủ nghĩa tư bản sau mấy trăm năm phát triển, với một tương lai trước mắt đầy rộng mở.

Có bốn nguyên lý mang tính nền tảng của Chủ nghĩa tư bản có ý thức: mục đích cao đẹp hơn, tích hợp các bên có lợi ích liên quan, nền văn hóa và lãnh đạo có ý thức. Đó không chỉ là chiến thuật hay chiến lược để phục vụ kinh doanh trước mắt, mà chính là đại diện cho những nhân tố thiết yếu của một triết lý kinh doanh hòa hợp, lâu dài, bền vững, lý tưởng, có thể giúp tất cả các lãnh đạo doanh nghiệp, các doanh nhân khởi nghiệp một bộ khung cần thiết, đúng lúc để xây dựng và điều hành những doanh nghiệp mạnh mẽ, có ý thức, cân bằng giữa lợi nhuận và đạo đức xã hội, mang lại ý nghĩa cho sự tồn tại của doanh nghiệp và cuộc đời doanh nhân.

“Trong liều thuốc giải độc kỳ diệu cho sự thừa thãi những cuốn sách gần đây về việc chủ nghĩa tư bản đang khủng hoảng, Mackey và Sisodia đưa ra tầm nhìn thuyết phục và đầy cảm hứng về dạng thức mới của chủ nghĩa tư bản dựa trên giá trị và được thúc đẩy bởi mục đích. Đây là cuốn sách hết sức đáng đọc cho những ai còn chưa bị thuyết phục rằng những cách làm kinh doanh kiểu cũ đơn giản là không đủ.” – Paul Polman, CEO, Unilever

Sốc – Sự Trỗi Dậy Của Chủ Nghĩa Tư Bản Thảm Họa

Sốc – Sự Trỗi Dậy Của Chủ Nghĩa Tư Bản Thảm Họa

Naomi Klein đưa ra kiến giải mới về sự thành công của hệ tư tưởng kinh tế của Milton Friedman, cha đẻ học thuyết kinh tế thị trường tự do “tháo xích”, đập tan huyền thoại rằng thị trường tự do đã chiếm lĩnh toàn cầu một cách hoàn toàn dân chủ, lột trần những toan tính, những nhân tố ẩn sau các cuộc khủng hoảng và chiến tranh trên thế giới trong bốn thập kỷ đầy biến động vừa qua. Sốc: sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản thảm họa kể một câu chuyện cô đọng về những chính sách thị trường tự do của Mỹ nở rộ trên toàn cầu, và lý giải xem, đó liệu có phải bởi tính ưu việt của tinh thần tự do mà các môn đệ của Milton Friedman vẫn rao giảng?

Đúc kết từ hơn bốn năm làm phóng viên nằm vùng trong vùng xảy ra thảm họa, kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử mang tính đột phá để chắt lọc khối tư liệu đồ sộ đáng tin cậy, Naomi Klein đã phơi bày chân thực nhất chủ nghĩa tư bản “thảm họa” ngày nay.

Nhận Diện Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Nay

Nhận Diện Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Nay

Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội phát triển cao của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ XVIII. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình thái chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.

Cuốn sách gồm 3 chương, luận giải có hệ thống, cập nhật dưới góc độ kinh tế chính trị học về đặc điểm tình hình thế giới và phương pháp luận nhận diện chủ nghĩa tư bản ngày nay; những phát triển mới và những hạn chế chủ yếu trong lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản ngày nay; những điều chỉnh, biến đổi về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ phân phối, quản lý kinh tế vi mô và vĩ mô, bản chất kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản ngày nay; phân tích những mâu thuẫn cơ bản, khủng hoảng kinh tế chính trị và địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản ngày nay.

Chủ Nghĩa Tư Bản Phiên Bản 3.0

Chủ Nghĩa Tư Bản Phiên Bản 3.0

Cuốn sách Chủ Nghĩa Tư Bản Phiên Bản 3.0 đề cập đến vấn đề công sản của xã hội hiện đại, đó chính là thiên nhiên, văn hóa, khoa học, cộng đồng… những thứ thuộc sở hữu của mọi người. Thế nhưng, những thứ đó đang dần bị đánh cắp mà chúng ta không hề hay biết. Qua cuốn sách, tác giả nhấn mạnh rằng: những quyền đương nhiên của con người không chỉ có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà con người còn đương nhiên có quyền không bị ô nhiễm, quyền thưởng thức văn hóa và hưởng các tiến bộ khoa học không giới hạn, quyền được chữa bệnh, quyền được có những nền tảng công bằng để bước vào đời.

Không những thế, tác giả còn vạch ra những quyền đương nhiên có mà các thế hệ tương lai dù hiện chưa có mặt vẫn có quyền đòi hỏi chúng ta phải đảm bảo cho họ: quyền được nhận từ chúng ta một môi trường sống đầy đủ và nguyên vẹn như khi chúng ta nhận từ cha ông chúng ta. Tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết theo đúng quy luật thị trường trong hệ điều hành kinh tế nâng cấp của Chủ nghĩa tư bản 3.0 do tác giả đề xuất.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button