6 sách hay về hát bội với nhiều câu chuyện thú vị và đặc sắc

6 sách hay về hát bội cung cấp cho người đọc những thông tin chi tiết và đáng đọc về nghệ thuật hát bội của nước ta.

Nghệ Thuật Sân Khấu – Hát Bội

Nghệ Thuật Sân Khấu – Hát Bội

Nội dung bao gồm:

  • Chương I: Nguồn gốc và sự tích Hát Bội
  • Chương II: Bàn về hai tiếng “Hát Bội” hay “Hát Bộ”
  • Chương III: Quá trình hình thành và phát triển
  • Chương IV: Nghệ thuật Hát Bội
  • Chương V: Âm nhạc trong Hát Bội
  • Chương VI: Văn chương trong Hát Bội
  • Chương VII: Triết lý trong Hát Bội
  • Chương VIII: So sánh Hát Bội Việt Nam với kịch nghệ cổ điển của một vài nước khác
  • Chương IX: Những giai thoại Hát Bội

Hát Bội, Đờn Ca Tài Tử Và Cải Lương Cuối Thế Kỷ 19 Đầu Thế Kỷ 20

Hát Bội, Đờn Ca Tài Tử Và Cải Lương Cuối Thế Kỷ 19 Đầu Thế Kỷ 20

Lần đầu tiên ở Pháp, vào năm 1889, sự kiện hát bội đã thu hút sự quan tâm của công chúng đối với nghệ thuật. Sức hấp dẫn của bộ môn nghệ thuật này đã khiến nhạc sĩ-nhà dân tộc học Julien Tiersot ghi âm nhạc cụ và hát bội, và nhạc sĩ Claude Debussy có sự ảnh hưởng trong sáng tạc nhạc sau khi nghe hát bội. 

Nhiều người cho rằng, hát chèo là nét văn hóa đặc trưng của miền Bắc, còn hát Bội, đờn ca tài tử, cải lương là nét văn hóa của miền Nam. Trên thực tế, đờn ca tài tử phát triển từ nhã nhạc cung đình Huế, còn cải lương ra đời là sự kết tinh, phát minh của nhiều loại hình nghệ thuật.

Với tình yêu nghệ thuật cổ truyền, nhà nghiên cứu Nguyễn Lê Tuyên – Giảng viên của trường Đại học Quốc gia Úc và Nguyễn Đức Hiệp đã kế thừa và tiếp cận các nguồn tài liệu đáng tin cậy để có có một “công trình nghiên cứu” nho nhỏ giúp chúng ta hiểu thêm về loại hình văn hoá dân tộc đặc sắc này.

Nghệ Thuật Sân Khấu: Hát Bội, Đờn Ca Tài Tử Và Cải Lương Ở Sài Gòn Và Nam Kỳ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945

Nghệ Thuật Sân Khấu: Hát Bội, Đờn Ca Tài Tử Và Cải Lương Ở Sài Gòn Và Nam Kỳ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945

Nghệ Thuật Sân Khấu: Hát Bội, Đờn Ca Tài Tử Và Cải Lương Ở Sài Gòn Và Nam Kỳ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945 trình bày một số sự kiện trong lãnh vực văn hóa từ năm 1861 lúc người Pháp chiếm được Sài Gòn cho đến khi Việt Nam độc lập năm 1945.

Sài Gòn là vùng đất mới gồm đủ loại thành phần các lưu dân và là nơi bị ảnh hưởng của Tây phương đầu tiên. Văn hóa nghệ thuật sân khấu, sinh hoạt xã hội, kinh tế thay đổi nhanh chóng vào đầu thế kỷ XX khi một hình thái mới của nghệ thuật sân khấu là cải lương phát triển nhanh chóng từ sự tổng hợp của hát bội, đờn ca tài tử và nghệ thuật kịch nói Tây phương.

Hai thập niên đầu thế kỷ XX chứng kiến sự ra đời của rất nhiều sách dịch ra quốc ngữ hay sáng tác các tuồng hát bội, bài ca tài tử từ các nhà xuất bản, nhà in mà đa số là do người Việt làm chủ như Đinh Thái Sơn, Nguyễn Văn Của, Nguyễn Văn Viết, Huỳnh Kim Danh… Số lượng các đầu sách về tuồng hát bội, tuồng thơ, bài ca tài tử rất nhiều và hơn cả các giai đoạn sau cho đến ngày nay, cho thấy hát bội và đờn ca tài tử trong giai đoạn 1900-1920 rất phổ thông trong quần chúng và tác giả các tuồng hát bội, bài ca tài tử có cơ hội để đáp ứng được nhu cầu của xã hội..

Đường Vào Hát Bội

Đường Vào Hát Bội

Quyển sách Đường vào Hát Bội là cuốn đầu tiên trong bộ bốn quyển hướng dẫn các bạn trẻ những kiến thức phổ thông cơ bản, được tập hợp qua nhiều nguồn tư liệu và kinh nghiệm tổ chức các chương trình Diễn Xướng Nam Bộ của CCD, để bước đầu học cách thưởng thức các loại hình diễn xướng của miền Nam.

Nghệ Thuật Âm Nhạc Việt Nam – Tìm Hiểu Nghệ Thuật Tuồng

Nghệ Thuật Âm Nhạc Việt Nam – Tìm Hiểu Nghệ Thuật Tuồng

Tuồng là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của đất nước ta. Ra đời từ thời Lý – Trần và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVII, XVIII, nghệ thuật tuồng đã đi sâu vào đời sống xã hội, phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống cũng như những khát vọng của nhân dân.

Nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin khái quát về loại hình nghệ thuật này nhà xuất bản Quân đội Nhân dân tổ chức xuất bản cuốn “Tìm hiểu nghệ thuật tuồng”.

Hồi ký 50 Năm Mê Hát, Năm Mươi Năm Cải Lương

Hồi ký 50 Năm Mê Hát, Năm Mươi Năm Cải Lương

Hồi Ký 50 Năm Mê Hát, Năm Mươi Năm Cải Lương là cuốn sách được viết bằng tâm huyết của học giả Vương Hồng Sển với nửa thế kỷ say mê nghệ thuật cải lương Nam Bộ với tất cả tấm lòng và trái tim. Lúc trước Vương Hồng Sển là một công chức, nhưng sau ông về hưu sớm để chuyên tâm về văn nghệ. Hồi Ký 50 Năm Mê Hát của Vương Hồng Sển in lần thứ nhất vào năm 1968.

Cuốn sách này đặc biệt ở chỗ: tác giả không nói nhiều về đời tư mà đề cập đến lịch sử cải lương Nam Bộ từ ngày sơ khai đến thời hoàng kim, cực thịnh qua cái nhìn, cách sống của một con người yêu môn nghệ thuật này.

Tác giả tự nhận là mê cải lương, tuồng tích, đào kép với sự bồng bột năm 12 tuổi lẫn cái xao động năm 16 tuổi và sự say mê của cả một đời người. Tuy vậy, cái sự “mê” của cụ Vương rất có bài bản và ý thức rõ ràng trong việc phải lưu giữ trên trang viết những gì ông trải qua, được chứng kiến về một giai đoạn phát triển đặc biệt của cải lương. Một giai đoạn đã trôi qua và không bao giờ trở lại trong lịch sử văn hóa của dân tộc. Ông giữ cả từng tấm vé, thiệp mời đi xem hát, tấm quảng cáo lịch trình giờ diễn, thiệp mời.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button