6 sách hay về kinh doanh quốc tế hữu ích cho cả người mới lẫn có kinh nghiệm

6 cuốn sách hay về kinh doanh quốc tế giới thiệu đến người đọc cộng đồng kinh doanh quốc tế và dạy bạn về các nền văn hóa và luật pháp khác nhau, cũng như kinh doanh quốc tế, tài chính.

Giáo Trình Cao Học – Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế

Giáo Trình Cao Học – Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế

Kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây, trong đó sự đóng góp của thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế vào GDP, của từng quốc gia nói riêng và của cả thế giới nói chung, ngày càng tăng nhanh. Trong xu hướng toàn cầu hóa, kinh tế một quốc gia có tác động qua lại với kinh tế của nhiều quốc gia khác trên thế giới, hoạt động kinh doanh của các công ty cũng chịu tác động tương tự của xu hướng toàn cầu hóa này. Do vậy, việc nghiên cứu các hoạt động kinh doanh quốc tế trở nên cần thiết, cả ở cấp độ quốc gia lẫn cấp độ doanh nghiệp.

Kinh doanh quốc tế hiện là một ngành học được giảng dạy trong hầu hết các trường có liên quan đến quản trị kinh doanh nói chung, trong đó môn học Quản trị Kinh doanh quốc tế nhằm nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty tham gia các hoạt động kinh doanh quốc tế, cũng như thực hiện việc quản trị các hoạt động trong một đơn vị kinh doanh quốc tế. Trong bối cảnh đó, Giáo trình Cao học Quản trị Kinh doanh Quốc tế được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, trước hết của học viên ngành quản trị kinh doanh, ngành kinh doanh quốc tế, ngành thương mại nói chung, cũng như đáp ứng nhu cầu tham khảo của độc giả, giới doanh nhân, và của những người đang làm việc liên quan đến các hoạt động kinh doanh quốc tế.

Giáo trình Cao học Quản trị Kinh doanh quốc tế được biên soạn trên cơ sở phát triển xa hơn những kiến thức đã được nghiên cứu tại môn học Quản trị Kinh doanh quốc tế bậc Đại học, bao gồm 2 phần chính, 10 chương, cuối mỗi chương có câu hỏi ôn tập và thảo luận, và có các điển cứu để người đọc thực hành, trao đổi và áp dụng các kiến thức đã học.

  • Phần I (Chương 1, 2, 3, 4, 5): Tổng quan kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh quốc tế.
  • Phần II (Chương 6, 7, 8, 9, 10): Quản trị công ty kinh doanh quốc tế.

Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế: Thực Tiễn Của Việt Nam, Châu Á Và Thế Giới

Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế: Thực Tiễn Của Việt Nam, Châu Á Và Thế Giới

Môi trường chúng ta đang sống luôn phát triển và thay đổi, có xu hướng hội nhập sâu rộng và nhanh chóng. Các rào cản đối với sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn đã nhanh chóng bị dỡ bỏ. Thương mại và đầu tư xuyên biên giới đang mở rộng nhanh hơn sản xuất toàn cầu, cho thấy nền kinh tế của các quốc gia đang tiến gần hơn đến việc xây dựng một hệ thống kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

Điều này trở nên mạnh mẽ hơn bởi các chính sách tự do hóa kinh tế của các chính phủ trước đây phản đối nền kinh tế thị trường; nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được tư nhân hóa; nhiều quy định đã bị bãi bỏ; thị trường không minh bạch, cho phép cạnh tranh; và bảo hộ kinh tế trong nước đã được giảm bớt. Đây là xu hướng toàn cầu hóa hay đơn giản là ‘thế giới phẳng’ của Thomas Friedman.

Được xem là một trong những trụ cột của sự phát triển, kinh tế thế giới cũng hòa vào xu hướng đó với sự vươn xa của các hoạt động kinh doanh vượt qua rào cản và những cách biệt về địa lý, văn hóa, chính trị, pháp lý… Khi tăng trưởng dựa vào thị trường trong nước trở nên chậm lại và bão hòa, các doanh nghiệp hướng tới tham vọng chinh phục những thị trường mới, đầy tiềm năng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều này mang tới những cơ hội mới đồng thời với những thách thức không nhỏ đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải vận động và đổi mới linh hoạt.

Việt Nam với những chính sách mở cửa, hội nhập trong khoảng 2 thập kỷ qua, đã kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội vào đầu tư và kinh doanh, tạo một cú hích cho nền kinh tế phát triển và cho các doanh nghiệp trong nước có những đổi thay đê’ đối phó với cạnh tranh quốc tế. Với những ưu thế nhất định, Việt Nam đã chứng tỏ được sức hút và sự hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng FDI vào Việt Nam liên tục tăng, đồng thời hiệu quả của nguồn vốn này cũng hết sức ấn tượng. Cụ thể là chỉ tính giai đoạn từ năm 2001 – 2009, Việt Nam đã có 8.476 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 124,4 tỷ USD (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Điều này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mờ ra các cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp quốc tế.

Kinh Doanh Quốc Tế – Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu

Kinh Doanh Quốc Tế – Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu

Nội dung quyển sách Kinh Doanh Quốc Tế – Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu gồm các chương liên hệ sau:

  • Chương 1: Toàn cầu hóa
  • Chương 2: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền
  • Chương 3: Lý thuyết thương mại quốc tế
  • Chương 4: Hội nhập kinh tế khu vực (Regional economic integration)
  • Chương 5: Thị trường hối đoái
  • Chương 6: Hệ thống tiền tệ quốc tế IMS
  • Chương 7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FDI)
  • Chương 8: Các chiến lược xuất và nhập khẩu (Export and Import Strategies)
  • Chương 9: Chiến lược và tổ chức quốc tế (International Strategy And Organization).

Kinh Doanh Quốc Tế Hiện Đại

Kinh Doanh Quốc Tế Hiện Đại

Kinh Doanh Quốc Tế Hiện Đại bao gồm 6 phần chủ yếu:

– Phần I: Giới thiệu và tổng quan

Chương 1: Toàn cầu hóa

– Phần II: Sự khác biệt quốc gia

Chương 2: Những khác biệt quốc gia về kinh tế chính trị
Chương 3: Kinh tế chính trị và phát triển kinh tế
Chương 4: Những khác biệt về văn hóa
Chương 5: Đạo đức trong kinh doanh quốc tế

– Phần III: Môi trường thương mại và đầu tư toàn cầu

Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tế
Phụ lục A: Thương mại quốc tế và cán cân thanh toán
Chương 7: Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế
Chương 8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 9: Hội nhập kinh tế khu vực

– Phần IV: Hệ thống tiền tệ toàn cầu

Chương 10: Thị trường ngoại hối
Chương 11: Hệ thống tiền tệ quốc tế

– Phần V: Chiến lược kinh doanh quốc tế

Chương 12: Chiến lược kinh doanh quốc tế
Chương 13: Thâm nhập thị trường nước ngoài

– Phần VI: Các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế

Chương 14: Xuất khẩu, nhập khẩu và thương mại tối ưu
Chương 15: Sản xuất toàn cầu, thuê ngoài và hậu cần
Chương 16: Marketing toàn cầu và nghiên cứu và phát triển
Chương 17: Quản trị nguồn nhân lực toàn cầu

Tinh Thần Samurai Trong Thế Giới Phẳng

Tinh Thần Samurai Trong Thế Giới Phẳng

Xuất thân từ tầng lớp võ sĩ, những chiến binh Samurai từng bước gây ảnh hưởng trong xã hội Nhật Bản rồi vươn lên nắm quyền lực từ thế kỷ 12 và chiếm giữ mọi vị trí chủ chốt trong chính phủ cho đến tận năm 1868.

Những chiến binh này sống theo một bộ quy tắc giá trị chặt chẽ – sau này được biết đến với tên gọi là Võ sĩ đạo – nhấn mạnh lòng dũng cảm, danh dự và sự trung thành cá nhân. Nổi tiếng về sự quả cảm, khắc kỷ và kiên cường trong mọi tình huống, họ là những chiến binh được tôn kính nhất thời đó.

Cụm từ Võ sĩ đạo hiểu theo nghĩa đen là “đạo hay lối hành xử của chiến binh”. Khái niệm về một chiến binh dũng mãnh với trái tim nhân hậu nghe đầy nghịch lý, nhưng bản thân từ chiến binh trong tiếng Nhật (samurai) còn có nghĩa là “phục vụ”. Xét ở tầng ý nghĩa sâu nhất thì trái tim của một chiến binh như vậy là để giúp đỡ mọi người. Dựa trên cơ sở đó, tác giả Brian Klemmer đã mở rộng khía cạnh này để tạo ra thuật ngữ “chiến binh nhân từ” dành để chỉ những người hội tụ được các giá trị đạo đức vững vàng, có khả năng biến những ý định của mình thành hiện thực, trong khi vẫn dành trọn cuộc đời để phụng sự xã hội.

Thế Giới Phẳng

Thế Giới Phẳng

“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”.

Thế giới ngày càng nhiều chuẩn mực chung và những đòi hỏi chung như một lẽ tất yếu – dù là trong khuôn khổ quan hệ song phương hay trong quan hệ đa phương.

Quá trình này không đòi hỏi, không chào mời ai tham gia cả. Quá trình này chỉ lạnh lùng đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân con người sự lựa chọn: Tham gia thì lợi và hại như thế này, không tham gia thì lợi và hại như thế kia; sẽ thăng hoa hay sẽ bị đào thải tùy thuộc vào sự lựa chọn. Không ai có thể một mình một chợ, càng không thể “trúc xinh trúc đứng một mình vẫn xinh!”. Đương nhiên trong cái cái chợ chung này lợi thế bao giờ cũng thuộc về giàu có và khôn ngoan.

Có thể ai đó sẽ hỏi: Thế còn đạo đức nằm ở đâu? Xin mọi người tự tìm câu trả lời. Riêng tôi xin thưa cho phần mình: Đạo đức có thể được nuôi dưỡng trong giàu có và khôn ngoan của trí tuệ… và hình như khó bảo vệ được trong cái nghèo và lạc hậu.

Khác chăng so với thời “tròn” – xin tạm gọi như vậy, thời “phẳng” ngày nay giàu có hầu như trước hết phụ thuộc vào tầm nhìn toàn cầu, vào trí tuệ, vào khoa học và công nghệ – nhất là công nghệ thông tin, năng lực quản trị và kinh doanh – kể cả với ý nghĩa khai thác nguồn theo chiều mở (opensourcing), khai thác nguồn theo chiều sâu (insourcing), luôn luôn chủ động tạo ra “cầu” mới, xâu chuỗi “cung”… được T. L. Friedman mô tả khá sinh động khi nói về 10 “lực” làm “phẳng” thế giới.

Đương nhiên, cũng vì “phẳng”, nên cơ may và rủi ro ngày nay đổi chỗ cho nhau nhanh nhạy chẳng kém sự lưu chuyển trên mạng là bao. Tất cả chính là sức ép của thế giới “phẳng”, tuy nó chẳng chào mời ve vãn ai cả. Thế nhưng trong ba thập kỷ vừa qua nó đã gây nên không ít sóng gió trên thế giới, có cả sóng thần (tsunami) nữa. Bước vào thế kỷ 21 sức ép này phức tạp hơn.

“Phẳng” đến mức những khái niệm “địa kinh tế” hay “địa chính trị” vốn chi phối mọi mối quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh, ngày nay không thích hợp, khó tồn tại nếu không bổ sung thêm nội dung mới, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị thay thế bởi những khái niệm khác trong khung khổ những cam kết mới, những ký kết mới của trật tự thế giới một siêu đa cường – kể cả khung khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) những Hiệp định thương mại song phương (BTA), Hiệp định Thương mại tự do (FTA)…

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button