4 sách hay về giác ngộ giúp tỉnh thức chính mình

4 cuốn sách hay về giác ngộ này cung cấp cho người đọc những góc nhìn khác nhau về quá trình giác ngộ, từ cổ đại đến hiện đại và từ Đông sang Tây, khám phá các đức tin Phật giáo, Đạo giáo, Ấn Độ giáo, Cơ đốc giáo và tâm lý học.

Con Đã Có Đường Đi

Con Đã Có Đường Đi

Mọi sinh hoạt của xã hội con người đang đi về hướng toàn cầu hóa. Những giá trị tâm linh và đạo đức nào trong gia sản văn hóa của nhân loại cần được xét nghiệm và nhận diện để chúng ta có thể sử dụng mà hình thành nên một nền đạo đức và tâm linh chung cho cả hành tinh chúng ta? Mỗi truyền thống đạo đức tâm linh đều có những viên ngọc quý có thể đem ra để đóng góp cho một nền tâm linh và đạo đức toàn cầu. Đạo Bụt là một nguồn tuệ giác đã có mặt trên 2500 năm có thể đóng góp được gì? Đó là chủ đề của cuốn sách này.

Bất cứ một nền đạo đức luân lý nào cũng luôn dựa trên nền tảng của một cái thấy sâu sắc về thực tại, thực tại nội tâm cũng như thực tại thế giới. Siêu hình học là nền tảng của đạo đức học. Đạo đức học của đạo Bụt phát sinh từ một suối nguồn tuệ giác mà Bụt Thích Ca và các hành giả kế tiếp đã đạt tới được nhờ kinh nghiệm thiền quán sâu sắc. Nguồn suối tuệ giác ấy được gọi là Chánh kiến (Right View), là sự chứng ngộ. Tuệ giác ấy có khi được gọi là Duyên Sinh, là Tương Tức, là Không, là Vô Tướng, là Bát Nhã, là Bất Nhị, là Trung Đạo, là Vô Ngã…

Tuệ giác ấy không phải là những ý niệm, những lý thuyết hình thành bởi tư duy, bởi lý luận mà là những kinh nghiệm trực tiếp về thực tại mà hành giả đạt tới. Chỉ có người ăn xoài mới thực sự chứng nghiệm được hương vị của trái xoài, và kinh nghiệm này không thể trao truyền được cho kẻ khác, những người chưa bao giờ được ăn xoài, bằng ngôn ngữ và ý niệm. Siêu hình học, nếu chỉ là sản phẩm của trí năng, lý luận và kiến thức khái niệm, thì không đủ để làm nền tảng cho một nền luân lý đạo đức có giá trị thực tiễn.

Cuốn sách này trình bày và giới thiệu nền tuệ giác ấy cũng như những hình thái đẹp đẽ của nền đạo đức luân lý được phát nguồn từ nền tuệ giác ấy. Nếu biết cách tu tập và quán chiếu thì bạn đọc cũng có thể nương vào đó để đạt tới kinh nghiệm tâm linh và nguồn suối tuệ giác ấy một cách trực tiếp, như người không mãn ý với những ý niệm về hương vị của trái xoài mà muốn trực tiếp ăn xoài.

Con Đường Giác Ngộ Trí Huệ Và Đại Bi

Con Đường Giác Ngộ Trí Huệ Và Đại Bi

Trích từ những lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, một trong những bậc thầy tâm linh vĩ đại nhất thế giới, ở Mỹ vào năm 1979, 1981 và 1980. Trong thời gian này, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến thăm một số trường đại học, cao đẳng và học viện Phật giáo để chia sẻ thông điệp của mình về tầm quan trọng của lòng trắc ẩn và sự hiểu biết thực sự về thế giới.

Các bài giảng của Ngài xoay quanh những giáo lý cơ bản của Phật giáo và được trình bày theo thứ tự giúp người đọc có thể tiếp thu những kiến thức nền tảng cần thiết trước khi đi vào những chủ đề phức tạp hơn ở phía sau. Thông qua cuốn sách này, Đức Đạt-lai Lạt-ma muốn gửi gắm niềm hy vọng của mình vào công cuộc chuyển hóa cá nhân và xã hội, cũng như khả năng tâm linh trong mỗi con người. Hy vọng cuốn sách này sẽ góp một phần làm trong sạch giáo pháp trong thời đại nhiễu nhương như hiện nay.

Trong cuốn sách này sẽ có rất nhiều vấn đề được đưa ra như:

  • Quyền hạnh phúc
  • Bản tính sáng ngời của tâm thức
  • Bốn chân lý cao cả
  • Nghiệp
  • Trí huệ và đại bi: Y khoa của Đức Phật
  • Lòng vị tha và sáu ba la mật
  • Những tài sản của Phật giáo Tây Tạng
  • Thiền định
  • Phật giáo từ đông phương đến tây phương
  • Những hóa thần: Đâu là sự bí mật của các vị?
  • Tu hành tâm thức trong tám đoạn kệ
  • Om mani padme hum
  • Con đường giác ngộ
  • Ngã và vô ngã
  • Cái chết trong Phật giáo Tây Tạng
  • Phóng mình vào cái vô cùng vi tế
  • Hai thứ chân lý (nhị đế)
  • Sự hòa hợp của hai phái Cựu Dịch và Tân Dịch

Sự Thực Về Giác Ngộ

Sự Thực Về Giác Ngộ

Hầu hết những gì chúng ta nghe nói về thức tỉnh đều tựa như lời rao bán món hàng giác ngộ… Nó thường được gói bọc trong những câu chuyện tuyệt vời, khiến ta tin tưởng rằng thức tỉnh gắn với phép màu và những quyền năng thần bí… Kết quả là mọi người nghĩ rằng: “Khi thức tỉnh tâm linh, về bên Thượng Đế, tôi sẽ bước vào trạng thái hân hoan vĩnh cửu”. Dĩ nhiên, đó là một hiểu lầm sâu sắc về thức tỉnh.”

ADYASHANTI (nghĩa là “Bình yên Nguyên thủy”) truyền cảm hứng cho tất cả những ai đang tìm kiếm bình yên và tự do để nghiêm túc nắm lấy cơ hội giải thoát ngay trong cuộc đời này. Bằng ngôn ngữ trong sáng, giản dị đến kinh ngạc, Adyashanti điềm đạm giải tỏa thắc mắc về những vấn đề siêu hình nhất: bản chất của giác ngộ, cuộc sống sau khi tỉnh thức, năng lượng, tiền kiếp, cái chết, con đường đến chỗ giác ngộ ngay trong cuộc đời này… Tiếng nói của sự chân thành về sự thật vĩnh cửu, nhẹ nhõm nhưng lại có sức mạnh phá hủy đến tận gốc thế giới của bạn, để mở ra một thế giới mới những chưa từng biết đến, nơi bạn nhận ra mình thực sự là ai.

Bởi vì nói như Adyashanti: “Bạn vốn là siêu thoát – bạn vốn đã thức tỉnh và hiện diện, ở đây và bây giờ. Tôi chỉ đơn giản là giúp bạn nhận ra điều đó”.

Tâm Giác Ngộ

Tâm Giác Ngộ

Một dẫn nhập thông thái và tổng quát về Phật giáo cho thấy sức sống và ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo này trong thế giới hiện đại. Tất cả những kinh nghiệm chứng ngộ của Phật giáo được giải thích cặn kẽ cùng với việc ứng dụng trực tiếp vào các hoạt động tri thức và thực tiễn của chúng ta hôm nay, để ánh sáng khai minh của Đức Phật mang lại sự an lạc cho chúng ta ngay trong đời sống thường nhật.

(Ken Wilber, tác giả cuốn Một lịch sử tóm tắt về vạn vật)

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button