7 sách về mục đích sống hay nhất

7 sách hay về mục đích sống. Xác định mục đích sống của bạn và sử dụng sự hiểu biết này để đạt được niềm hạnh phúc to lớn hơn trong đời.

IKIGAI – Khám Phá Lẽ Sống Của Cuộc Đời (Triết Lí Sống Khỏe Của Người Nhật)

IKIGAI – Khám Phá Lẽ Sống Của Cuộc Đời (Triết Lí Sống Khoẻ Của Người Nhật)

Tìm kiếm mục đích và ý nghĩa của cuộc sống qua triết lí IKIGAI của Nhật Bản.

Ikigailà lí do để bạn thức dậy mỗi sáng, là điều tạo cho bạn sự vui thích mỗi ngày. Ikigai chỉ thực sự đạt được khi bạn có thể kết hợp tất cả những yếu tố gồm: điều bạn yêu thích, điều xã hội cần, điều bạn làm tốt, và điều giúp bạn kiếm ra tiền.

Với sự giúp đỡ của cuốn sách nhỏ này, bạn có thể tìm ra ikigai của mình… và khám phá bí quyết cho một cuộc sống trường thọ, hạnh phúc, cân bằng và ý nghĩa.

Thiết Kế Một Cuộc Đời Đáng Sống

Thiết Kế Một Cuộc Đời Đáng Sống

Bạn đang “mắc kẹt” trong một công việc không hạnh phúc? Bạn đau đầu vì chuyện tiền bạc? Bạn bế tắc vì cuộc sống gia đình? Cuộc sống này vốn nhiều thăng trầm, trắc trở. Ai cũng phải chật vật với vô số câu hỏi về cuộc đời, công việc, ý nghĩa và mục đích sống. Có những vấn đề kéo dài dai dẳng trong hàng năm trời, đôi khi khiến chúng ta cảm thấy như không thể tìm được lối

Trong “Thiết kế một cuộc đời đáng sống”, Bill Burnett và Dave Evans – những chuyên gia về thiết kế sản phẩm từ đại học Stanford danh tiếng – đưa ra một cách nhìn khác lạ về những vấn đề tréo ngoe của cuộc sống: Góc nhìn của một nhà thiết kế sản phẩm.

Nói cách khác, Bill và Dave hướng dẫn bạn giải quyết các vấn đề và “thiết kế” cuộc sống như cách các nhà sáng tạo đã tạo nên bàn chải đánh răng, những chiếc máy tính của Apple hay một chiếc xe Ferrari. Qua đó, bạn học cách suy nghĩ như một nhà thiết kế, biết cách động não, thử nghiệm ý tưởng, ứng biến với mỗi câu hỏi mà cuộc sống đưa ra, qua đó tìm ra giải pháp thật sự hiệu quả.

5 kiểu tư duy căn bản được giới thiệu đến bao gồm: Tính hiếu kỳ, sự thử nghiệm, việc tái định dạng những niềm tin sai lệch, việc chú tâm vào quá trình, sự cộng tác. Bên cạnh đó, những công cụ, ý tưởng về quản lý cuộc sống được các tác giả giới thiệu – như bản đánh giá các khía cạnh cuộc sống hay bài tập nhật ký cảm xúc – hứa hẹn sẽ rất hữu ích.

Đọc “Thiết kế một cuộc đời đáng sống”, bạn đọc sẽ gặp những người trẻ lạc lối, những nhân vật “chưa biết phải làm gì với cuộc đời mình”, những con người tài giỏi nhưng gặp khủng hoảng trong sự nghiệp, cuộc số Với mỗi câu chuyện và vấn đề, các tác giả ứng dụng phương pháp tư duy thiết kế để giải quyết, từ đó bạn sẽ học được cách áp dụng kiểu tư duy này vào giải quyết vấn đề của chính mình.

“Không quan trọng bạn là ai, làm công việc gì, đã có tuổi hay vẫn còn trẻ, bạn có thể sử dụng chính phương pháp tư duy đã tạo ra những công nghệ, sản phẩm và không gian tuyệt vời để thiết kế sự nghiệp và cuộc sống của mình”. Bill Burnett và Dave Evans đã dạy cho hàng nghìn sinh viên Stanford về tư duy thiết kế và cách thiết kế cuộc sống. Cuốn sách lọt vào danh sách bestseller của New York Times này đã giúp rất nhiều người trên thế giới bước ra khỏi vòng lẩn quẩn của cuộc đời để sống hạnh phúc.

Hãy để “Thiết kế một cuộc đời đáng sống” đồng hành cùng bạn trong hành trình xây dựng nên một cuộc sống thú vị, ý nghĩa và trọn vẹn.

Thức Tỉnh Mục Đích Sống

Thức Tỉnh Mục Đích Sống

Chuyển hóa tâm thức con người là trọng tâm của những điều Eckhart Tolle đề cập trong quyển sách nổi tiếng A New Earth – Thức Tỉnh Mục Đích Sống này. Theo ông, sự thức tỉnh là bước kế tiếp sẽ xảy ra trong quá trình phát triển tâm thức của nhân loại. Nhân loại sẽ bước sang một giai đoạn mà sự thức tỉnh trong tâm hồn sẽ tạo ra sự tự do và niềm hạnh phúc miên viễn trong mỗi con người và trên toàn thế giới.

Đi Tìm Lẽ Sống

Đi Tìm Lẽ Sống

Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.

Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.

Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.

Bí Quyết Khơi Dậy Đam Mê

Bí Quyết Khơi Dậy Đam Mê

Cuốn sách Bí Quyết Khơi Dậy Đam Mê bao gồm một lượng lớn các câu chuyện về những cuộc hành trình sáng tạo của rất nhiều người; trong số đó có những người được phỏng vấn riêng. Họ nói về lần đầu tiên nhận ra tài năng độc đáo của riêng mình và cách thức để tạo nên một cuộc đời thành công khi làm những gì mình yêu thích.

Mặc dù vậy, những câu chuyện của họ không phải là cổ tích. Tất cả các nhân vật này đều đang hướng tới một cuộc sống phức tạp và đầy thử thách với những cuộc hành trình cá nhân không hề dễ dàng và bằng phẳng. Họ đã trải qua cả những tai họa lẫn niềm vui chiến thắng. Không ai trong số họ có một cuộc sống “hoàn hảo”. Đổi lại, tất cả đều trải nghiệm sự hoàn hảo của từng khoảnh khắc. Mỗi câu chuyện của họ đều chứa đựng sự kì diệu bất ngờ.

Bạn Đang Nghịch Gì Với Đời Mình

Bạn Đang Nghịch Gì Với Đời Mình

Bạn Đang Nghịch Gì Với Đời Mình xoay quanh những suy nghĩ của J.Krishnamurti về nhiều vấn đề trong cuộc sống của các bạn trẻ là những ý kiến đóng góp độc đáo và chân thực nhất cho tư tưởng giáo dục thế kỷ 21.

Những điều mà ông cố gắng truyền tải không can dự gì đến triết lý cuộc đời, chúng là nghệ thuật khám phá cả thế giới bên ngoài lẫn những suy nghĩ và hành vi bên trong mỗi chúng ta; là sự hiểu biết về tâm trí và trái tim, cũng như về tính toàn thể, vẹn tròn của cuộc sống.

Khi còn trẻ, bạn hay tôi thật khó để biết mình yêu thích công việc gì, bởi vì chúng ta muốn làm rất nhiều thứ. Bạn muốn trở thành một kỹ sư, một người lái tàu, một phi công mang mơ ước bay vào trời xanh; hoặc có thể bạn muốn trở thành một nhà hùng biện hay một chính khách nổi tiếng. Bạn cũng có thể muốn trở thành một nghệ sĩ, một nhà hóa học, một nhà thơ, hay một thợ mộc. Bạn có thể muốn làm việc trí óc hay làm việc chân tay. Liệu những công việc này có phải là những việc mà bạn thực sự yêu thích, hay sự hứng thú với chúng chỉ đến từ phản ứng trước áp lực của xã hội? Làm thế nào để có thể tìm thấy công việc mình yêu thích?

Quyển sách bao gồm bốn phần – Bản ngã và cuộc đời của bạn – Hiểu biết bản thân, chìa khóa của tự do – Giáo dục công việc và tiền bạc – những mối tương quan. Qua mỗi phần sẽ có nhiều chương nhỏ để triết gia J. Krishnamurti dẫn dắt người đọc đến những vấn đề thực tiễn từ suy nghĩ, thấu thị, hiểu biết, đến hành động cụ thể. Ông chỉ ra rằng ngay với cả nỗi sợ hãi, sự buồn chán, hạnh phúc hay đau khổ, thành công thất bại đều có thể hòa giải trong ý nghĩ của một tâm hồn biết tĩnh lặng.

Bạn sao, thế giới vậy, và vấn đề của bạn là vấn đề của thế giới, thế nhưng bằng một cách nào đó chúng ta dường như luôn lãng quên điều này. Vậy thì hãy bắt đầu học cách tĩnh lặng trong phạm vi gần gũi thôi, hãy lưu tâm đến sự hiện hữu hằng ngày của chính mình, từ ý nghĩ, cảm xúc cho đến những hành vi, hoạt động sống cơ bản, cũng như lưu tâm đến mối tương quan giữa chúng ta và các ý tưởng hay niềm tin.

Đọc Bạn Đang Nghịch Gì Với Đời Mình – bạn sẽ khám phá được rằng những ai phải đủ thông minh, sự khôn ngoan, không sợ hãi và từ chối bước trên lối mòn truyền thống của xã hội mới tìm thấy điều mình yêu thích.

Cuộc sống là một nguồn nước sâu. Người ta có thể đến với nó với những cái xô nhỏ và chỉ múc được một ít nước, hoặc người ta có thể đến với nó với những cái thùng lớn, múc nhiều nước để sinh hoạt và dự trữ. Thời trẻ là quãng thời gian lý tưởng để người ta tìm tòi và trải nghiệm mọi thứ. Chúc bạn thành công.

Bài Giảng Cuối Cùng

Bài Giảng Cuối Cùng

“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.” Randy Pausch

Thực tế, đã có nhiều giáo sư được mời thuyết trình “Bài giảng cuối cùng” trước khi chia tay giảng đường. Khi đó họ thường chia sẻ về những thất bại cũng như những tinh hoa rút tỉa từ cuộc đời và sự nghiệp của mỗi cá nhân. Trong khi nghe thuyết trình, cử tọa bao giờ cũng day dứt trước câu hỏi: Giả như đây là cơ hội cuối cùng thì ta có thể gửi gắm thông điệp gì đến mọi người? Nếu ngày mai phải ra đi thì ta muốn cái gì sẽ là di sản để lại cho đời?

Khi Randy Pausch, Giáo sư Tin học giảng dạy tại Carnegie Mellon, được yêu cầu thuyết trình một bài giảng như vậy, ông hình dung đó sẽ là buổi thuyết trình cuối cùng, bởi ông vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhưng bài giảng của ông – “Chạm tay vào ước mơ tuổi thơ” – không phải là về cái chết mà là về quá trình vượt qua các chướng ngại, về việc lan tỏa cách thức hiện thực hóa ước mơ đến người khác và không bao giờ để hoài phí bất kỳ khoảnh khắc nào trong đời (bởi “Thời gian là tất cả những gì bạn có. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra bạn có ít hơn là bạn nghĩ”). Đó là triết lý mà Randy đúc kết từ cuộc sống.

Trong quyển sách này, Randy Pausch đã kết hợp nhuần nhụy giữa óc hài hước, văn phong cuốn hút và sự uyên thâm, đĩnh đạc, giúp cho bài giảng của ông trở thành một hiện tượng lưu dấu ấn trong lòng các thế hệ độc giả. Đây chắc chắn sẽ là cuốn sách được chuyền tay nhau bởi nhiều thế hệ tương lai.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button