9 sách về mẹ hay nhất

9 sách hay về mẹ. Đọc để biết tình mẹ bao la đến nhường nào. Biết yêu thương và trân trọng mẹ khi còn có thể.

Tháng Ngày Của Mẹ Con Mình

Tháng Ngày Của Mẹ Con Mình là những lời văn đẹp tựa thơ, rung lên trong lòng ta những cung bậc du dương mà êm ấm của tình cảm gia đình: tình yêu thương của cha mẹ không bao giờ vơi cạn, từ khi thơ bé cho đến khi ta lớn lên và cất cánh bay xa:

“Thỉnh thoảng khi con của mẹ say ngủ trên chiếc giường ấm áp của riêng con.

Lặng ngắm con chìm trong giấc mộng vẹn tròn

Mẹ cũng mơ về những ngày sắp tới…”

Hướng Dẫn Sử Dụng Mẹ

Mẹ có bao giờ băn khoăn về hình ảnh của mình trong mắt con không? Chắc có nhỉ! Đây là “phác họa” về mẹ trong mắt một cậu học sinh lớp bốn:

“Trong gia đình mình, mẹ là người có uy nhất. So với bố, mẹ có uy và đáng sợ hơn nhiều. Hôm nay cũng thế, mới sáng sớm đã nghe mẹ cằn nhằn, ồn ào hết cả nhà làm mình rất khó chịu. Trên đường đến trường, mình đã cố nghĩ xem tại sao mẹ lại cằn nhằn như thế, nhưng mẹ nói rất nhiều khiến mình không thể nào nhớ được nguyên nhân làm mẹ cáu. Có điều, mình nghĩ, tức giận là việc của mẹ, còn mình chỉ là chỗ để mẹ trút cơn tức lên thôi.”

Để “đối phó” với mẹ, cậu bé đã viết “cách dùng mẹ” theo gợi ý của bố: “cũng giống như cái máy tính và đầu quay, nếu không biết cách sử dụng, nó sẽ không hoạt động được và trở nên hỏng hóc”.

Để viết được “hướng dẫn sử dụng mẹ” cậu bé bắt đầu quan sát những công việc hàng ngày mẹ làm, vì sao mẹ luôn giục “nhanh lên”, một ngày của mẹ bắt đầu từ mấy giờ sáng… Cậu bé dần hiểu mẹ và yêu mẹ. Từ ý định ban đầu là để “dùng mẹ” theo ý muốn của mình, cậu dần chuyển sang biết quan tâm, chăm sóc mẹ và tự điều chỉnh bản thân mình để làm mẹ vui, khiến mẹ bớt vất vả.

Hãy Chăm Sóc Mẹ

Tác phẩm Hãy Chăm Sóc Mẹ của nhà văn Hàn Quốc Kyung-sook Shin mở đầu bằng khung cảnh xáo trộn của một gia đình. Mẹ bị lạc khi chuẩn bị bước lên tàu điện ngầm cùng bố ở ga Seoul. Hai ông bà dự định lên đây thăm cậu con cả. Con gái đầu, Chi-hon, là người đứng ra viết thông báo tìm người lạc thay cho cả gia đình. “Ngoại hình: Tóc ngắn đã muối tiêu, xương gò má cao, khi đi lạc đang mặc áo sơ mi xanh da trời, áo khoác trắng, váy xếp nếp màu be”. Trong tiềm thức của mình, Chi-hon vẫn nghĩ mẹ là người thường “bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang nhìn thẳng xuống từ trên cao”. Trong khi đó, những người qua đường đáp lại thông báo tìm người lạc của cô bằng miêu tả về một “một bà già cứ lững thững bước đi, thỉnh thoảng lại ngồi bệt xuống đường hay đứng thẫn thờ trước cầu thang cuốn”. Liệu đó có phải là người mẹ mà cả gia đình cô đang cất công tìm kiếm?

Người Mẹ Cầm Súng

“Hàng năm, vào những ngày cuối tháng Tư, tôi thường dành thời gian đọc lại Nguyễn Thi. Văn Nguyễn Thi không phải là thứ văn đa nghĩa, vậy mà vẫn khiến người sành văn đọc hoài. Có phải những câu chuyện hết sức bình dị ấy hàm chứa sức sống của một đất nước trong thời bão lửa chiến tranh, nhà văn là nhân chứng trung thực? Hay là do ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Nam Bộ, được nhà văn chọn lọc, nâng cấp trở nên giàu sức biểu cảm đến vậy?”

Nhà văn Nguyễn Quốc Trung

Mẹ Ơi, Mẹ Có Hạnh Phúc Không

“Mẹ ơi, mẹ có hạnh phúc không?” là cuốn sách được viết bởi đạo diễn, tác giả Nhật bản – Moriya Takesi. Những câu chuyện của Takeshi và mẹ được tái hiện trong cuốn sách này, sẽ nhanh chóng khiến bạn nhận ra đâu đó hình ảnh của chính bạn và mẹ mình. “ “Mẹ ơi, mẹ có hạnh phúc không?” sẽ khiến bạn sửng sốt nhận ra, dù bạn yêu mẹ bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng là không đủ. Cuốn sách sẽ khiến bạn muốn chạy ngay về nhà, ôm lấy mẹ thật chặt và biết yêu thương mẹ nhiều hơn mỗi ngày.

Khí Chất Single Mom

Khi cuộc hôn nhân chấm dứt cũng là lúc Emma Johnson thấy bản thân mình không có chút tài chính nào, đang mang thai lại dắt theo một đứa trẻ mới tập đi. Cố gắng tìm kiếm những lời khuyên để xoay chuyển cuộc sống, trở thành một người mẹ đơn thân độc lập và tự chủ nhưng cô phát hiện ra vốn chẳng có mấy thông tin thực sự hữu ích về vấn đề này.

Cuối cùng cô đã tự lập ra trang blog W vô cùng nổi tiếng để có thể chia sẻ và nói chuyện cùng những người phụ nữ không chỉ muốn vượt qua “cơn khủng hoảng” bắt đầu làm mẹ đơn thân mà còn muốn làm một người mẹ đơn thân “thành đạt”.

Một cuốn sách được viết để thể hiện rằng: Bạn không cần phải tự “đày đọa” bản thân mình và chìm đắm trong vai trò “nạn nhân”. Bạn có nhiều lựa chọn hơn thế. Tác giả, dùng chính hành động của mình để hiện thực hóa những điều cô ấy viết nên.

Mẹ Chồng Nàng Dâu

” Dâu là con, Rể là khách” phương châm cư xử tốt đẹp đó đã đi vào gia đình Việt Nam từ bao đời với hàm ý: người con dâu được yêu thương như người con gái ruột , còn người con rể được quý như khách.

Thế nhưng thực tế mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã trở nên ám ảnh các cô gái khi bước chân về nhà chồng. Những xung đột, mâu thuẫn trong mối quan hệ này nhiều khi đem lại cho các cô bao đau khổ, mệt mỏi mà có khi suốt đời vẫn không thể thoát được. Có nàng mồ côi cha mẹ phải tự lập thân, có nàng là tiểu thư khuê các sống trong giàu sang nhung lụa. Thế nhưng “thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu”, họ lần lượt dấn thân vào vào vóng xoáy tình yêu toan tính, hôn nhân sắp đặt để rồi từ đó không ít bi kịch xảy ra. Hạnh phúc của một cô gái khi đi lấy chồng phụ thuộc hoàn toàn vào tấm lòng của mẹ chồng. Nếu sự khách nghiệt của bà Phủ đã phá tan không phải hạnh phúc của con dâu mà của chính con trai mình để cuối đời phải sống trong hối hận, thì sự bao dung của bà Phùng đã mở ra một gia đình hạnh phúc..

Mẹ chồng nàng dâu lại là câu chuyện về mối quan hệ phức tạp muôn thuở về mối quan hệ giữa 2 bà mẹ chồng và 3 nàng dâu với nhiều kịch tính và xung đột. Yêu thương có, khắc nghiệt và thủ đoạn có đề rồi cuối cùng hạnh phúc hay khổ đau cùng đều từ đó mà ra. Nếu ai đã từng đọc các tác phẩm nổi tiếng của Bà Tùng Long như: Giang san nhà chồng, Một lần lầm lỡ, Bóng người xưa, Đời con gái v.v… thì chắc chắn không thể bỏ qua tác phẩm Mẹ chồng nàng dâu này.

Mẹ, Thơm Một Cái

“Anh nằm dư một tuần trong bụng mẹ, bởi không chịu rời khỏi mẹ,

tôi nằm thiếu một tuần trong bụng mẹ, bởi muốn sớm nhìn thấy mẹ

Thằng út nằm trong bụng mẹ không thiếu ngày nào bèn nhảy ra, bởi đã hẹn với mẹ.

Ba anh em, từ trong bụng mẹ, đã yêu thương mẹ theo cách của riêng mình.”

Không cần nhiều lời hoa mỹ, lòng yêu thương mẹ của Cửu Bả Đao đầy ắp những trang anh viết trong giai đoạn bên giường bệnh người mẹ. Tình cảm thiêng liêng đó vốn chẳng riêng ai, thật dễ lan truyền tới mỗi chúng ta, nên mỗi khi mở cuốn sách này ra, tim ta lại rung lên những nhịp xốn xang về Mẹ.

Đừng Để Mẹ Khóc

Có ai đó đã từng nói rằng: “Vì Thượng đế không thể tạo ra các thiên thần ở khắp mọi nơi, nên Người đã tạo ra những người mẹ.” “Đừng để mẹ khóc” của Kim Joo Young chính là câu chuyện về một thiên thần như thế.

Cuốn sách mở ra khung cảnh một miền quê, ở nơi đó có người mẹ nghèo khó, tảo tần, hy sinh cả tuổi xuân những mong đổi lấy ngày tháng bình yên cho các con của mình. Thế nhưng vì những hiểu lầm dai dẳng trong quá khứ mà Bae Kyung-won – người con trai được bà yêu thương nhất đã xa cách mẹ mình suốt mấy chục năm.

Nỗi đau đó cứ âm ỉ cháy cho đến một ngày Bae Kyung-won hay tin… mẹ mình đã mất!

Trở về quê hương đưa tiễn bà trên chặng đường cuối cùng, đến lúc này Bae Kyung-won mới thấu hiểu được tất thảy những đắng cay mà bà đã phải chịu đựng. Người mẹ cứng rắn tưởng như không gì có thể làm khó nổi của ông… hóa ra cũng chẳng mạnh mẽ đến vậy. Từng trang ký ức hiện về, những nút thắt dần được tháo mở khiến Kyung-won nhận ra, những ngày tháng ấu thơ có bàn tay ấm áp của mẹ chở che mới chính là quãng thời gian đáng giá và hạnh phúc nhất.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button