8 sách hay về đầu tư quốc tế lĩnh vực được quan tâm trong những năm gần đây

8 cuốn sách hay về đầu tư quốc tế giới thiệu thị trường kinh doanh nước ngoài và giải thích chi tiết cách đầu tư khác nhau.

Giáo Trình Luật Đầu Tư Quốc Tế

Giáo Trình Luật Đầu Tư Quốc Tế

Hiện nay, môn học Luật đầu tư quốc tế đã được giảng dạy ở một số trường đại học tại Việt Nam, đây là một môn học, một chuyên ngành luật đang phát triển mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm từ các nhóm đối tượng khác nhau, xuất phát từ các yêu cầu khác nhau trong giảng dạy, học tập, hoạch định, thực thi chính sách hay nghiên cứu chuyên sâu.

Cuốn sách này được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản do TS. Trịnh Hải Yến, Phó Trưởng khoa Luật quốc tế – Học viện Ngoại giao biên soạn.

Đầu Tư Quốc Tế – Lê Quang Huy

Đầu Tư Quốc Tế – Lê Quang Huy

Nội dung:

  • Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế
  • Chương 2: Lý thuyết và hiệu quả về đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Chương 3: Các quy định quản lý liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam…

Kinh Doanh Quốc Tế Hiện Đại

Kinh Doanh Quốc Tế Hiện Đại

Kinh Doanh Quốc Tế Hiện Đại bao gồm 6 phần chủ yếu:

– Phần I: Giới thiệu và tổng quan

Chương 1: Toàn cầu hóa

– Phần II: Sự khác biệt quốc gia

Chương 2: Những khác biệt quốc gia về kinh tế chính trị
Chương 3: Kinh tế chính trị và phát triển kinh tế
Chương 4: Những khác biệt về văn hóa
Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế

– Phần III: Môi trường thương mại và đầu tư toàn cầu

Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tế
Phụ lục A: Thương mại quốc tế và cán cân thanh toán
Chương 7: Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế
Chương 8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 9: Hội nhập kinh tế khu vực

– Phần IV: Hệ thống tiền tệ toàn cầu

Chương 10: Thị trường ngoại hối
Chương 11: Hệ thống tiền tệ quốc tế

– Phần V: Chiến lược kinh doanh quốc tế

Chương 12: Chiến lược kinh doanh quốc tế
Chương 13: Thâm nhập thị trường nước ngoài

– Phần VI: Các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế

Chương 14: Xuất khẩu, nhập khẩu và thương mại tối ưu
Chương 15: Sản xuất toàn cầu, thuê ngoài và hậu cần
Chương 16: Marketing toàn cầu và nghiên cứu và phát triển
Chương 17: Quản trị nguồn nhân lực toàn cầu

Giáo Trình Cao Học – Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế

Giáo Trình Cao Học – Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế

Nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây, với thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài đóng góp nhiều hơn vào GDP, của từng quốc gia và toàn cầu nói chung. Nền kinh tế của một quốc gia tương tác với nền kinh tế của nhiều quốc gia khác trên toàn cầu trong phong trào toàn cầu hóa, và hoạt động thương mại của các tập đoàn cũng bị ảnh hưởng tương tự bởi xu hướng toàn cầu hóa này. Do đó, cần phải nghiên cứu về hoạt động thương mại quốc tế, cả ở cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp.

Kinh doanh quốc tế hiện là một ngành học được giảng dạy trong hầu hết các trường có liên quan đến quản trị kinh doanh nói chung, trong đó môn học Quản trị Kinh doanh quốc tế nhằm nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty tham gia các hoạt động kinh doanh quốc tế, cũng như thực hiện việc quản trị các hoạt động trong một đơn vị kinh doanh quốc tế.

Trong bối cảnh đó, Giáo trình Cao học Quản trị Kinh doanh Quốc tế được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, trước hết của học viên ngành quản trị kinh doanh, ngành kinh doanh quốc tế, ngành thương mại nói chung, cũng như đáp ứng nhu cầu tham khảo của độc giả, giới doanh nhân, và của những người đang làm việc liên quan đến các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Giáo trình Cao học Quản trị Kinh doanh quốc tế được biên soạn trên cơ sở phát triển xa hơn những kiến thức đã được nghiên cứu tại môn học Quản trị Kinh doanh quốc tế bậc Đại học, bao gồm 2 phần chính, 10 chương, cuối mỗi chương có câu hỏi ôn tập và thảo luận, và có các điển cứu để người đọc thực hành, trao đổi và áp dụng các kiến thức đã học.

  • Phần I (Chương 1, 2, 3, 4, 5): Tổng quan kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh quốc tế.
  • Phần II (Chương 6, 7, 8, 9, 10): Quản trị công ty kinh doanh quốc tế.

Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế: Thực Tiễn Của Việt Nam, Châu Á Và Thế Giới

Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế: Thực Tiễn Của Việt Nam, Châu Á Và Thế Giới

Thế giới mà chúng ta sống đang vận động và thay đổi hàng ngày với xu thế hội nhập một cách sâu rộng và nhanh chóng. Những rào cản đối với các dòng hàng hóa, dịch vụ và vốn đã được xóa bỏ đi nhanh chóng. Khối lượng các trao đổi buôn bán và đầu tư xuyên quốc gia phát triển với tốc độ nhanh hơn sự tăng trưởng sản lượng thế giới, cho thấy nền kinh tế của các quốc gia đang tiến gần hơn đến việc thiết lập một hệ thống kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau. Điều này càng được đẩy mạnh bời những chính sách tự do nền kinh tế của các Chính phủ vốn trước đây phản đối nền kinh tế thị trường; nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được tư nhân hóa; nhiều quy định được bãi bỏ; thị trường được mờ cho phép sự cạnh tranh; những sự bảo hộ nền kinh tế nội địa cũng được giảm dần. Đây là xu thế toàn cầu hóa hay được gọi một cách ví von là “thế giới phẳng” bởi Thomas Friedman.

Được xem là một trong những trụ cột của sự phát triển, kinh tế thế giới cũng hòa vào xu hướng đó với sự vươn xa của các hoạt động kinh doanh vượt qua rào cản và những cách biệt về địa lý, văn hóa, chính trị, pháp lý… Khi tăng trưởng dựa vào thị trường trong nước trở nên chậm lại và bão hòa, các doanh nghiệp hướng tới tham vọng chinh phục những thị trường mới, đầy tiềm năng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều này mang tới những cơ hội mới đồng thời với những thách thức không nhỏ đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải vận động và đổi mới linh hoạt.

Việt Nam với những chính sách mở cửa, hội nhập trong khoảng 2 thập kỷ qua, đã kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội vào đầu tư và kinh doanh, tạo một cú hích cho nền kinh tế phát triển và cho các doanh nghiệp trong nước có những đổi thay đê’ đối phó với cạnh tranh quốc tế. Với những ưu thế nhất định, Việt Nam đã chứng tỏ được sức hút và sự hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng FDI vào Việt Nam liên tục tăng, đồng thời hiệu quả của nguồn vốn này cũng hết sức ấn tượng. Cụ thể là chỉ tính giai đoạn từ năm 2001 – 2009, Việt Nam đã có 8.476 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 124,4 tỷ USD (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Kinh Doanh Quốc Tế – Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu

Kinh Doanh Quốc Tế – Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu

Nội dung quyển sách Kinh Doanh Quốc Tế – Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu gồm các chương liên hệ sau:

  • Chương 1: Toàn cầu hóa
  • Chương 2: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền
  • Chương 3: Lý thuyết thương mại quốc tế
  • Chương 4: Hội nhập kinh tế khu vực (Regional economic integration)
  • Chương 5: Thị trường hối đoái
  • Chương 6: Hệ thống tiền tệ quốc tế IMS
  • Chương 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FDI)
  • Chương 8: Các chiến lược xuất và nhập khẩu (Export and Import Strategies)
  • Chương 9: Chiến lược và tổ chức quốc tế (International Strategy And Organization).

Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế

Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế

Tiến trình hội nhập hóa toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, mang tính tất yếu khách quan. Ở những năm đầu của thế kỷ thứ 21 đất nước chúng ta đã và đang hội nhập thành công với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh như thế các kiến thức về Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế rất cần thiết cho các chuyên gia kinh tế vì nó cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về cơ sở khoa học của vấn đề hội nhập; về đặc điểm và các nguyên tắc quan hệ quốc tế về kinh tế, thương mại, hoạt động đầu tư của quá trình hội nhập; những rào cản thương mại; các chính sách ngoại thương.

Cuốn sách Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế là một tác phẩm đầy đủ về kiến thức về lĩnh vực này, được đúc kết từ chính kinh nghiệm thực tế của tác giả hơn 30 năm quan hệ kinh tế với đối tác nước ngoài. Cuốn sách được dùng làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập và các nhà quản trị quan tâm đến mảng kinh tế đối ngoại, học đơn giản hơn là những doanh nhân đang giao dịch với các đối tác nước ngoài.

Tài Chính Quốc Tế (International Corporatr Finance 10th Edition)

Tài Chính Quốc Tế (International Corporatr Finance 10th Edition)

Cuốn sách gồm 5 phần, 21 chương cung cấp cho người đọc kiến thức chuyên sâu về môi trường tài chính quốc tế, về quản trị tài chính cho công ty đa quốc gia, về kinh doanh tiền tệ trên thị trường tài chính quốc tế trong môi trường toàn cầu hóa…

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button