4 sách hay về Đài Loan giới thiệu về lịch sử, văn hóa và con người Đài Loan

4 cuốn sách hay về Đài Loan giới thiệu đến bạn đọc lịch sử, văn hóa, kinh tế và con người của đất nước Đài Loan xinh đẹp.

Đài Loan – Tiến Trình Hóa Rồng (“Vương Triều Tưởng” Và Lịch Sử Hòn Đảo Xinh Đẹp 1945-1988)

Đài Loan – Tiến Trình Hóa Rồng (“Vương Triều Tưởng” Và Lịch Sử Hòn Đảo Xinh Đẹp 1945-1988)

Đài Loan – Tiến trình hóa rồng là cuốn sách viết về tình hình Kinh tế – Chính trị – Xã hội của Đài Loan những năm từ sau 1945 đến 1988.

Tháng 7 năm 1945 liên minh các nước Trung Quốc, Anh, Mỹ, Liên Xô ký Công ước Potsdam buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Ngày 29 tháng 8 chính quyền Đảng Quốc dân tuyên bố tiếp quản Đài Loan. Đầu năm 1950 Đài Loan bị bao trùm bởi bầu không khí vô cùng ảm đạm. Tưởng Giới Thạch hiểu rằng, lúc này, muốn bảo vệ toàn vẹn Đài Loan, việc khẩn cấp trước mắt là tranh thủ sự viện trợ của Mỹ. Dưới chiếc ô bảo hộ của Mỹ, Đảng Quốc dân bắt đầu viết một trang sử mới chia cắt và thống trị Đài Loan. Dưới bàn tay của Tưởng Giới Thạch, Đảng Quốc dân đưa ra hai phương sách chiến lược là ’’xác lập thể chế giới nghiêm’’ và ‘’thực hiện hai chính sách lớn’’ nhằm củng cố sự thống trị đối với Đài Loan, từ đó đưa ra hàng loạt các cuộc chỉnh đốn, mà đầu tiên là cuộc “cải tạo” Đảng, điều Tưởng Giới Thạch mưu đồ từ lâu.

Đến đầu những năm 60, thuật ngữ ‘’hai nước Trung Quốc’’ luôn được dư luận nước Mỹ và giới học thuật quan tâm, nhiều người hy vọng có những sự thay đổi về mặt này, họ để ra nhiều phương án, trong đó được chú trọng nhất, có tính tiêu biểu hơn cả là ‘’Báo cáo Conlon’’, ‘’Phương án nước Trung Đài’’ và ‘’Phương án nước tôn chủ’’.

Nhưng sự phản đối mạnh mẽ phương án ‘’hai nước Trung Quốc’’ không phải là Đài Bắc mà là Bắc Kinh, bởi tiền đề của nó là phủ nhận chủ quyền của Đài Loan đối với Đại Lục, đồng thời thừa nhận nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đại biểu cho Trung Quốc. Đây là lập trường của Mỹ đối với nước Trung Quốc mới, nhưngđổi lại Mỹ đòi trả giá bằng yêu cầu Trung Quốc từ bỏ chủ quyền đối với Đài Loan, Chính phủ Trung Quốc đương nhiên không thể chấp nhận.

Bởi cả hai bên đều không chịu nhượng bộ, Mỹ chỉ biết đơn phương giật dây chính quyền Đài Loan, đưa vấn đề hai bờ eo biển vào thế giằng co.

Hai năm cuối ‘’vương triều Tưởng’’, bánh xe đổi mới bắt đầu chuyển động, hàng loạt hàng rào cấm địa như cấm Đảng, cấm báo, cấm sách… được nới lỏng, thế lực ngoài Đảng mạnh dần lên, kết quả của xu hướng tất yếu này là Đảng Dân chủ Tiến bộ ra đời. Nhờ quyết tâm đổi mới này của Tưởng Kinh Quốc, dân chúng hai bờ eo biển được phép qua lại thăm hỏi người thân, ‘’thông bưu’’ cũng chờ ngày hiện thực hóa, mậu dịch hai bờ cũng phát triển mạnh. Ngoài ra cùng với bỏ giới nghiêm, nhiều tù chính trị đã được tha hoặc giảm án, cái vẫn được coi là chính sách hà khắc không còn nữa, chuyện quản lý ngoại hối cũng được nới rộng…

Có thể nói, năm 1987 là chính là năm bước ngoặt trong lịch sử chính trị Đài Loan đáng được ghi vào sử sách.

Lược Sử Văn Học Đài Loan

Lược Sử Văn Học Đài Loan

Lược sử văn học Đài Loan một tác phẩm quý,.. cung cấp một bức tanh gần như toàn cảnh của văn học Đài Loan trong gần 400 năm, đặc biệt là văn học thế kỉ XX,…Đây là một cuốn sách hấp dẫn và dễ đọc đối với bạn đọc Việt Nam.

GS.TS.NGDN. Trần Đình Sử

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội

Là một nhà văn viết nhiều, Diệp Thạch Đào tiên sinh là người thắp lửa cho văn học Đài Loan,: là một nhà văn học sử nghiêm túc, Diệp Thạch Đào tiên sinh là bậc Chưởng môn của văn học Đài Loan. Nay, nhờ sự dẫn dắt của Lược sử văn học Đài Loan của Diệp Thạch Đào, cánh cửa văn học Đài Loan sắp rộng mở trước độc giả Việt Nam.

GS. Trần Ích Nguyên

Trường Đại học Quốc lập Thành Công (Đài Loan)

Bắc Thành Bách Họa Thiếp – Tập 1

Bắc Thành Bách Họa Thiếp – Tập 1

Bắc Thành Bắc Họa Thiết đã khéo léo tái hiện một Đài Loan khiến ta đọc mà ngẩn ngơ bằng cách sử dụng các thành phần chính từ các sự kiện lịch sử có thật và thêm một chút gia vị hư cấu, giả tưởng. Những hình minh họa phức tạp của tác giả và những bình luận lịch sử và xã hội sâu sắc đưa người đọc đến một thời gian và địa điểm khác.

Dưới lớp vỏ là tiệm trà nhỏ, ngập tràn hương thơm, những cô gái xinh đẹp là những câu chuyện ẩn mình, bí mật che giấu mà chưa kể. Đến đây, tôi sẽ kể các cậu nghe về câu chuyện này…

Thần Chi Hương

Thần Chi Hương – Tập 1

“Thần chi hương” phác họa bức tranh đầy màu sắc về nét đẹp văn hóa bản địa Đài Loan, dưới góc nhìn mới mẻ nhưng vô cùng sâu sắc của những người trẻ hiện đại.

Vào năm thứ ba đại học, Hạ Chí Huân cùng với Trần Noãn Noãn, cô gái khoa Mỹ thuật cùng trường thầm mến cậu, từ Đài Bắc trở về quê hương Đại Khê sau bảy năm xa cách. Từ giây phút trở về ấy, A Huân chậm rãi nhớ lại những kỷ niệm ấu thơ, những người bạn năm xưa, quãng thời gian cha mẹ bất hòa và cả lời ước hẹn dở dang…

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button