6 sách hay về miền Trung đầy yêu thương và nắng gió

6 cuốn sách hay về miền Trung mang đến cho người đọc những thông tin chuyên sâu về miền Trung, bao gồm lịch sử, địa lý, con người, kinh tế, văn hóa, tôn giáo.

Miền Trung – Thực

Miền Trung – Thực

MIỀN TRUNG là dự án minh họa các nét văn hóa đặc trưng tại 15 tỉnh và thành phố ở miền Trung, được thực hiện bởi những người trẻ. MIỀN TRUNG gồm 3 cuốn: Thực – về ẩm thực, Kiến – về kiến trúc, và Tích – về tích cổ.

Bộ sách MIỀN TRUNG là cẩm nang nhỏ dành cho những ai có niềm đam mê với ẩm thực, kiến trúc, tích cổ và có tình cảm đặc biệt dành cho dải đất miền Trung. Sách in màu toàn bộ. Đây là một ấn phẩm của WINGS BOOKS – Thương hiệu sách trẻ của NXB Kim Đồng.

“Miền Trung” – Thực: Là một trải nghiệm ẩm thực sống động và đầy màu sắc “qua tranh”, minh họa những món ăn đặc trưng của miền Trung, không chỉ là các món ngon “nổi tiếng” mà còn cả các món lạ ít người biết đến, chỉ có ở địa phương, đang có nguy cơ dần biến mất.

Việt Nam Non Sông Gấm Vóc – Miền Trung

Việt Nam Non Sông Gấm Vóc – Miền Trung

Bộ sách Việt Nam – Non sông gấm vóc được chia thành ba tập nhằm giới thiệu đến bạn đọc, cả trong nước và du khách quốc tế, đặc biệt là giới trẻ, về các chủ đề: thiên nhiên, con người, văn hóa và lịch sử Việt Nam.

Bộ sách được chia thành ba tập:

  • Tập 1: Miền Bắc khởi nguyên.
  • Tập 2: Miền Trung mến yêu.
  • Tập 3: Miền Nam ruột thịt.

Miền Trung – Tích

Miền Trung – Tích

“Miền Trung” – Tích: kể lại một cách tóm lược những tích cổ, chuyện xưa gắn với từng vùng đất văn hóa, lí giải nguồn gốc các vị thần, sự tích các địa danh, gửi gắm bài học dân gian, thông qua hình thức tranh minh họa sáng tạo, đa phong cách, có cả hình thức truyện tranh.

Miền Trung – Kiến

Miền Trung – Kiến

“Miền Trung” – Kiến: Hướng về chủ đề kiến trúc, giới thiệu các danh lam thắng cảnh của miền Trung và sự đa dạng về nguồn gốc du khách đến với các công trình văn hóa này, thông qua hình ảnh “cặp nhân vật” là một du khách người nước ngoài và một người Việt trong năm mươi tư dân tộc Việt Nam – trong đó, có một nhân vật là người khuyết tật.

Khảo Cổ Học Tiền Sử Miền Trung Việt Nam

Khảo Cổ Học Tiền Sử Miền Trung Việt Nam

Cuốn sách đã bao quát các nguồn tư liệu khảo cổ học tiền sử miền Trung Việt Nam và đặt chúng trong bối cảnh rộng hơn, phác thảo khái quát diễn trình phát triển lịch sử văn hóa miền Trung Việt Nam từ thuở bình minh của lịch sử, cách đây gần 1 triệu năm đến trước ngưỡng cửa của văn minh, cách đây khoảng 2 nghìn năm.

Tác giả đã phác dựng bức tranh toàn cảnh về kinh tế, xã hội và chủ nhân các văn hóa tiền sử miền Trung Việt Nam; đồng thời xem xét giá trị lịch sử văn hóa của tiền sử vùng này trong bối cảnh rộng hơn.

Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:

  • Chương 1: Trình bày tổng quan tư liệu về địa lý nhân văn; tình hình phát hiện, nghiên cứu khảo cổ học miền Trung, nhấn mạnh một số hiện tượng đặc thù của vùng như: động đất, núi lửa, biển tiến, biển thoái và các tác nhân khác ảnh hưởng tới cư dân biển tiền sử, giới thiệu sơ bộ một số tộc người bản địa thuộc ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo liên quan đến khảo cổ tiền sử miền Trung Việt Nam.
  • Chương 2: Trình bày tư liệu, xác định đặc trưng cơ bản về di tích và di vật, niên đại và các giai đoạn phát triển, đánh giá giá trị lịch sử – văn hóa các nhóm di tích Đá cũ đã biết ở miền Trung.
  • Chương 3: Trình bày nội dung cơ bản 3 giai đoạn Đá mới ở miền Trung Việt Nam.
  • Chương 4: Trình bày diễn trình văn hóa tiền sử miền Trung Việt Nam, từ Đá cũ đến Đá mới, phác thảo môi trường sống, các hoạt động kinh tế, kết cấu tổ chức xã hội và chủ nhân các nhóm di tích, các văn hóa tiêu biểu.
  • Chương 5: xác định giá trị lịch sử văn hóa của các di tích tiền sử miền Trung Việt Nam thông qua việc phân tích so sánh các mối quan hệ văn hóa giữa tiền sử miền Trung và miền Bắc và miền Nam Việt Nam, cũng như với một số nước Đông Nam Á.

Tổ Chức Phòng Thủ Và Hoạt Động Bảo Vệ Vùng Biển Miền Trung Dưới Triều Nguyễn Giai Đoạn 1802 – 1885

Tổ Chức Phòng Thủ Và Hoạt Động Bảo Vệ Vùng Biển Miền Trung Dưới Triều Nguyễn Giai Đoạn 1802 – 1885

Trong những năm gần đây, mặc dù có khá nhiều các chuyên gia trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, nhưng dường như chưa có mấy tác giả đi sâu nghiên cứu hệ thống phòng thủ, công tác tuần tra, kiểm soát và các hoạt động bảo vệ vùng biển vốn được các vương triều phong kiến độc lập của nhà Nguyễn triển khai thường xuyên, liên tục. Cuốn sách Tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển miền Trung dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 của TS. Lê Tiến Công mà bạn đọc đang có trong tay là công trình nghiên cứu khoa học độc lập đầu tiên về vấn đề này.

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về công cuộc tổ chức phòng thủ và hoạt động bảo vệ vùng biển đảo miền Trung Việt Nam dưới triều Nguyễn, giai đoạn 1802 – 1885, khi triều Nguyễn là một triều đại phong kiến độc lập đang đứng trước nguy cơ bị tấn công xâm lược từ phía biển của đế quốc thực dân phương Tây có trang bị vũ khí, phương tiện và kỹ thuật vượt trội.

Quyết tâm bảo vệ trọn vẹn chủ quyền quốc gia lãnh thổ, lãnh hải của nhà Nguyễn thể hiện trước hết ở việc đẩy mạnh các hoạt động thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lên đỉnh cao nhất của thời trung đại; đồng thời là các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, chống cướp biển, cứu hộ, cứu nạn, chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền quốc gia lãnh thổ, lãnh hải của triều Nguyễn. Tác giả còn đi xa hơn khi đi phân tích, đánh giá những thành công và cả những mặt chưa thành công của công cuộc phòng thủ, bảo vệ chủ quyền và rút ra những bài học có thể vận dụng vào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ biển đảo và đất nước hiện nay.

Nguyễn Quang Ngọc

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button