7 sách hay về địa ngục và thế giới bên kia

7 cuốn sách hay về địa ngục cùng bạn tìm hiểu về địa ngục, ác quỷ và thiên đường.

Câu Chuyện Về Địa Ngục

Câu Chuyện Về Địa Ngục

Con người vốn nhỏ bé, hữu hạn trước thiên nhiên và vũ trụ rộng lớn, vô hạn. Và trong cái thế giới vô cùng vô tận ấy, sự tồn tại của con người chỉ như hạt bụi giữa không trung, một tia chớp loé sáng rồi phụt tắt (Thân như điện ảnh hữu hoàn vô – Thiền sư Vạn Hạnh).

Sự hiện hữu của con người luôn bị chi phối, tác động bởi lẻ vô thường ấy, nhưng người ta lại không chú ý đến, thậm chí không chịu thừa nhận nó. Nhưng tự nhiên vốn có quy luật và con người cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giống như trời đất có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; con người cũng không tránh khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử.

Vô thường hay biến dịch là sự tất yếu của tự nhiên trong khi đó con người luôn mong muốn, khao khát sự ổn định, vĩnh hằng. Cho nên khi mọi việc không như ý muốn, họ đâm ra thất vọng, đau khổ, sợ hãi đến tột cùng. Chỉ những bậc tu hành hay những kẻ đã thấu hiểu và nắm rõ được lẽ vô thường thì khi đối diện với nó, họ luôn giữ được tâm thái an nhiên, tự tại, đón nhận nó một cách tự nhiên và coi đó là lẽ thường tình. Nói cách khác, khi họ đã đạt đến sự “nhậm vận” thì có thể hoà đồng nội tâm với ngoại giới, vượt lên trên sự phân biệt giữa “cái ta” và “cái không phải là ta”. Nghĩa là không còn thắc mắc lo ngại trước sự thay đổi, biến động của vô thường nữa.

Các Tầng Địa Ngục Theo Phật Giáo

Các Tầng Địa Ngục Theo Phật Giáo

Các tầng địa ngục theo Phật giáo là “chuyến du hành” đặc biệt của hai tác giả người Pháp Léon Riotor và Léofanti qua một số ngôi chùa An Nam, “phỏng vấn” và đàm đạo với các sư trụ trì tại đây về “địa ngục” theo Phật giáo, từ đó phần nào phản ánh đời sống văn hóa, triết học và tâm linh của người dân bản xứ thời kỳ đầu thế kỷ 20, đặc biệt là những gì họ hình dung và tin tưởng vào một thế giới sau cái chết.

Mười hai phụ bản được các nghệ nhân người Nhật, Pha và Ly, vẽ bằng bút sậy theo các bản khắc nổi ở chùa Báo Ân, thể hiện hình ảnh Thập Điện Diêm Vương, không chỉ độc đáo ở góc độ mỹ thuật mà như E. Ledrain nhận định, còn chứng tỏ mỹ thuật đã “len lỏi tới đâu trong tư duy của các nhân vật tôn giáo quyền lực và tầng lớp thường dân”.

Địa Ngục Đỏ

Địa Ngục Đỏ

Nhiều tháng sau khi hồn ma của Anna Korlov mở cánh cửa dẫn tới Địa ngục và bước qua, Cas vẫn không thể vượt qua chuyện đó. Cậu nhìn thấy Anna ở khắp mọi nơi, trong lúc ngủ và trong những cơn ác mộng. Nhưng mọi thứ có vẻ rất bất thường… Những thứ Cas trông thấy không phải là ảo ảnh. Anna đang bị tra tấn và mỗi lần xuất hiện, cô dường như lại phải chịu nhiều đau đớn hơn.

“Cassio,” em thì thầm. “Hãy đưa em ra khỏi đây.”

Cas không biết chuyện gì đã xảy ra với Anna sau khi cô xuống Địa ngục nhưng cậu biết cô không đáng phải chịu những cực hình đó. Anna đã cứu mạng Cas nhiều lần, giờ đã đến lúc cậu trả ơn cô.

Địa Ngục Môn

Địa Ngục Môn – Tập 1

Tại Nhật Bản, tác phẩm nhận giải Bạc tại Giải Manga Quốc tế lần thứ 10 (2016).

Can Tiểu Hy, một họa sĩ truyện tranh xuất sắc của Việt Nam, đã cho ra mắt tác phẩm mới nhất của mình, Địa Ngục Môn. Cô từng được chú ý với các tác phẩm như Thơ Duyên, Tam Thế và mới đây nhất là bộ truyện tranh lấy chủ đề siêu nhiên – Địa Ngục Môn đang gây sốt cộng đồng. những người hâm mộ truyện tranh khác trong cả nước.

Có thể nói rằng, cuốn sách đã thể hiện được sự công phu của nữ họa sĩ Can Tiểu Hy trong việc tham khảo kiến thức thực tế về Phật Giáo, về văn hóa tín ngưỡng… và lồng ghép chúng vào trong truyện (một điều mà khá ít họa sĩ Việt Nam hiện nay làm được).

Sự Sống Bất Tử

Sự Sống Bất Tử

Cuộc sống sau cái chết và sự tồn tại của một Đấng tối cao luôn là đề tài mà con người quan tâm trong suốt chiều dài lịch sử. Là một bác sĩ y khoa, người thành lập Cơ sở Nghiên cứu Trải nghiệm Cận tử (Near Death Experience Research Foundation, NDERF), Jeffrey Long đã nghiên cứu trải nghiệm cận tử của 3.000 nhân chứng có các hoàn cảnh sống, tôn giáo, truyền thống khác nhau; trong đó có những những người tin vào tâm linh và những người không tin vào tâm linh.

Dựa vào những nghiên cứu này, Jeffrey Long đã viết nhiều cuốn sách gây chú ý về đề tài cuộc sống sau cái chết và thế giới tâm linh. Trong đó, có cuốn “Sự sống bất tử”. Khác với những cuốn sách mô tả về “thế giới bên kia” trước đó, trong cuốn sách lần này, Jeffrey Long tập trung vào việc minh chứng sự tồn tại và mô tả “chân dung” của thượng đế, dựa trên những điểm tương đồng trong lời kể về trải nghiệm cận tử của hàng ngàn nhân chứng.

Khi cận tử, chúng ta sẽ gặp những điều gì? Liệu có tồn tại thượng đế? Chúng ta có thể gặp lại những người thân yêu đã khuất ở thế giới bên kia? Cuốn sách “Sự sống bất tử” không chỉ là những ghi chép chi tiết về thượng đế, thiên đường, sự khải thị, sự phán xét và địa ngục… được kể trực tiếp từ những người đứng trước “cửa tử” mà còn là tập hợp những minh chứng khoa học, cụ thể về thế giới tâm linh cho những ai quan tâm đến đề tài này.

Kinh Địa Tạng – Thích Nhật Từ soạn dịch

Kinh Địa Tạng – Thích Nhật Từ soạn dịch

Quyển Kinh Địa Tạng gồm 3 phần chính sau: phần dẫn nhập, phần chánh Kinh, phần hồi hướng.

Bồ Tát Địa Tạng là vị Bồ Tát quan trọng trong 6 vị Bồ Tát Đại Thừa (5 vị còn lại là Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền và Di-lặc).

Kinh Địa Tạng mượn hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát Địa Tạng, đề cao hạnh nguyện đi vào thế giới ngục tù, thế giới của những con người mà tâm thức và hành động vi phạm luật pháp. Bồ Tát Địa Tạng giúp những kẻ tội phạm trở thành người hiền lương và đạo đức. Triết lý cốt lõi của Kinh Địa Tạng nằm ở chỗ này.

Thông điệp xuyên suốt của kinh Địa Tạng là “phạm pháp, làm ác, tạo tội sẽ bị trừng phạt ngay trong kiếp này và sau khi chết bị đọa lạc.” Cảnh giới tái sinh của con người sau khi chết phụ thuộc vào tổng thể nghiệp ác và thiện, tội và phước. Chết không phải là hết, sau khi chết, con người tiếp tục tái sinh, gặt hái quả lành hay quả khổ do chính mình tạo ra. Những người phạm pháp, tạo tội, gây khổ đau, dù vô tình hay cố ý, nếu không sám hối và nỗ lực chuyển nghiệp, thì sau khi chết sẽ bị đọa vào cảnh giới xấu.

Ai Cập Sinh Tử Kỳ Thư

Ai Cập Sinh Tử Kỳ Thư

Ai Cập sinh tử kỳ thư là cẩm nang chỉ dẫn cho linh hồn hướng tới sự bất tử của Ai Cập cổ đại. Trong đó, “Bản thảo của Ani” là cuốn bản thảo ghi chép hoàn chỉnh nhất nội dung của Ai Cập sinh tử kỳ thư. Theo như những gì ghi chép trong cuốn sách, cuộc hành trình mà linh hồn phải trải qua để được bất tử sau khi chết thật ly kỳ và lắm gian nan. Sau khi người ta ta chết đi, linh hồn của họ sẽ trở về cõi âm, sau đó đi qua từng con đường nhỏ âm u dưới sự hướng đạo của thần chỉ dẫn và chiến thắng các loài ma quỷ đáng sợ. Trong quá trình tôi luyện này, chính linh hồn cũng không ngừng trưởng thành, họ dần dần hồi phục được các khả năng như khi còn sống , đồng thời cũng có được các phép màu thần thông…

Ai Cập sinh tử kỳ thư – Đồ giải được biên soạn dựa theo tác phẩm nổi tiếng nói trên của người Ai Cập. Tác giả đã tiến hành giải thích những lời kinh sâu xa, khó hiểu, làm rõ mối quan hệ của từng nội dung, đồng thời xâu chuỗi chúng lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Nét đặc sắc của cuốn sách là đã sử dụng khá nhiều hình minh họa quý giá trong “Bản thảo của Ani”, tiến hành giải thích theo trình tự của lời kinh để ý nghĩa rõ ràng và người đọc có thể nắm bắt các nội dung một cách dễ dàng hơn.

Bố cục cuốn sách bao gồm 4 chương:

  • Chương 1. Tín ngưỡng bất tử từng bị chôn vùi
  • Chương 2. Cõi âm và thần linh
  • Chương 3. Vĩnh biệt trần gian
  • Chương 4. Linh hồn chuẩn bị về với thế giới địa ngục

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button