7 sách hay về Khổng Tử, một triết gia nổi tiếng

7 cuốn sách hay về Khổng Tử, nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc, người tin rằng lời nói tốt có thể mang lại hạnh phúc cho con người, nhưng hành động tốt có thể mang lại hạnh phúc cho nhân loại.

Khổng Tử Tinh Hoa

Khổng Tử Tinh Hoa

Khổng Tử và Nho giáo đã có tác động đáng kể đến các xã hội châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Bao nhiêu thế hệ trí thức Việt Nam đã chịu ảnh hưởng và thực hiện triết lý của ông? Và bây giờ, làm thế nào trí tuệ của Khổng Tử có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề khác nhau của cuộc sống đương đại?

Vu Đan với lòng yêu mến Khổng Tử và sự hiểu biết về môn học của mình, cũng như tầm nhìn của một nhà nghiên cứu thông minh, đã khiến mọi người kinh ngạc khi khám phá ra những bí ẩn ẩn giấu trong tâm trí của Khổng Tử. Đây là những bí mật có thể giúp chúng ta neo đậu trong thực tế, hiểu thế giới sống động của chúng ta và sống một cuộc sống trọn vẹn và thỏa mãn.

Bà phớt lờ thái độ tôn kính của các học giả khác và chứng minh rằng những sự thật do Khổng Tử trình bày thường là những điều đơn giản nhất để hiểu, đưa chúng ta đến với sự thật. một cách vui vẻ của cuộc sống dựa trên nhu cầu tinh thần của họ

Những gì chúng ta có thể học được từ Khổng Tử ngày nay không phải là “Khổng học” do Hán Vũ Đế thành lập; cũng không phải là một ‘Nho giáo’ trang trọng, cao quý, lễ nghi bên cạnh Đạo giáo và Phật giáo; cũng không phải là học thuyết Khổng Tử của các học giả, đầy những lập luận sâu sắc và bác học, mà là những bài học và những chân lý giản dị mà mọi người đều có thể thưởng thức và chấp nhận.

Những hiện thực ấy đi vào lòng người một cách tự nhiên như một lời hiệu triệu từ bên trong mỗi chúng ta. Bất kể thời gian trôi qua hay thế giới phát triển như thế nào, những lý tưởng cơ bản nhất của Khổng Tử vẫn trường tồn.

Khổng Tử – Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn

Khổng Tử – Tinh Hoa Trí Tuệ Qua Danh Ngôn

Nếu bạn đọc xong quyển sách này, bạn sẽ thấy đây không phải là một thư tịch nhằm nghiên cứu thảo luận về phương diện nghĩa lý văn chương của Luận ngữ. Đây là một cuốn sách mà ai cũng có thể đọc và hiểu, thậm chí bạn cũng có thể năng quan sát, năng đọc viết, năng bắt chuyện với mọi người hoặc viết ra những mẩu chuyện nhỏ từ cuộc sống, từ cảm xúc của chính mình, bạn sẽ có được những gợi ý lớn.

Cho nên, tác giả động viên mỗi chúng ta dù bận thế nào, dù mệt đến đâu cũng nên dành một ít thời gian làm bất cứ việc gì mà bạn thích và xem đó là giải pháp bạn đang yêu lấy mình. Bạn làm gì cũng được, chẳng hạn như tự nói chuyện với mình, hoặc nghĩ lại hôm nay đã xảy ra việc gì? Nên cảm ơn những ai?… Hoặc viết ra những cảm giác, cảm xúc ấy không phải để cho người khác xem mà là cho chính mình.

Sinh mệnh đáng quý biết bao, thế giới cũng đẹp biết bao, những trong cái đẹp đó vẫn còn một số khiếm khuyết. Nhưng nếu bạn chỉ cần hiểu rằng khi bạn dùng trí tuệ để đối mặt với nó, để giải quyết nó, tự nhiên bạn sẽ hóa giải được những điều không hoàn mỹ này.

Trong Khổng Tử – Tinh hoa trí tuệ qua doanh ngôn chứa đựng nhiều trạng thái nhân sinh. Đó là những mẩu chuyện nhỏ, cũng như những câu cách ngôn của Khổng Tử là tinh hoa trong Luận ngữ sẽ đại diện cho bài ca sinh mệnh, đương nhiên điều tác giả chờ đợi chính là bài ca sinh mệnh của bạn sẽ tiếp tục ngân vang.

Tinh Hoa Trí Tuệ Khổng Tử

Tinh Hoa Trí Tuệ Khổng Tử

“Tinh hoa trí tuệ Khổng Tử” là một tác phẩm xuất sắc của học giả Lâm Ngữ Đường. Cuốn sách phân tích sâu sắc về vị “vạn sư thế biểu” Khổng Tử, người đã sáng lập nên học phái Nho gia, một nhà tư tưởng kiệt xuất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc cũng như các xã hội phương Đông.

Với nhận thức và hiểu biết sâu sắc về Khổng Tử, ngoài việc lược thuật và trình bày tinh hoa của “Tứ thư” (Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh tử) là nền tảng của Khổng học, trong cuốn sách này, Lâm Ngữ Đường còn đưa ra những nhận xét độc đáo, tinh tế về tính cách của Khổng Tử thể hiện trong kinh điển Nho giáo.

Xuất bản lần đầu năm 1938, cuốn sách đã được độc giả đón nhận rộng rãi, trở thành một trong những kênh quan trọng tìm hiểu về Khổng Tử của các học giả nước ngoài.

Khổng Tử Mưu Lược Tung Hoành

Khổng Tử Mưu Lược Tung Hoành

Ở Trung Quốc, Khổng Tử được gọi là bậc “thánh nhân”, người đời khoác cho ông rất nhiều vòng nguyệt quế, nhưng chủ yếu vẫn là nhà tư tưởng và nhà giáo dục. Và đặc biệt nhất là hậu thế vẫn tiếp nối nhau ngưỡng phục và vận dụng nội dung học thuyết chủ yếu của Khổng Tử trong Luận ngữ để đưa vào thực tế một cách thành công.

Điều đó không chỉ khẳng định Khổng Tử là nhà tư tưởng, nhà giáo dục uyên bác mà còn nêu bật rằng Khổng Tử đồng thời còn là một nhà mưu lược xuất sắc.

Khổng Tử – Nguyễn Hiến Lê

Khổng Tử – Nguyễn Hiến Lê

Triết thuyết nào cũng chỉ để giải cứu cái tệ của một thời thôi.

Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một công hiến lớn cho nhân loại rồi.

Giá trị của học thuyết Khổng Tử là ở đó. (Lời dẫn)

Khổng Tử Tâm Đắc

Khổng Tử Tâm Đắc

Những điều diệu kỳ từ tư tưởng và triết lý sống Khổng Tử

Người đời Tống từng có câu rằng: “Trời không sinh Trọng Ni, thiên hạ sẽ mãi chìm đắm trong đêm dài vạn cổ” (Ngư Ẩn tùng thoại tiền tập).

Mạnh Tử, người được tôn là bậc á thánh của Nho gia, từng ca ngợi Khổng Tử là “bậc thánh trong việc nắm bắt chữ thời”. Theo ông, thánh nhân là người luôn không ngừng tu dưỡng về mặt đạo đức, chăm việc thiện, có tầm ảnh hưởng rộng lớn và không ngừng biến hóa theo thời (Mạnh tử, Tận tâm hạ).

Chúng ta đều biết, tôn chỉ của Nho gia là “nội thánh ngoại vương”, nghĩa là người quân tử trước tiên cần tu dưỡng để trở thành thánh nhân, sau đó dùng “vương đạo”, tức lòng nhân để trị nước. Mục tiêu cao nhất của Nho gia từ cả hai quá trình này thực ra không ngoài việc mong mỏi tất cả mọi người trong xã hội đều có thể đạt đến cảnh giới của “chí thiện”.

Sống trong cục diện nhiễu nhương của xã hội cuối thời Xuân Thu, trước thực tế con người chỉ biết nháo nhào chạy theo “lợi kỷ” và những dục vọng vật chất thấp hèn, Khổng Tử đã nêu ra mỹ học về chữ “thiện”, về lòng nhân, theo ông chỉ có chữ “nhân” mới có thể cứu vãn xã hội Xuân Thu, cứu vãn nhân loại. Bản thân Khổng Tử cũng từng nói rằng: “Nhân ái có cách xa chúng ta lắm không? Chỉ cần chúng ta muốn đạt đến điều nhân ái, nhân ái sẽ đến bên cạnh chúng ta”.

Đạo nhân ái, nói cho cùng chính là lòng yêu người, là yêu cầu mỗi người phải hòa chung nhịp đập của trái tim mình vào nhịp đập chung của trái tim nhân loại, thế nhưng cũng chính điểm này đã đem đến cho khái niệm một tầm bao quát cực kỳ rộng lớn. Nhìn lại lịch sử, tính từ khi học thuyết của Khổng Tử ra đời cho đến tận ngày nay, người Trung Quốc, thậm chí cả các học giả nước ngoài chưa bao giờ ngừng việc tìm hiểu về chữ nhân.

Tác giả Yu Dan đi từ việc đọc Khổng Tử, nghiền ngẫm Khổng Tử cho đến giảng về Khổng Tử (Luận ngữ tinh hoa), thế nhưng phải chờ đến khi có tuổi, sau khi đã chuyển hẳn sang nghiên cứu Trang Tử, bà mới ngộ ra rằng, có quá nhiều thứ, bao gồm cả điều quan trọng nhất trong hệ thống mỹ học của Khổng Tử, tức đạo nhân, vẫn chưa từng được đề cập.

Khổng tử tâm đắc của Yu Dan gồm bảy chương, trong đó đạo nhân ái được xếp sau cùng, các nội dung được xếp giảng trước như hiếu kính, trí tuệ, học tập, thành tín, trị thế, trung thứ đều là những bước cần thiết, tạo cơ sở vững chắc để tác giả giảng về đạo nhân. Thậm chí, hoàn toàn có thể nói, năm chương đầu của sách thực ra chỉ là những biểu hiện cụ thể của đạo nhân.

Từ khi được phát sóng trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc và được xuất bản thành sách, những bài giảng của Yu Dan luôn nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt từ phía khán thính giả và độc giả, bao gồm cả đối tượng là người nước ngoài. Với phương châm cùng chia sẻ tinh hoa tri thức nhân loại, chúng tôi trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam cuốn sách Khổng Tử tâm đắc, hy vọng quý vị sẽ tìm thấy thật nhiều những điều tâm đắc khi đọc xong quyển sách này.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Phức

Đàm Đạo Với Khổng Tử

Đàm Đạo Với Khổng Tử

Khổng Tử được suy tôn là nhà sáng lập Nho giáo – thường được người Trung Quốc thời đó tin theo như một tôn giáo – đồng thời Khổng Tử cũng được thế giới ngày nay biết đến như một giảng sư và triết gia lỗi lạc của văn hóa phương Đông.

Trải qua nhiều thế kỉ, bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội thế giới đã có nhiều thay đổi nhưng những triết lí của Khổng Tử lúc sinh thời vẫn khiến nhiều thế hệ độc giả yêu thích và muốn tìm hiểu.

“Đàm đạo với Khổng Tử” là những câu chuyện đối đáp giữa tác giả Hồ Văn Phi và Khổng Tử xoay quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời ngưỡng mộ.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button