20 sách hay về giáo dục đọc để nâng cao kiến ​​thức

20 cuốn sách hay về giáo dục giúp người đọc hiểu thêm về giáo dục, từ cách trẻ em phát triển và học tập cho đến phương pháp giảng dạy, vai trò của giáo viên.

John Dewey Về Giáo Dục

John Dewey Về Giáo Dục

Khái niệm này là gì? Ngay trong chương đầu tiên của Dân chủ và Giáo dục (trích trong một chương của cuốn sách này), một ý tưởng đã lóe lên; Dewey phản ánh vấn đề rằng các xã hội ngày càng trở nên phức tạp, nhưng phải phản ánh các hệ thống vì sự phức tạp này, sử dụng những cơ sở không mới nhưng tương thích với thực tế thế kỷ 21 của chúng ta về hệ thống giáo dục.

Ngày càng có nguy cơ về khoảng cách kiến ​​thức giữa những gì được dạy cho thanh niên và thực tế cuộc sống trong các xã hội đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng. Dewey chứng minh rằng tất cả các tương tác xã hội đều được thiết kế cho người học; do đó, suy luận đầu tiên là sinh viên sẽ học hiệu quả hơn nếu họ đang tham gia vào hoạt động của môi trường. Một hệ thống giáo dục có năng lực có trách nhiệm truyền cho thanh niên khát khao thay đổi và tiến bộ không ngừng, đồng thời nó cũng phải cung cấp các công cụ cho sự tiến bộ không ngừng này.

Lý thuyết giáo dục của Dewey lên án những mục tiêu giáo dục ngăn cản người dạy và người học cùng nhau tiến bộ. Với một nền giáo dục chỉ tập trung vào các mục tiêu đã định, cả người hướng dẫn và học sinh sẽ đắm chìm trong bối cảnh lịch sử và xã hội liên tục – chính bối cảnh, môi trường, nhanh chóng trở nên lỗi thời so với sự phát triển của thế giới thực. Ngược lại, nhìn từ góc độ tích cực, mục tiêu giáo dục con người cần phải tích hợp sự phát triển văn hóa của cá nhân với sự phát triển của xã hội theo nhiều cách khác nhau.

Education – Kinh Doanh Giáo Dục Tại Thị Trường Việt Nam

Education – Kinh Doanh Giáo Dục Tại Thị Trường Việt Nam

HASHTAG NO.5 EDUCATION sẽ đồng hành theo từng giai đoạn khởi nghiệp và giúp các start-up khai thác những đặc thù cốt lõi của mô hình kinh doanh giáo dục, từ đó hạn chế các rủi ro không đáng có khi gia nhập thị trường này.

“Kinh doanh giáo dục là thị trường không có điểm bão hòa tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều đặc thù mà người khởi nghiệp cần thấu hiểu.

Tự hào là cuốn sách đầu tiên hướng dẫn khởi nghiệp ngành giáo dục dành riêng cho thị trường Việt Nam, HASHTAG NO.5 EDUCATION sẽ đồng hành theo từng giai đoạn khởi nghiệp và giúp các start-up khai thác những đặc thù cốt lõi của mô hình kinh doanh giáo dục, từ đó hạn chế các rủi ro không đáng có khi gia nhập thị trường này.

Kết cấu sách được chia thành 4 phần, tương ứng với 4 giai đoạn người khởi nghiệp bạn phải trải qua:

Giáo Dục Thành Công Theo Kiểu Harvard

Giáo Dục Thành Công Theo Kiểu Harvard Tập 1

Đại học Harvard là ngôi trường danh tiếng nhất thế giới. Hơn 300 năm qua, chiếc nôi này đã đào tạo ra 8 vị Tổng thống nước Mỹ, 40 vị dành giải thưởng Nobel, 32 vị dành giải thưởng Joseph Pulitzer và hàng trăm nghìn trí thức tài giỏi cống hiến cho nền khoa học thế giới, chính trị, kinh doanh… Đại học Harvard có bí quyết gì đào tạo được nhiều nhân tài như vậy? Cách giáo dục của họ có gì đặc biệt chăng?

Đại học Harvard thành công không bởi quy mô to lớn của trường với nhiều ngành học đa dạng mà là phương pháp giảng dạy tiên tiến, tinh thần cầu thị theo đuổi chân lý quý giá và những tinh hoa trí tuệ được đúc kết trong hơn 300 năm qua. Trong cuộc đời mỗi người, 4 năm học đại học chỉ là những năm tháng ngắn ngủi, nhưng cũng chính trong thời gian ngắn ngủi ấy, họ đã học được những kiến thức quý báu, học được cách làm người, học làm người thành công, biết suy nghĩ và nhìn nhận cuộc sống. Mặt khác, thời gian ấy còn giúp họ tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện mục đích sống và giành được thành công.

Cuốn sách “Giáo dục thành công theo kiểu Harvard” hội tụ nhiều quan điểm giáo dục và phương pháp giáo dục gia đình tốt nhất, từ đó giải mã toàn bộ những gì tinh túy nhất trong quan điểm giáo dục của Harvard. Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến những tình cảm giản dị , chất phác nhất trong cuộc sống cũng như bản lĩnh sống, chỉ ra được bản chất của thành công.

Émile Hay Là Về Giáo Dục

Émile Hay Là Về Giáo Dục

Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), nhà triết học, nhà văn, nhà sân khấu xuất thân từ một gia đình gốc Pháp, được nuôi dạy theo truyền thống Tin lành. Ông ham thích các tác phẩm lãng mạn và các tác phẩm của Plutarque – sử gia Hy Lạp cổ đại. Sau nhiều năm học tập gian khổ và sau cuộc gặp gỡ có tính chất quyết định với bà de Warens, từ cuộc sống lang thang để lại những kỉ niệm đáng yêu, Rousseau đến với người bảo trợ ở Chambéry, rồi ở Charmettes, say mê học nhạc và đọc sách. Ở Paris, sau những thất vọng trong xã hội phù hoa ông kết bạn với Diderot và cộng tác với Từ điển bách khoa.

Với tư cách là một triết gia theo thuyết tự nhiên thần và nhị nguyên luận, ông đề cao tình yêu đối với thiên nhiên và có một quan niệm bi đát về xã hội, cho rằng xã hội văn minh làm hư hỏng con người. Tác phẩm Khế ước xã hội (1762) đã làm cho Rousseau có vai trò quan trọng trong triết học chính trị. Rousseau đã đi xa hơn Ch. L. Montesquieu và Voltaire trong việc bảo vệ tự do và bình đẳng trên cơ sở hòa giải quyền tự do cá nhân với những yêu cầu của đời sống xã hội. Theo ông, cần thiết lập một trật tự xã hội “tự nhiên”. Đây là một học thuyết về nhà nước mà nền tảng là sự hiệp thương giữa mọi người, nhân dân có quyền nắm chính quyền, lật đổ chúa phong kiến. Khế ước xã hội của Rousseau đã gợi ý cho việc soạn thảo Tuyên ngôn về nhân quyền – tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị của cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến các nhà triết học lớn của Đức như I. Kant và J. G. Fichte..

Cách Biệt Toàn Cầu Về Thành Quả Giáo Dục

Cách Biệt Toàn Cầu Về Thành Quả Giáo Dục

Trong cuốn sách Cách biệt toàn cầu về thành quả giáo dục, nhà giáo dục Tony Wagner đã chỉ ra những yếu điểm của giáo dục Hoa Kỳ và những phương pháp khắc phục, nhằm giúp nước Mỹ giữ vững vị thế lãnh đạo về kinh tế và tri thức trên toàn thế giới.

Cuốn sách mổ xẻ các trường công của Mỹ này thực ra không chỉ hữu ích cho nền giáo dục Mỹ, mà còn là một tài liệu tham chiếu vô cùng cần thiết cho các nhà giáo dục, nhà cải cách giáo dục ở bất kỳ quốc gia nào.

Đại Học – Định Chế Giáo Dục Cao Thay Đổi Thế Giới

Đại Học – Định Chế Giáo Dục Cao Thay Đổi Thế Giới

Đại học là một định chế giáo dục cao phát triển tri thức của Châu Âu Kitô giáo Trung cổ, một hiện tượng rất đặc thù không nền văn minh nào khác có, đánh dấu sự thức tỉnh tinh thần của một nền văn minh mới của thế giới sau đêm dài một nghìn năm vắng bóng học thuật, và tiếp nối truyền thống trí thức Hy Lạp cổ đại.

Trong ba loại quyền: Vương quyền, Thần quyền và Trí quyền thì Vương quyền ngày nay đã sụp đổ, Thần quyền không còn ảnh hưởng như một nghìn năm trước nữa, trong khi đó Trí quyền, mà đại học là sự tượng trưng, không ngừng ngày càng phát triển mạnh mẽ cho đến hôm nay.

Không thể giải thích nền văn minh phương Tây mà không giải thích vai trò và sứ mệnh cốt lõi Đại học. Đại học Đức thế kỷ XIX, và Đại học Hoa Kỳ nửa sau thế kỷ XX là sự minh họa sáng chói nhất.

Quyển sách Đại Học muốn giới thiệu đến độc giả Việt Nam toàn cảnh lịch sử của định chế này.

Danh Nhân Giáo Dục Việt Nam Và Thế Giới

Danh Nhân Giáo Dục Việt Nam Và Thế Giới

Quyển sách là tập hợp các bài viết của hai tác giả Nguyễn Đăng Tiến và Nguyễn Phú Tuấn, do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành năm 2011. Tập sách giới thiệu với độc giả cuộc đời và những quan niệm của 35 danh nhân giáo dục Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XII, như Nguyễn Hiền, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… đến những giáo sư tiến sĩ đương đại được nhiều người biêt đến như Đặng Thai Mai, Nguyễn Văn Huyên và 24 nhà giáo dục nổi tiếng trên thế giới như Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử, Mác- Ăngghen, Lê-nin,…

Với việc giới thiệu này, độc giả có thể tiếp cận các tư tưởng, quan điểm giáo dục khá phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào thời đại và hoàn cảnh lịch sử khác nhau trên thế giới, những tấm gương sáng ngời của các bậc thầy nổi tiếng.

Ngoài ra, sách còn giúp các thầy cô giáo hiểu rõ hơn về nghề cao quý của mình, đồng thời thấy được trách nhiệm hết sức to lớn, nặng nề trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Một Nền Giáo Dục Việt Nam Mới

Một Nền Giáo Dục Việt Nam Mới

Thái Phỉ là nhân vật hoạt động sôi nổi và sống trong giai đoạn lịch sử đầy bão táp. Trong giai đoạn lịch sử dân tộc đi vào khúc cua hiểm trở, bằng sự nhạy bén đặc biệt, ông đã qua tâm sâu sắc đến giáo dục. Ông viết về giáo dục trên báo và viết cả sách. Tác phẩm Một Nền Giáo Dục Việt Nam Mới đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

Đây là tác phẩm như chính ông tâm sự, sẽ là “một kế hoạch cải cách nền giáo dục Việt Nam”, một bản kế hoạch được viết ra “dựa vào những điều nhận xét cùng kinh nghiệm có được trong hai chục năm giời, vừa nhờ nghề dạy học, vừa nhờ nghề làm báo, vừa nhờ những cuộc du hành ở hầu khắp các nơi thành thị và thôn quê, suốt từ Bắc vô Nam”.

Nền Giáo Dục Của Người Giàu

Nền Giáo Dục Của Người Giàu

Phải học đại học thì sau này mới thành công? Điều đó chưa chắc đã đúng! Một số người thông minh nhất, thành công nhất trên thế giới chưa từng có bằng đại học. Vậy những kiến thức họ học được, những kỹ năng họ sử dụng, họ đã lấy từ đâu? Cuốn sách Nền giáo dục của người giàu này sẽ cho bạn biết điều đó và giúp bạn tìm ra một con đường mới để đi tới thành công.

Thành công là thứ mà tất cả chúng ta đều muốn có. Nhưng nó không dễ dàng đến như chúng ta mong muốn. Thực tế cho thấy có rất nhiều người có bằng cấp, học lực tốt nhưng vẫn thất nghiệp, hoặc đi làm với mức thu nhập không cao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy trên khắp thế giới cũng như ngay ở Việt Nam có hàng trăm, hàng ngàn tỉ phú, triệu phú, những vị giám đốc, họ thành công mà không có bằng đại học, thậm chí là trình độ học vấn rất thấp. Đại học không phải là con đường duy nhất để đến thành công. Bạn hoàn toàn có thể gây dựng nên sự nghiệp mà không cần đến tấm bằng đại học. Sự thành công trên ghế nhà trường không đảm bảo cho sự thành công trong sự nghiệp. Vậy, những gì bạn cần làm là gì ?

Phương Pháp Giáo Dục Của Cha Mẹ Hà Lan

Phương Pháp Giáo Dục Của Cha Mẹ Hà Lan

So với các quốc gia ở Châu Âu, thì lãnh thổ Hà Lan không lớn, những GDP lại ở mức cao. Nguyên nhân là bởi cho dù người dân Hà Lan phải vật lộn, tranh giành đất đai với biển cả trong thời gian dài, họ vẫn duy trì nền giáo dục ưu tú, đồng thời phát triển một bộ “phương pháp giáo dục hạnh phúc” của riêng mình. Nhờ quan niệm giáo dục này, trẻ em Hà Lan trở thành nhân tài mang đặc sắc cá nhân, có cuộc đời hạnh phúc và vui vẻ trên mọi lĩnh vực.

Cuốn sách này đã kết hợp nhiều ví dụ thực tế với các loại bảng biểu, hình minh họa, nói cho các bậc phụ huynh biết làm thế nào để thông qua phương pháp giáo dục hạnh phúc của người Hà Lan, bồi dưỡng cho trẻ sức sáng tạo, sự tôn trọng và sự tin tưởng…để trẻ hiểu được cách nắm vững và vận dụng tri thức trong quá trình học tập vui vẻ, từ đó trở thành nhân tài ưu tú có sức sáng tạo, trí tưởng tượng.

Các bậc phụ huynh thân mến, hãy bỏ đi phương pháp giáo dục giáo điều cũ, tiếp nhận khái niệm hoàn toàn mới đến từ Hà Lan, để bạn và trẻ không chỉ dừng lại ở mối quan hệ cha mẹ và con cái, mà có thể là bạn bè, tri kỉ bên nhau trưởng thành. Hãy cùng lật mở cuốn sách này, để chúng ta và các con đều trưởng thành trong hạnh phúc các bạn nhé!

Dân Chủ Và Giáo Dục

Dân Chủ Và Giáo Dục

“Cuốn sách này là kết quả của một nỗ lực nhằm phát hiện và trình bày những quan niệm gắn liền với một xã hội dân chủ, và vận dụng các quan niệm đó vào những vấn đề của hoạt động giáo dục.

Cuốn sách chỉ rõ những mục tiêu và phương pháp kiến tạo của nền giáo dục công lập xét từ quan điểm nói trên, và đưa ra đánh giá có tính phê phán các lý luận về nhận thức và sự phát triển đạo đức.

Các lý luận đó đã được phát biểu trong những điều kiện xã hội trước đó song vẫn tiếp tục có hiệu lực trong những xã hội mang danh xưng dân chủ và cản trở việc thực hiện đầy đủ cái lý tưởng dân chủ. Như [nội dung] cuốn sách này sẽ dần dần bộc lộ, triết lý được trình bày ở đây gắn sự trưởng thành của dân chủ với sự phát triển của phương pháp thực nghiệm trong các môn khoa học, các khái niệm về tiến hóa của khoa sinh học, và sự tái tổ chức lại nền công nghiệp, đồng thời chỉ ra những thay đổi trong nội dung và phương pháp của giáo dục do sự đòi hỏi của những phát triển đó.” (trích Lời nói đầu)

Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Mỹ

Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Mỹ

Trong quan niệm của chúng ta, trẻ con Mỹ luôn rất thông minh, tài năng, tự lập và dũng cảm. Các bé không chỉ thông minh trong học tập mà còn rất sáng tạo trong công việc. Hẳn bạn đã từng ngạc nhiên khi biết trẻ em Mỹ thường ngủ một mình vào ban đêm, đi ra ngoài mà không sợ bóng tối hay côn trùng, thậm chí các bé có thể tự mình sửa chữa những món đồ chơi bị hỏng hoặc tự kiếm tiền chi trả học phí…

Thực ra, có được những phẩm chất này là nhờ phương pháp giáo dục ưu việt của cha mẹ người Mỹ. Họ không chỉ là bạn mà còn là người thầy ở bên con trong suốt cuộc đời. Cha mẹ Mỹ biết lúc nào nên dành tình yêu thương cho bé, lúc nào nên để bé tự lập làm việc. Qua phim ảnh, chúng ta vẫn được chứng kiến những hình ảnh xúc động đầy tình yêu thương khi cha mẹ người Mỹ cùng con vui chơi đón giáng sinh; cổ vũ, động viên con trong cuộc thi đấu bóng chày hay rơi những giọt nước mắt hạnh phúc khi con nhận bằng tốt nghiệp.

Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy những biểu hiện tự lập rất cao của trẻ như: từ nhỏ đã biết tự mặc quần áo, đưa báo đến từng nhà khi trời còn chưa sáng, thậm chí có thể tự đi picnic cùng bạn bè… Đó là những minh chứng cho hiệu quả của phương pháp giáo dục con đặc biệt. Chính bởi những phương pháp này mà trẻ con Mỹ luôn trưởng thành tự tin, độc lập và thành công như thường thấy..

FUKUZAWA YUKICHI: Sức Mạnh Cải Cách Giáo Dục Và Hoạch Định Doanh Nghiệp

FUKUZAWA YUKICHI: Sức Mạnh Cải Cách Giáo Dục Và Hoạch Định Doanh Nghiệp

FUKUZAWA YUKICHI: Sức Mạnh Cải Cách Giáo Dục Và Hoạch Định Doanh Nghiệp là bản tổng hợp sâu sắc những triết lý thông tuệ của Fukuzawa Yukichi – người thầy đáng kính của dân tộc hiếu học bậc nhất thế giới. Triết lý của ông được nhìn nhận lại qua lăng kính hiện đại của tác giả Kono Eitaro – giám đốc điều hành Dịch vụ Kinh doanh Toàn cầu tại IBM Nhật Bản, một chuyên gia về đào tạo và phát triển nhân lực.

Thông qua cuốn sách, bạn đọc không chỉ hiểu rõ hơn về tư tưởng giáo dục của Nhật Bản và giải mã sự phát triển thần kỳ của quốc gia này, mà còn tìm ra những cách ứng dụng linh hoạt đạo khuyến học của vĩ nhân Fukuzawa Yukichi vào lĩnh vực kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp bền vững.

Biện Hộ Cho Một Nền Giáo Dục Khai Phóng

Biện Hộ Cho Một Nền Giáo Dục Khai Phóng

Giáo dục khai phóng là một lãnh vực rộng, bao gồm những môn học không phải thuần kỹ thuật, hay khoa học chuyên môn, mà liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc, lịch sử, triết học, văn học, ngôn ngữ, v.v…, tức mang tính nhân văn.

Nó nhằm đào tạo con người toàn diện, phát triển nhiều khả năng, tạo nền tri thức rộng, tạo ý thức lịch sử, nhân loại, để làm công dân, làm người văn hóa, hơn là một chuyên gia trong một lãnh vực chuyên môn. (TS Nguyễn Xuân Xanh)

Thiên Tài & Sự Giáo Dục Từ Sớm

Thiên Tài & Sự Giáo Dục Từ Sớm

Nhiều năm trước đây thường xảy ra chuyện con cái của những gia đình giàu có bị bắt giữ vì những hành vi trái đạo. Khi ấy, những gia đình giàu có này sẽ tìm đến cánh nhà báo mà họ vẫn hay qua lại để phân bua: “Tôi vì quá bận rộn với việc kinh doanh nên không để mắt đến con cái được. Nay xảy ra hậu quả thế này, tôi thật không còn mặt mũi nào nữ”. Những lời nói như thế từng được đăng trên khắp các mặt báo.

Nói rằng công việc kinh doanh bận rộn đến mức không có thời gian dành cho con cái chỉ là ngụy biện cho sự quá ham mê kiếm tiền của bản thân. Trên đời này chắc chắn có nhiều những người như thế và cuốn sách này viết ra hiển nhiên không phải để cho những người đó đọc.

Cũng có những cô gái “của thời đại mới” mang trong mình suy nghĩ: “Việc làm mẹ sẽ cản trở sự phát triển cá nhân, phá hỏng công việc cũng như làm đảo lộn sinh hoạt của bản thân”. Như thế, những người này ghét làm mẹ ít nhiều là vì điều đó ảnh hưởng đến thói ích kỷ của họ. Trên đời này có không ít những cô gái như thế, và đương nhiên, cuốn sách này được viết ra không dành cho họ.

Nhưng vẫn còn những người, tuy biết rằng bản thân chỉ đạt đến đây thôi, nhưng ít nhất sẽ cố gắng làm cho con mình trở thành hoàn hảo. Họ hiểu rằng mình chỉ là nấc thang thứ nhất, con mình sẽ là nấc thứ hai, và những gì mình đã không thể làm được thì con cái sẽ tiếp tục giúp mì Những con người đó, bất kể họ thành công hay thất bại, nhưng đối với xã hội, đối với nhân loại, họ vẫn là những thiên tài, là những con người ưu tú mà hàng ngàn vạn người mới có một.

Cuốn sách này của tôi được viết ra với kỳ vọng dành cho những người như thế.

Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái

Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái

“Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này”. Dù không phải là một chủng tộc lớn, đất nước Do Thái chỉ có hơn 7 triệu dân nhưng không một nhóm chủng tộc nào có thể sánh được với người Do Thái về khả năng và thành tích vượt trội. Góp phần làm biến động lịch sử nhân loại thế kỉ XX, phải kể đến nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein, bộ óc của thế kỉ Sigmund Freud, họa sĩ theo trường phái lập thể Picasso, người sáng tạo ra chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx hay những người giàu nhất thế giới như Bill Gates, Warren Bufett, Micheal Dell… Nói về người Do Thái thì ai trong chúng ta cũng đều trầm trồ ngưỡng mộ và khâm phục.

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao họ lại có trí tuệ phi thường như vậy? Tại sao họ lại được sinh ra với quá nhiều ưu việt như thế? Có phải tất cả đều là tự nhiên? Liệu Việt Nam chúng ta có thể tạo ra những thế hệ ưu việt như thế không? Tất cả câu hỏi trên đều có thể được giải đáp bởi chính các bạn và cuốn sách bạn đang cầm trên tay.

Giáo Dục Stem/ Steam: Từ Trải Nghiệm Thực Hành Đến Tư Duy Sáng Tạo

Giáo Dục Stem/ Steam: Từ Trải Nghiệm Thực Hành Đến Tư Duy Sáng Tạo

Sự ảnh hưởng của khoa học và công nghệ đối với đời sống của con người nói chung cũng trở thành một xu hướng tất yếu không thể đảo ngược được. Do vậy, ngoài những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong đời sống xã hội, chúng ta còn phải giúp cho các học sinh có được những năng lực mang tính chất nền tảng liên ngành về STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) để có thể trở thành những công dân toàn cầu thích ứng trong thế giới tương lai.

Cuốn sách nhỏ này được viết ra nhằm chia sẻ thông tin dựa trên một số nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực giáo dục STEM, được viết dưới dạng dễ hiểu, đồng thời kết hợp với những kinh nghiệm thực tế từ các cuộc hội thảo, lớp tập huấn mà tác giả có dịp được tham dự và chủ trì trong cả hai môi trường Việt Nam và Mỹ.

Giáo Dục Việt Nam Học Gì Từ Nhật Bản

Giáo Dục Việt Nam Học Gì Từ Nhật Bản

“Cải cách giáo dục là công việc hệ trọng có quan hệ mật thiết đến sự suy thịnh quốc gia dân tộc và tương lai của nhiều thế hệ, vì vậy cần phải được tiến hành dựa trên nghiên cứu khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết phục thay vì tiến hành theo kinh nghiệm, ý chí chủ quan hoặc chỉ chú trọng du nhập phần kỹ thuật thuần túy từ thành tựu giáo dục của thế giới.

Giữa chán học môn Sử trong nhà trường và quan tâm tới lịch sử, có ý thức lịch sử mạnh mẽ hay không lại là chuyện khác… Trong công cuộc tái khai sáng quốc dân mà các tri thức đầu thế kỷ XX đang tiến hành dang dở thì những thanh niên thuộc làu lịch sử học trong nhà trường và tin rằng đó là chân lý bất biến lại có nguy cơ trở thành những hòn đá cản đường.”

Giáo Dục Và Ý Nghĩa Cuộc Sống

Giáo Dục Và Ý Nghĩa Cuộc Sống

Krishnamurti là tác giả của rất nhiều cuốn sách. Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức. Được trao tặng Huân chương Hòa bình của Liên Hợp Quốc vào năm 1984, ông được xem là một hiền nhân, triết gia và nhà tư tưởng đã tạo ra ý nghĩa căn bản và mới mẻ cho tôn giáo bằng cách chỉ rõ một cách sống vượt khỏi tất cả các tôn giáo. Ông can đảm đối diện với những vấn đề của xã hội và phân tích bằng sự rõ ràng, tính khoa học những hoạt động của tâm trí con người. Ông không trình bày bất kỳ triết thuyết nào, trái lại chỉ nói về những sự việc có liên quan đến tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

Khi phát biểu rằng: nếu ta được giáo dục chỉ để trở nên khác biệt, giành lấy một công việc tốt hơn, có nhiều năng lực hơn, thống trị người khác nhiều hơn, thì cuộc sống của ta sẽ trở nên hời hợt và trống rỗng vô cùng, J.Krishnamurti đã tạo nên sự rúng động không chỉ ở Ấn Độ, quê hương ông, mà còn với cả thế giới.

Càng đi sâu vào tác phẩm, càng nhận ra, Giáo Dục Và Ý Nghĩa Cuộc Sống mang đến câu chuyện hoàn toàn mới về giáo dục. Theo đó, con người là một tổng thể hài hòa được tạo thành từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nền giáo dục phải mang đến sự hợp nhất các khía cạnh riêng biệt này – vì nếu không có sự hợp nhất ấy, cuộc sống sẽ trở thành một chuỗi những cuộc xung đột và nỗi bất hạnh. Muốn tạo dựng một nền giáo dục đúng đắn, ta phải hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống trong tính toàn thể của nó.

Giáo Dục Việt Nam Và Phần Lan

Giáo Dục Việt Nam Và Phần Lan

“Chỉ cần nhìn vào lý tưởng thực sự của một quốc gia và cách thức vận hành của nó thì hoàn toàn có thể biết được tương lai của quốc gia đó. Nếu một quốc gia nhiều năm hòa bình mà vẫn còn quá nghèo và lạc hậu so với thế giới thịnh vượng và văn minh thì nhất định quốc gia đó, hoặc có vấn đề về lý tưởng, hoặc có vấn đề về cách thức vận hành, hoặc có vấn đề cả hai.

Nếu một quốc gia thật sự muốn canh tân thì việc đầu tiên là phải xác định cho được đâu là một xã hội lý tưởng mà quốc gia đó muốn vươn tới và cách thức vận hành xã hội (công nghệ quản trị quốc gia) để hiện thực hóa được lý tưởng này.Khi đích đến của giáo dục là con người tự do/tự trị và mỗi chủ thể then chốt của hệ thống giáo dục đều hiểu đúng và được tự do làm tốt vai trò vốn có của mình thì đó cũng là lúc nền giáo dục thực sự được canh tân.

(…) Khi quyết định triển khai dự án này, trong đội ngũ của Viện không ai có thể phụ trách dự án nghiên cứu này tốt hơn TS. Nguyễn Khánh Trung. Anh là một trong những nhà nghiên cứu chính của Viện và anh đã triển khai dự án này bằng tất cả tâm huyết cũng như tấm lòng trăn trở của mình đối với giáo dục nước nhà.

Tôi tin rằng, dự án nghiên cứu này của Viện IRED do TS. Nguyễn Khánh Trung phụ trách sẽ góp phần giúp cho những ai quan tâm đến giáo dục có thêm “chất liệu” để hiểu hơn về hiện trạng giáo dục của nước nhà (chúng ta đang “lạc hậu” hay “lạc đường”, hay thậm chí “ngược đường”?) và đồng thời giúp chúng ta hình dung được phần nào về nền “giáo dục mới” mà chúng ta mong muốn hướng tới.

Với mục đích và nội dung như vậy, xin trân trọng giới thiệu đến Quý vị độc giả tác phẩm đúc kết công trình nghiên cứu công phu và đầy tâm huyết này của TS. Nguyễn Khánh Trung.

(Giản Tư Trung, Viện IRED)

 Tác phẩm trình bày một cách có hệ thống những khác biệt cốt lõi giữa nền giáo dục Phần Lan với Việt Nam.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button