10 sách hay về đại suy thoái tiên đoán nhiều viễn cảnh của kinh tế và thế giới

10 cuốn sách hay về đại suy thoái cung cấp cho người đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng đại suy thoái toàn cầu.

Khủng Hoảng Tài Chính: Những Điềm Báo Trước Giờ G

Khủng Hoảng Tài Chính: Những Điềm Báo Trước Giờ G

Cách đây hơn 10 năm (2008), nhân loại chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng “đói” tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở phố Wall.

Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính thứ cấp đã dẫn tới “đói” tín dụng ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo suy thoái kinh tế ở nhiều nước.​

Thời điểm đó, ngân hàng HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20%; Tập đoàn tài chính New Century, khi đó là hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất tại Mỹ, đệ đơn xin phá sản; Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Merrill Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns – nơi đã cho vay tín dụng dưới chuẩn hàng tỷ USD; ngân hàng lớn nhất của Pháp BNP Paribas đóng băng hoạt động rút vốn từ nhiều quỹ đầu tư…

Trong quyển sách Zero hour này, ông ấy và Andrew Pancholi (tác giả các “Báo cáo định thời điểm thị trường”) giải thích tất cả các chu kỳ này, các chu kỳ ảnh hưởng đến mọi thứ, từ định giá tiền tệ đến kết quả bầu cử, từ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Á đến tỷ lệ sinh sản ở Châu Âu. Bạn sẽ biết được, ví dụ:

  • Tại sao các công nghệ được thổi phồng nhất trong thời gian gần đây (xe hơi tự lái, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, blockchain) không thể phát triển cho đến thập niên 2030.
  • Tại sao Trung Quốc có thể là một bong bóng lớn nhất trong niên kinh tế toàn cầu (và bạn sẽ là một gã ngốc nếu đầu tư vào đây)
  • Tại sao bạn nên đầu tư vào ngành công nghiệp dược phẩm và chăm sóc y tế, và thoát ra khỏi thị trường bất động sản và xe hơi

Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính

Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính

Với “Miếng bánh ngon bị bỏ quên”, bằng cách phân tích đơn giản, lối suy luận sáng tạo và ngôn ngữ dễ hiểu, Schiff đã liệt kê chi tiết những nguyên nhân quan trọng đẩy nước Mỹ đến bờ vực khủng hoảng và thảo luận về những phương thức bạn có thể áp dụng để bảo vệ bản thân cũng như kiếm lợi trong thời gian khó khăn trước mắt bằng một kế hoạch bao gồm 3 bước:

  • Bước 1: Xem xét lại danh mục đầu tư
  • Bước 2: Dự trữ vàng
  • Bước 3: Duy trì tính thanh khoản

Đầu tư bằng những phán đoán truyền thống sẽ không có hiệu quả trong thời kỳ suy thoái tài chính. Đó là lý do tại sao “Miếng bánh ngon bị bỏ quên” đã xem xét tình hình kinh tế hiện nay để đưa ra lời khuyên cho bạn.

Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính

Nguồn Gốc Khủng Hoảng Tài Chính

Cuốn sách này được biên soạn nhằm giải đáp cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay nhằm giải thích tại sao nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng lại bị mắc kẹt trong bong bóng giá cả tài chính tưởng chừng như vô tận do các cuộc khủng hoảng tín dụng gây ra

Cuốn sách phân tích cơ chế dẫn đến những vòng luẩn quẩn này và sau đó giải thích tại sao những bước đi sai lầm trong chính sách lại khiến chúng trở nên tồi tệ hơn.

Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn – Gần 400 Năm Lịch Sử Các Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính

Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn – Gần 400 Năm Lịch Sử Các Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính

Charlie Kindleberger (hay còn gọi là CPK) là một người rất say mê công việc: am hiểu, trách nhiệm, mong muốn tìm hiểu mọi thứ, đầy cá tính và trên hết đó là sự năng nổ nhiệt tình. Những phẩm chất này được thể hiện xuyên suốt trong cuốn Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn.

Tôi cho rằng CPK bắt đầu viết Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn bằng âm hưởng của văn phong lịch sử tự nhiên, phần nào giống với Darwin trong giai đoạn lênh đênh trên con tàu thám hiểm Beagle – thu thập, phân tích và phân loại các mẫu vật kỳ lạ. Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn có lợi thế hơn so với những loài gặm nhấm, chim và bọ cánh cứng vốn được nhà nghiên cứu đương thời miêu tả theo lối hoa mỹ, đôi lúc rất sâu sắc, đôi lúc lại vô nghĩa. Đó là phong cách viết của CPK nhưng chỉ khác là ông viết bằng giọng văn của một nhà sử học kinh tế đang trên con đường tìm kiếm và nghiên cứu những sự kiện lạ thường, chứ không phải là theo đuổi những lịch trình được hệ thống hóa từ trước.

Tất nhiên, CPK là một nhà kinh tế học đã qua đào tạo và trải nghiệm thực tế, ông đã sớm tìm ra các mô hình và quy luật kinh tế, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Đặc biệt ông đã nhận ra những điều bất hợp lý diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các sự kiện và khiến mọi người có cái nhìn lệch lạc về bản chất sự kiện. Bản chất những điều này có lẽ chỉ đơn thuần là một thông tin giải trí. Nhưng CPK đã tạo nên những điều khác lạ khi nghiên cứu sự tương tác giữa hành vi và các thể chế. Bản chất của các sự kiện được đề cập trong cuốn sách này, và quy mô hoạt động của nó phụ thuộc phần lớn vào các thể chế liên quan đến tiền tệ và thị trường vốn trong từng thời điểm.

Có thể ngay từ đầu CPK không thể hiểu rõ các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra khắc nghiệt đến mức nào. Hai mươi lăm năm sau ngày ấn phẩm đầu tiên được xuất bản khắc họa một bức tranh tổng thể về sự hỗn loạn trong hệ thống các ngân hàng quốc gia, sự biến động về tỷ giá và bong bóng giá tài sản.

Những thông tin mới luôn được cập nhật trong những ấn phẩm tiếp theo. Hiện trạng lịch sử này không đơn thuần bắt nguồn từ sự vô lý của con người, mặc dù the Law of the Deterioration of Everything (Quy luật về sự tàn phá mọi thứ) từ một người bạn Đức của chúng ta đã lôi cuốn CPK. Của cải tăng lên, hệ thống truyền thông nhanh hơn và rẻ hơn, và sự thay đổi hệ thống tài chính quốc tế và của từng quốc gia cũng đóng một vai trò lớn không thể phủ nhận được, được trình bày trong Chương 13, đã được Robert Aliber bổ sung thêm vào ấn phẩm này. Nỗ lực của CPK trong lịch sử kinh tế đã giúp ông nhận ra chủ đề mà ông sẽ viết dường như sẽ không vượt ra ngoài âm hưởng này.

Rơi Tự Do – Nước Mỹ, Các Thị Trường Tự Do Và Sự Suy Sụp Của Nền Kinh Tế Thế Giới

Rơi Tự Do – Nước Mỹ, Các Thị Trường Tự Do Và Sự Suy Sụp Của Nền Kinh Tế Thế Giới

Đây là cuốn sách xuất bản đầu năm 2010 của Joseph Eugene Stiglitz – giáo sư Đại học Columbia, nhà kinh tế học hàng đầu thế giới thuộc trường phái Keynes. Không chỉ mô tả lại quá trình “rơi tự do” của nền kinh tế Mỹ bắt đầu từ mùa thu 2008, ông còn thảo luận qua 10 chương trong sách này các nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tài chính và đợt suy thoái quy mô toàn cầu hiện nay, bàn về một trật tự kinh tế toàn cầu mới được thiết lập sau cuộc khủng hoảng và đề xuất các hành động cải cách cần thiết để phục hồi và phòng tránh sự lặp lại của khủng hoảng. Có lẽ thông điệp lớn nhất của ông là kêu gọi sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và những quy định trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định.

“Rơi tự do: nước Mỹ, các thị trường tự do và sự chìm đắm của nền kinh tế thế giới” đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung trong giai đoạn hiện nay. Stiglitz, trong khi không dành quá nhiều giấy mực vào việc “truy tìm các thủ phạm gây ra khủng hoảng và quy trách nhiệm”, đã nỗ lực để phân tích các nội dung có ý nghĩa sâu xa hơn: đó là các động cơ, các học thuyết kinh tế làm nền tảng cho tư duy, hành động và cách biện hộ của chính phủ Mỹ, các tổ chức quốc tế cũng như các thành phần khác tham gia vào nền kinh tế. Vượt ra ngoài các yếu tố kỹ thuật trong hoạt động kinh tế, tác giả còn trình bày nhiều vấn đề từ góc độ chính trị, lịch sử, văn hóa xã hội.

Nước Cho Voi – Sara Gruen

Nước Cho Voi – Sara Gruen

Một gánh xiếc trong thời Đại suy thoái 1930. Ấy là bối cảnh của Nước Cho Voi qua lời kể của người đàn ông già nua về bí mật ông đã chôn giấu hàng chục năm.

Bước vào thế giới của Nước Cho Voi là bước vào một gánh xiếc – một phiên bản thu nhỏ của thế giới đương thời. Ở gánh xiếc ấy có đủ mọi loại người, từ ông chủ ti tiện, keo kiệt đến anh hề lùn khao khát một cuộc sống nhân văn trong những trang sách, từ gã đàn ông tâm thần phân liệt điên loạn đến cô gái luôn mơ ước vươn tới tự do… Nước Cho Voi dồn dập trong vòng xoáy của tiền bạc, của thủ đoạn và sự tàn nhẫn ẩn sau cái vỏ bọc lịch thiệp hào hoáng. Và trong đôi mắt của chú voi Rosie, Nước Cho Voi là vở bi hài kịch mà chú bất đắc dĩ phải đảm nhiệm vai nhân vật thứ chính.

Nước Cho Voi là một cuốn tiểu thuyết lịch sử với đầy đủ phần đen tối, bê tha, suy đồi nhân tính của thời đại nó điểm mặt. Câu chuyện được kể với giọng văn lôi cuốn, tiết tấu dồn dập và những nút thắt nghẹt thở, để người đọc chỉ có thể hiểu chân tướng câu chuyện khi đã đọc xong trang cuối cùng.

Bong Bóng Kinh Tế Và Làn Sóng Vỡ Nợ Quốc Gia

Bong Bóng Kinh Tế Và Làn Sóng Vỡ Nợ Quốc Gia

Cơn sóng thần tín dụng giá rẻ quét qua thế giới từ năm 2002 đến năm 2008 không phải là một hiện tượng tài chính đơn giản: đó là một sự cám dỗ, một cơ hội cho mọi xã hội phô bày những khía cạnh trong tính cách mà bình thường chúng ta không bao giờ để lộ ra. Người Iceland muốn ngừng câu cá và trở thành nhân viên ngân hàng đầu tư, người Đức muốn trở nên Đức hơn, còn người Ireland không muốn làm người Ireland nữa.

Cuốn sách này bắt đầu với một bản điều tra về những bong bóng vượt ra ngoài nước Mỹ. Nó tuyệt vời và bi hài đến mức các độc giả người Mỹ phải thốt lên rằng: “Ồ, những kẻ ngoại quốc này thật ngu ngốc”. Nhưng ngay sau đó, khi Lewis chuyển con mắt xét đoán không khoan nhượng về California và Washington, người Mỹ sẽ biết sự hài hước ấy chỉ là miếng mồi dẫn họ đến một cái bẫy khi choáng váng nhận ra rằng những khoản nợ của nước Mỹ – con nợ lớn nhất và tham lam nhất thế giới này – sắp đến hạn thanh toán.

Sự Trở Lại Của Kinh Tế Học Suy Thoái

Sự Trở Lại Của Kinh Tế Học Suy Thoái

Đa số các nhà kình tế, trong mức độ mà họ suy nghĩ về đề tài này, đều cho rằng cuộc Đại suy thoái của thập niên 1930 chí là một thảm họa vu vơ và không cần thiết.

Phải chi Herbert Hoover không cố gắng cân bằng ngân sách trong bôi cánh kình tế suy thoái; phải chi Cục Dự trữ Liên bang không báo vệ chế độ bản vị vàng bất chấp cái giá phái trả là nền kinh tế quốc nội; phải chi người ta cung cấp thanh khoán cho các ngân hàng gặp khó khăn để làm dịu sự sợ hãi trong hệ thống ngân hàng những năm 1930-31… thì vụ sụp đố của thị trường chứng khoán năm 1929 cũng chí dân tới một cuộc suy thoái bình thường, không đáng để ý và chắc chắn sẽ rơi vào quên lãng.

Do các nhà kinh tế và những nhà làm chính sách đã “thuộc bài”… dường như một cuộc Đại suy thoái tương tự sẽ không bao giờ có cơ may xảy ra nữa. Liệu điều này có đúng hay không?

Của Chuột Và Người

Của Chuột Và Người

Là tác phẩm nổi tiếng nhất của John Steinbeck, “Của Chuột Và Người” được coi là khuôn mẫu tiểu thuyết xuất sắc cho văn chương Mỹ.

Câu chuyện khắc họa nỗi cùng khổ của những người dân lao động trong bối cảnh Đại khủng hoảng kinh tế, của những thân phận tột cùng cô độc giữa một xã hội đầy rẫy bất công. Ở đó, ước mơ và hoài bão mắc cạn trong cái vòng luẩn quẩn, còn khát khao làm chủ số phận chỉ là một ảo giác an thần kéo lê những đôi chân trĩu nặng không ngừng bôn ba xê dịch.

Với lối kể chuyện giản dị, giàu cảm xúc, cùng cấu trúc ba hồi khúc chiết như một vở kịch, “Của Chuột Và Người” đã góp phần đưa John Steinbeck trở thành nhà văn sáng tác về tầng lớp lao động xuất sắc nhất nước Mỹ.

Phục Hồi Kinh Tế Sau Khủng Hoảng Covid-19

Phục Hồi Kinh Tế Sau Khủng Hoảng Covid-19

Tác giả cuốn sách là nhà kinh tế học Joshua Gans xem xét lại các vấn đề từ sự hỗn loạn nhất thời, để có một cái nhìn rõ ràng và hệ thống về cách các lựa chọn kinh tế đang được thực thi, nhằm đối phó lại với đại dịch COVID-19. Ông phác thảo các giai đoạn của nền kinh tế trong đại dịch, từ giai đoạn ngăn chặn đến giai đoạn thiết lập lại và cuối cùng là giai đoạn phục hồi và phát triển:

Giai đoạn đầu tiên là ngăn chặn. Giai đoạn này bao gồm ba bước:

Bước đầu tiên là virus bùng phát và khả năng xuất hiện đại dịch toàn cầu phải được xác định;

Bước tiếp theo là làm chậm lại và ngăn chặn virus lây lan: Đây là khi ta tiếp tục tìm hiểu nhiều hơn nữa về virus và bảo vệ các nguồn lực kinh tế khan hiếm. Có các hoạt động tập trung và quân sự để cải thiện năng lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Có kiểm soát giá và phân phối phù hợp. Và có những hạn chế chung về việc di chuyển và hành động. Tất cả những hành động này có khả năng cứu nhiều mạng sống và cuối cùng, bảo tồn nền kinh tế của chúng ta.

Mục tiêu lúc này là bằng cách nào đó, chúng ta tạm dừng nền kinh tế, để về sau, nó không bị dừng hẳn và cuộc sống có thể trở lại bình thường.

Giai đoạn tiếp theo là “thiết lập lại mọi thứ và bắt đầu lại từ đầu”: Nếu đại dịch COVID-19 được ngăn chặn thành công, giai đoạn thiết lập lại này giống như một bước chuyển sang nền kinh tế xét nghiệm. Trong nền kinh tế đó, chúng ta xét nghiệm rộng rãi để xác định ai là người an toàn để tiếp xúc. Chúng ta liên tục lặp lại việc này cho đến khi vắcxin được phân phối hoặc virus được ngăn chặn.

Và cuối cùng là “giai đoạn phục hồi từ đại dịch”: Chúng ta cần cân nhắc các vấn đề kinh tế liên quan đến việc dịch bệnh tái xuất hiện. Sẽ cần phải ưu tiên ai là người được giải phóng khỏi khu cách ly, vì không phải tất cả dân số đều an toàn để tiếp xúc. Để tái xuất hiện, chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với việc phân phối một số thứ nhất định – đáng chú ý nhất là các liều vắcxin – và sẽ cần xem xét cách phân bổ các nguồn tài nguyên khan hiếm đó.

Cũng trong lúc này, ta cần phải tạo ra những đổi mới. Những đổi mới rất cần thiết cho các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vắcxin cho COVID-19, và cả cho chiến lược đối phó với các đại dịch trong tương lai.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button