9 sách hay về Gen giúp bạn hiểu hơn về con người

9 sách hay về Gen cung cấp cho người đọc những hiểu biết toàn diện về cấu trúc, cơ chế và chức năng của gen.

Con Nhà Tông – Sự Ảnh Hưởng Của Gen Lên Học Lực Và Thành Tựu

Con Nhà Tông – Sự Ảnh Hưởng Của Gen Lên Học Lực Và Thành Tựu

Tiến sĩ Kathryn Asbury của Đại học York, Vương quốc Anh (Người chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường gia đình và trường học đến thành tích học tập, hành vi, sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em) và Tiến sĩ Robert Plomin – Giáo sư Di truyền Hành vi tại Đại học King’s College London, (Người sáng lập Twins Early Development Study – TEDS, đã xuất bản hơn 500 bài nghiên cứu và nhiều cuốn sách về di truyền học hành vi) đã xuất bản cuốn sách lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2014.

Đây là cuốn sách phải đọc đối với phụ huynh, giáo viên và các nhà hoạch định chính sách, vì nó đã được nhiều chuyên gia tâm lý học và di truyền học xác nhận. ‘Hiểu biết về di truyền học (được đưa ra trong cuốn sách này) là rất quan trọng đối với chính sách giáo dục, hỗ trợ tạo ra các trường học giáo dục hiệu quả hơn và nhân văn hơn’, Giáo sư Steven Pinker, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Harvard cho biết. Đây có lẽ là công việc cần thiết nhất để xây dựng hệ thống giáo dục trong thời kỳ hiện đại.”

Nếu bạn tin rằng mỗi đứa trẻ đều có những kỹ năng, khả năng và tính cách riêng biệt, đồng thời hệ thống giáo dục dựa trên di truyền sẽ coi trọng và thúc đẩy sự đa dạng, cho phép mỗi học sinh trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Đây là cuốn sách phải đọc cho tất cả những ai muốn đạt được thành tích tốt nhất của mình và đóng góp cho xã hội.

Gen Vị Kỷ

Gen Vị Kỷ

Gen vị kỷ là cuốn sách đầu tay của Richard Dawkins, được công bố năm 1976, và cũng nổi tiếng nhất trong số các công trình khoa học của ông.

Không chỉ sử dụng rất tài tình hình ảnh so sánh và phép nhân cách hóa để giải thích khoa học, Richard còn sáng tạo ra thuật ngữ “gen vị kỷ” để chứng minh gen là trung tâm của thuyết tiến hóa. Thế giới của gen vị kỷ có những cuộc chạy đua khốc liệt, sự lừa dối và bóc lột không khoan nhượng, và tồn tại cả chủ nghĩa vị tha.

Gen vị kỷ giúp xóa đi nhiều ngộ nhận trước đó trong giới khoa học về các vấn đề liên quan đến gen và tiến hóa. Richard định nghĩa được sự tồn tại của con người thông qua mọi hoạt động của gen, những hoạt động “lạ hơn viễn tưởng”.

Công trình được xây dựng dựa trên lý thuyết chính của George C. Williams về chọn lọc tự nhiên. Thuật ngữ “gen vị kỷ” thể hiện quan điểm mới về động lực của tiến hóa, trái ngược với quan điểm tiến hóa tập trung chủ yếu vào cá thể sinh vật và các nhóm. Từ quan điểm lấy gen làm trung tâm, Richard Dawkins cho rằng tính vị kỷ có thể chính là mô hình của văn hóa nhân loại.

GEN: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

GEN: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

GEN là một khái niệm trừu tượng, một thông điệp, một điều bí ẩn, một “bóng ma ẩn mình trong cỗ máy sinh học.”

Cuốn sách của Siddhartha Mukherjee là câu chuyện về sự sinh thành, phát triển, và tương lai của Gen – đơn vị cơ bản của di truyền, đơn vị cơ sở của tất cả thông tin sinh học, và là một trong những ý niệm có sức tác động nguy hiểm và lợi hại nhất trong lịch sử khoa học.

Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại được sắp xếp cả theo thứ tự niên đại lẫn chủ đề mà đường cong chính yếu là lịch sử. Mukherjee bắt đầu dẫn dắt từ khu vườn trồng đậu của Mendel, trong một tu viện hẻo lánh ở Moravia vào năm 1864, nơi Gen được khám phá rồi nhanh chóng bị quên lãng. Được kể song song với câu chuyện này là học thuyết tiến hóa của Darwin. Gen đã mê hoặc các nhà cải cách Anh và Mỹ, những người nuôi hy vọng thao túng di truyền học người để tăng tốc quá trình tiến hóa và giải phóng nhân loại. Ý niệm này leo thang đến tột đỉnh ghê rợn ở Đức thời Quốc xã vào những năm 1940 với những thí nghiệm dị hợm, mà đỉnh điểm là sự giam cầm, triệt sản cưỡng bức, gây chết êm dịu, và giết người hàng loạt..

Tế Bào Gốc: Khám Phá Cùng Nhà Khoa Học

Tế Bào Gốc: Khám Phá Cùng Nhà Khoa Học

Cuốn sách giúp cho bạn đọc có một cái nhìn bao quát đối với tế bào gốc từ lịch sử phát minh, đến cấu trúc tế bào, cơ chế phân tử, đến bộ gene và di truyền ngoài bộ gene (di truyền ngoại mã).

Điều đặc biệt ấn tượng là tất cả những kiến thức cơ bản này được diễn giải thật dễ hiểu bằng ngôn ngữ phổ thông, chứ không hàn lâm như trong giới nghiên cứu. Để chuyển tải các khái niệm trừu tượng khó hiểu của thế giới sinh học vi mô đến với người đọc, tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh tương đồng rất tài tình đến nỗi những người có kiến thức trong lĩnh vực, còn thấy hết sức độc đáo thú vị.

Ví dụ: để diễn tả độ phân tán và mất kiểm soát của tế bào gốc khi được đưa vào cơ thể bệnh nhân, tác giả so sánh với hình ảnh hàng triệu con cá hồi bơi vào đại dương mênh mông. Giống như cá hồi, những tế bào gốc đi đâu về đâu trong cơ thể con người, hiện nay chúng ta chưa biết hết được. Còn tệ hơn cả cá hồi, vốn luôn “biết” đường để quay về đúng vị trí chúng đã được sinh ra để thực hiện quá trình sinh sản rồi chết đi, tế bào gốc thì không. Vì vậy, một khi chúng gây tác dụng không mong muốn, thì chúng ta “lực bất tòng tâm”. Cả hai mặt triển vọng và nguy cơ của các liệu pháp tế bào gốc đều được tác giả trình bày và phân tích với nhiều bằng chứng khoa học xác đáng.

Với sự dẫn dắt của tác giả qua góc nhìn rất khách quan, bạn sẽ thu thập nhiều kiến thức đa chiều để tự đánh giá và định hướng cho chính mình và người thân khi muốn tìm một liệu pháp tế bào gốc khả thi nhằm cải thiện sức khỏe hay chất lượng cuộc sống. Thậm chí nếu không đủ thời gian để đi hết chiều dài cuốn sách thì bạn vẫn có thể sử dụng nó như một nguồn tư liệu để tra cứu và tìm tòi sâu hơn khi cần. Vì vậy, ngoài việc chuyển ngữ và chú giải nội dung của cuốn sách, nhóm dịch còn tạo ra một danh sách các thuật ngữ chuyên ngành Việt-Anh phổ biến, thông dụng để bạn đọc có thể tham khảo. Trong đó chúng tôi có đề xuất một vài từ tiếng Việt mới cho những thuật ngữ tiếng Anh mới hoặc vốn ít được sử dụng trong tiếng Việt. Danh sách các từ này nằm ở mục phụ lục của cuốn sách.

Tế Bào Gốc – Bí Mật Của Suối Nguồi Tươi Trẻ

Tế Bào Gốc – Bí Mật Của Suối Nguồi Tươi Trẻ

Tế bào gốc là những tế bào sửa chữa của cơ thể. Nếu không có đủ tế bào gốc, hoặc chúng không hoạt động đúng cách, các bệnh mãn tính sẽ phát triển và tồn tại dai dẳng.

Khi đứa con trai của một người bạn thân thiết mắc phải chứng loạn dưỡng cơ Duchenne – thể tồi tệ nhất của căn bệnh loạn dưỡng cơ đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị, ý tưởng phát triển một liệu pháp mới đã lóe lên trong đầu Tiến sĩ Neil Riordan. Điều đó ngày càng trở thành một niềm tin mãnh liệt và thôi thúc ông phải nghiên cứu về liệu pháp tế bào gốc. Và nhờ vậy mà không chỉ hy vọng của hàng triệu bệnh nhân có thể được chữa trị bằng liệu pháp này được thắp lên, quyển sách “Tế bào gốc” cũng được ra đời.

Qua từng chương, câu chuyện về những bệnh nhân mắc các căn bệnh từng được chẩn đoán là không thể cứu chữa ở thời điểm đó, nay được điều trị và hồi phục nhanh chóng đã mang lại biết bao hy vọng vào sự tiến bộ của nền y học hiện đại. Neil là người tiên phong trong lĩnh vực y học, chính ông đã khởi động liệu pháp tế bào gốc, chính ông mang đến cho những bệnh nhân nan y một cơ hội mới, được sống..

DNA : Hành Trình Khám Phá Cấu Trúc Chuỗi Xoắn Kép

DNA : Hành Trình Khám Phá Cấu Trúc Chuỗi Xoắn Kép

Đây là tự truyện của James Watson – người đồng khám phá ra cấu trúc xoắn kép của DNA

Nếu bạn tò mò về khám phá được coi là vĩ đại nhất thế kỷ 20 được phát hiện như thế nào, nếu bạn tò mò về trung tâm học thuật của thế giới những năm 1940-50, một trong những nơi giành nhiều giải Nobel Sinh Y học nhất, đây chắc chắn là cuốn sách dành cho bạn.

“Được xuất bản vào năm 2012 để đánh dấu 50 năm kể từ khi giải Nobel được trao cho Watson và Crick về công trình khám phá cấu trúc DNA, một ấn bản với chú thích và minh họa của cuốn sách kinh điển này mang đến những hiểu biết mới về mối quan hệ cá nhân giữa James Watson, Frances Crick, Maurice Wilkins, Rosalind Franklin. Những câu chuyện liên quan được người trong cuộc thuật lại đầy chi tiết, giúp khắc họa chân dung các nhà khoa học cũng như đời sống, suy tư hay cảm xúc của họ trong quá trình làm việc nghiên cứu.

Cấu trúc của DNA là một cuộc đua ngầm bắt đầu từ thời điểm Oswald Avery và cộng sự ở Đại Học Rockefeller, New York, làm thí nghiệm chứng minh DNA mang thông tin di truyền (trước đó người ta tin là protein mới là chất quyết định di truyền). Cuộc đua tìm kiếm ‘mật mã của sự sống’ còn ảnh hưởng cả đến thế giới khoa học nói chung, nhất là từ thời nhà vật lý vĩ đại người Áo Erwin Schrödinger. Có ít nhất 3 nhóm lúc đó dồn tâm sức vào cuộc đua này..

Cuộc Đời Bất Tử Của Henrietta Lacks

Cuộc Đời Bất Tử Của Henrietta Lacks

Cuốn sách kể câu chuyện về tế bào HeLa của một người phụ nữ da màu đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Nhưng những tế bào được lấy từ Henrietta Lacks năm 1951 đã tạo nên cuộc cách mạng trong ngành y học.

Nhờ tế bào HeLa: Người ta đã tìm ra vaccine phòng bệnh bại liệt, tạo ra kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm, đẩy mạnh nghiên cứu gene. Các nhà khoa học cũng đã hiểu biết rõ hơn về cơ chế phân chia của tế bào, về hoạt động của các căn bệnh ung thư..

Bảy Nàng Con Gái Của Eva

Bảy Nàng Con Gái Của Eva

Câu chuyện mở đầu bằng một sự kiện rất “giật gân”: Ngày 19/9/1991, hai nhà leo núi người Đức phát hiện dưới lớp băng của một ngọn núi thuộc rặng Alps một thi hài đàn ông đã đông cứng. Bên cạnh ông ta là một chiếc rìu kiểu cổ. Một thời gian sau, giới khoa học khám phá ra rằng thi hài ấy không phải của một nhà leo núi nào mất tích cách đó vài năm hay vài chục năm, mà là của một người tiền sử, sống cách chúng ta hơn 5.000 năm. Và còn giật gân hơn nữa là việc tìm ra hậu duệ của “Người Băng”, đó là một phụ nữ đang sống ở Dorset (miền nam nước Anh) ngày nay, cô Marie Mosely.

Sự ly kỳ chưa dừng lại ở đó. Các sự kiện lần lượt được kể tiếp theo trong câu chuyện sẽ dẫn chúng ta tới một kết luận choáng váng: “Gần như mọi người có nguồn gốc châu Âu, cho dù họ có sống ở đâu trên thế giới đi nữa, đều có thể truy theo dòng mẹ đến một trong số bảy người phụ nữ”, được coi như bảy bà “tổ mẫu” của Âu châu.

Người tìm ra cô gái Marie Mosely hậu duệ của “Người Băng” là GS Bryan Sykes. Ông cũng là người đặt tên cho bảy bà thị tổ của châu Âu. Dĩ nhiên, ông là một nhà khoa học nổi tiếng. Ông còn là phóng viên của hãng ITN, và là người viết nên cuốn sách Bảy Nàng Con Gái Của Eva.

Bảy Nàng Con Gái Của Eva sau phần mở đầu gây chú ý, đã tiếp tục với đầy ắp những tình tiết, những câu chuyện ly kỳ hấp dẫn. Bryan Sykes đã kể lại, với một văn phong vui nhộn, hài hước, quá trình các nhà nghiên cứu phỏng đoán, làm thí nghiệm, phân tích … để đi tới những khám phá, phát hiện rất có giá trị, nhưng tưởng như quá sức hiểu với đại đa số công chúng..

Di Truyền Học: Minh Họa Sinh Động Bằng Tranh – Dẫn Nhập Ngắn Về Khoa Học

Di Truyền Học: Minh Họa Sinh Động Bằng Tranh – Dẫn Nhập Ngắn Về Khoa Học

Di truyền học là mấu chốt để hiểu được sự sống. Mỗi cá thể đều khác nhau. Nhưng tất cả đều sinh ra trên cùng một hành tinh và thường dưới những điều kiện như nhau, tại sao mỗi cá thể trong quần thể lại có thể là độc nhất? Di truyền học ngày nay đã hiểu được cơ chế của quá trình mỗi cá thể hình thành.

Từ khám phá về DNA cho tới những bệnh di truyền cần những phương pháp điều trị đột phá, cuốn sách này giới thiệu tổng quan về di truyền học, cung cấp cho độc giả những góc nhìn đặc biệt về ngành di truyền học hiện đại.

Dẫn nhập ngắn về khoa học là lựa chọn sáng suốt nhất cho bất kỳ ai muốn truy cập nhanh và hiệu quả vào kho kiến thức khổng lồ. Khai thác thông tin khoa học khách quan từ những nguồn xác tín và sử dụng phong cách truyện tranh hài hước, bộ sách độc đáo này sẽ mở ra con đường sáng rõ nhất để tìm đến những ý tưởng khoa học đột phá của nhân loại.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button