6 sách hay về cờ vây, bộ môn nâng cao trí tuệ người chơi

6 cuốn sách hay về cờ vây này sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu những quy tắc, chiến thuật và lối đánh cơ bản khi chơi cờ vây.

Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây

Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây

Tại một đô thị hẻo lánh vùng Mãn Châu những năm 1930, một thiếu nữ mười sáu tuổi băn khoăn nhiều đến những chuyện riêng tư con gái của mình hơn là những cuộc xung đột thù hận giữa đồng bào mình với quân xâm lược Nhật Bản.

Vẫn còn là nữ sinh trung học, nàng đã chọn được người tình đầu tiên của mình, một sinh viên kháng chiến, nhưng càng dấn sâu vào cuộc đời người lớn, nàng càng cảm thấy khinh bỉ nó, và nàng càng mê đắm vào những cuộc cờ vây mà nàng vẫn bày hàng ngày trên quảng trường Thiên Phong, nơi đó, một sĩ quan Nhật cải trang thành kỳ thủ đáng gờm nhất của nàng.

Và cùng với những trận cờ, cuộc đời phong kín của họ dần dần lộ ra, thay đổi, một mối tình không ai nói, với những thế cờ khiến họ xích lại gần hơn số phận dị thường của họ. Sự điềm nhiên của thiếu nữ và những quân cờ trên quảng trường cuối cùng không thoát khỏi sự xô đẩy của cuộc chiến. Nàng gặp lại kỳ thủ của mình trong một tình huống oái oăm hơn bất cứ thế cờ nào mà họ từng đối mặt, và chỉ có cái chết mới giúp hai người được an lành với tình yêu của mình giữa cuộc chiến thảm khốc ấy.

Trong “Thiếu nữ đánh cờ vây”, Sơn Táp đã chưng cất những xúc cảm của tuổi hoa niên thành một câu chuyện mê đắm, đẹp một cách khắc khổ, về tình yêu, sự tàn bạo và sự mất đi của tuổi ngây thơ trong trắng.

“Tôi nghĩ, cuốn sách này sở dĩ đoạt giải thưởng văn học, được đông đảo bạn đọc yêu thích, là do nó đã chạm đến đáy sâu về tình cảm, về sự sinh tồn của người hiện đại…Khi viết đến trang cuối của “Thiếu nữ đánh cờ vây” tôi không sao kìm được nước mắt. Nhiều độc giả viết thư cho tôi bảo sau khi đọc xong cuốn sách, họ cũng từng khóc nấc lên.” – (Lời tựa của tác giả viết cho bản tiếng Trung)

Cờ Vây – Truyền Kỳ Ngàn Năm

Cờ Vây – Truyền Kỳ Ngàn Năm

Đã từng có một câu nói về cờ vây rằng, ‘Vi kỳ thiên cổ dĩ lai vô đồng cục’ – nghĩa là không có ván cờ vây nào giống nhau từ thời xa xưa cho đến ngày nay. Cách giải thích rộng rãi đã chỉ ra sự chênh lệch giữa hình thức và bản chất của cờ vây; tuy cách chơi tương đối đơn giản, chỉ với hai màu đen trắng nhưng chất liệu trong chiến đấu lại phong phú và đa dạng, nhiều chiến thuật, chiến lược…

Không phải vô cớ, mà các nhà khoa học đã chỉ ra tác dụng của hoạt động chơi cờ vây là khiến cho cả hai bán cầu não của người chơi đều hoạt động và nhờ đó não bộ sẽ phát triển tốt trong quá trình chơi cờ. Những người tiếp xúc với bộ môn thú vị này đều không khỏi bị nó hấp dẫn, rồi dần dần sự tò mò và quan tâm đến nó sẽ tang dần theo năm tháng luyện cờ.

Đối với những người nhập môn, còn gì tuyệt vời hơn một cuốn sách tổng hợp được tất cả những thông tin về lịch sử cờ vây, sự phát triển của cờ vây trên thế giới cũng như những sự kiện thú vị về các kì thủ trong quá khứ.

Thông qua cuốn sách, người đọc sẽ cùng vén tấm màn phiêu lưu vào thế giới cờ vây – truyền kì ngàn năm

Giáo Trình Cờ Vây Binh Gia Môn – Sơ Cấp I

Giáo Trình Cờ Vây Binh Gia Môn – Sơ Cấp I

Cờ Vây còn có tương quan liên hệ đến thiên tượng dịch lý, binh pháp chiến lược, và vấn đề trị quốc an dân. Bàn cờ Vây nhìn giống như một vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại mà thành. Có 19 đường dọc và 19 đường ngang trên bàn cờ, tạo nên 361 giao điểm tổng cộng. Một điểm ở trung tâm, gọi là Thiên Nguyên – tức Thái Cực, đại biểu cho trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm (âm lịch), được chia ra làm bốn góc là xuân, hạ, thu, đông. Những con cờ Đen và Trắng đại biểu cho ngày và đêm… Như vậy cả bàn cờ như là hình tượng biến hóa của Trời và Đất – Âm và Dương. Cờ Vây – trò chơi trí tuệ có sức sống mãnh liệt.

Hikaru Kì Thủ Cờ Vây

Hikaru Kì Thủ Cờ Vây (Tập 1)

Ngày nọ, Hikaru tìm thấy một bàn cờ vây cũ kĩ trên gác xép trong kho nhà ông ngoại. Bỗng đâu, từ trong bàn cờ, linh hồn Fujiwarano Sai xuất hiện và nhập vào tâm thức cậu. Vốn là một kì thủ thiên tài từ thời Heian, Sai coi trọng cờ vây hơn tất thảy mọi thứ trên đời. Từ đây, Hikaru từng bước dấn sâu vào thế giới cờ vây kì thú dưới sự dẫn dắt của Sai.

“Trên bàn cờ có 9 Thiên Tinh. Mỗi lần đặt quân cờ lên bàn cờ là sáng tạo ra một ngôi sao. Giống như một vị thần – Ta là thần, vị thần tối cao trên bàn cờ”. Từ một cậu bé ham chơi chỉ thích game, không biết tự khi nào, Hikaru đã có được cảm nhận tuyệt vời như vậy về cờ vây.

Hãy để những quân cờ dẫn lối cho bạn!

Nhà Quản Lý – Kỳ Thủ Cờ Vây

Nhà Quản Lý – Kỳ Thủ Cờ Vây

Cờ vây là một ẩn dụ phong phú và là một bài luyện tập tốt để làm quen với những vấn đề về quản lý. Trong cuốn sách này, các tác giả mời những nhà điều hành doanh nghiệp và nhà quản lý theo dõi tiến trình của một ván cờ để qua đó có thể vận dụng những nguyên tắc của cờ vây vào công việc.

Lĩnh hội được cờ vây sẽ cho phép người đọc:

  • Hình dung sự phức tạp một cách đơn giản
  • Nhìn xa, đặt cột mốc và hiện diện ở mọi nơi
  • Cùng tồn tại với những lực lượng đối lập
  • Tạo liên kết và xây dựng những vùng lãnh thổ ảnh hưởng
  • Nhất quán và chặt chẽ trong hành động
  • Trong mọi hoàn cảnh, giữ gìn những cửa sổ tự do (mức độ tự do) của bạn
  • Phát triển khả năng chinh phục
  • Biết sử dụng chiến lược mở rộng cũng như chiến lược kiềm hãm

Cuộc Vây – Tiểu Thuyết

Cuộc Vây – Tiểu Thuyết

Khởi đi trong thiếu sót và hoang mang, trộn lẫn chính sử và huyền sử, Tác phẩm làm sống dậy những nhân vật đã mất để kể ta nghe câu chuyện xứ Đàng Trong thời Chúa Nguyễn đầu thế kỷ XVII, bằng khuôn thước của một trò chơi cổ nhất xưa nay: cờ vây.

Cuộc Vây dẫn vào một Hội An rực đỏ của 400 năm trước, dưới mắt nhìn của một nhà hải hành Nhật Bản. Đỏ cờ xí, đỏ đèn lồng, đỏ xiêm y và đỏ của trầu cau trên những khuôn miệng xứ Đàng Trong ở buổi bình minh mở đất về Nam. Màu đỏ tạo phông nền cho một câu chuyện tình vọng lại từ một lịch sử đã từng và luôn là những cuộc vây bất tận.

– – –

“Cuộc Vây trong sự gợi nhắc về môn cờ đen trắng nối tiếp nhau tạo thành những thế cuộc đầy biến ảo, là một thông đạo dẫn về quá khứ. Từng chương từng chương ngắn nối tiếp nhau như những quân cờ giáng xuống thế trận, cứ thế mà bao cuộc đời được vẽ ra, bao bi kịch được tạo thành, những bi kịch tình yêu, thân phậ “

(Huỳnh Trọng Khang)

Về Tác giả:

Duy Lê (Lê Khánh Duy) sinh năm 1981 tại Hà Nội trong một gia đình viết lách.

Anh viết cho tờ VietNamNet từ năm 2004 tới năm 2012, với nhiều mảng từ chính trị, kinh tế tới du lịch, văn hóa… Từng đi qua gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ để viết phóng sự và bài bình luận được xuất bản trong tập sách: Những giấc mơ phục sinh xuất bản năm 2016.

Năm 2012, anh nhận học bổng Fulbright học bằng thạc sĩ Báo chí và Truyền thông Đại chúng tại trường Đại học Point Park, Hoa Kỳ.

Cuộc vây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Duy Lê viết về lịch sử xứ Đàng Trong thời Chúa Nguyễn đầu thế kỷ XVII dựa trên phông nền lịch sử được khảo sát kỹ lưỡng.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button