10 sách hay về nghề luật sư, cực kỳ chi tiết và dễ hiểu

10 cuốn sách hay về nghề luật sư dành cho bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về luật sư và công ty luật, trong đó có lịch sử hình thành nghề luật sư, đạo đức nghề nghiệp..

Pháp Luật Về Luật Sư Và Đạo Đức Nghề Nghiệp Luật Sư

Pháp Luật Về Luật Sư Và Đạo Đức Nghề Nghiệp Luật Sư

Cuốn sách bao gồm các chủ đề: đặc điểm chung của luật sư và nghề luật sư; quy định của pháp luật về luật sư; đào tạo luật sư; chứng chỉ hành nghề; tham gia Đoàn luật sư; hình thức hành nghề của luật sư; vai trò và chức năng của luật sư; đặc điểm nghề nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư; quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; hướng dẫn quy định về tương tác giữa luật sư và khách hàng;…

Cuốn sách giúp người đọc cập nhật đầy đủ kiến ​​thức về giấy tờ pháp luật, luật sư và đạo đức nghề nghiệp.

Bộ Sách Sổ Tay Luật Sư

Bộ Sách Sổ Tay Luật Sư (Bộ 3 Tập)

Công cuộc Đổi mới của Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm và đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, đặc biệt là về kinh tế – xã hội, cùng với đó là sự hoàn thiện từng bước của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hệ quả của sự phát triển nhanh chóng này chính là rất nhiều các vấn đề ngày càng phức tạp trong sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội. Do đó, sự có mặt của Luật sư trong việc giải quyết các tranh chấp, tư vấn trong nhiều lĩnh vực là rất cần thiết và đã trở nên không còn xa lạ. Luật sư ngày nay được nhìn nhận với tư cách là một nghề nghiệp có vị thế và vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc đem lại công bằng, bình đẳng cho xã hội.

Chính vì vị trí, vai trò và chức năng xã hội đặc biệt quan trọng như vậy, các Luật sư ngoài những kiến thức pháp luật sâu rộng, còn cần phải có những hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực, đặc biệt, phải là người có đạo đức trong sáng, giàu lòng trắc ẩn và có tinh thần dũng cảm, luôn bảo vệ chính nghĩa. Muốn trở thành Luật sư, một cá nhân phải trải qua thời gian dài với không ít thử thách trong việc tích lũy kinh nghiệm, tạo dựng uy tín cá nhân. Vì vậy, nhiều Luật sư mới vào nghề có thể sẽ bỡ ngỡ và lúng túng trong xử lý các vụ việc cụ thể.

Với mục đích đào tạo những Luật sư vừa “hồng” vừa “chuyên”, xây dựng đội ngũ Luật sư Việt Nam ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) biên soạn bộ Sổ tay Luật sư gồm 3 tập và xuất bản tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư

Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư

Trong dư luận xã hội, nghề luật sư có thể được xem là một nghề cao quý, mang nhiều lợi ích cho mọi người và xã hội. Đó cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn nghề luật sư làm cái nghiệp cho cuộc đời mình cũng như mong muốn thành công với nghề luật sư của mình. Tuy nhiên, nếu theo đuổi nghề luật sư bằng chỉ với sự đam mê thuần túy mà thiếu đi những kiến thức và sự chuẩn bị cần thiết, ắt hẳn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và trở ngại khiến không thể vững vàng đi đến cuối tận cùng con đường mà mình đã chọn.

“Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư” là một quyển sách rất hữu ích được biên soạn bởi Tác giả Nguyễn Hữu Phước đồng thời là Luật sư sáng lập của Phuoc & Partners. Quyển sách được đúc kết từ sự đam mê nghề nghiệp và những kinh nghiệm làm việc thực tế của Luật sư Nguyễn Hữu Phước trong hơn hai mươi năm hành nghề luật sư tư vấn.

Kỹ Năng Hành Nghề Luật Sư Tư Vấn- Chia Sẽ Kinh Nghiệm Hành Nghề Thực Tế Tại Việt Nam

Kỹ Năng Hành Nghề Luật Sư Tư Vấn- Chia Sẽ Kinh Nghiệm Hành Nghề Thực Tế Tại Việt Nam

Cuốn sách “ Kỹ năng hành nghề luật sư tư vấn” được viết chủ yếu cho đối lượng bạn đọc là các luật sư trẻ với mong muốn giúp các bạn đào luyện các kỹ năng cơ bản để thành công trong môi trường một công ty luật chuyên nghiệp. Ngoài các luật sư trẻ, các sinh viên luật và các giảng viên luật có thể tìm thấy những thông tin giúp ích cho quá trình học tập và giảng dạy kỹ năng hành nghề luật sư tại các trường luật ở Việt Nam. Tác giả cũng hy vọng cuốn sách có thể giúp các luật sư có kinh nghiệm hồi tưởng và nhớ lại các kinh nghiệm đúc kết trong suốt quá trình hành nghề bận rộn của mình..

Giáo Trình Luật Sư Và Nghề Luật Sư

Giáo Trình Luật Sư Và Nghề Luật Sư

Giáo trình Luật sư và nghề luật sư là tài liệu chính thức của Môn học Luật sư và nghề luật sư, là một trong năm môn học nằm trong chương trình đào tạo nghề luật sư của Học viện Tư Pháp, được thiết kế theo Chương Trình khung đào tạo nghề Luật sư do Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp ban hành

Giáo trình cung cấp các kiến thức về nghề Luật sư, Kỹ năng chung của Luật sư, các chuẩn mực đạo đức, ứng xử nghề nghiệp có tính chất nền tảng cho học viên đào tạo nghề luật sư

Kỹ Năng Hoạt Động Dành Cho Luật Sư Trong Vụ Án Hình Sự

Kỹ Năng Hoạt Động Dành Cho Luật Sư Trong Vụ Án Hình Sự

Với kết cấu 7 chương, được trình bày dưới dạng câu hỏi và trả lời, cuốn sách cung cấp những kỹ năng tranh tụng cơ bản, chủ yếu trong tố tụng hình sự do các giảng viên, các luật sư giàu kinh nghiệm tranh tụng trong tố tụng hình sự biên soạn:

  • Chương 1: Khái quát về tranh tụng và những yêu cầu chung về tranh tụng ở Việt Nam;
  • Chương 2: Kỹ năng trao đổi với khách hàng, thân chủ;
  • Chương 3: Kỹ năng thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ;
  • Chương 4: Kỹ năng tham gia một số hoạt động điều tra và làm việc với người tiến hành tố tụng;
  • Chương 5: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ;
  • Chương 6: Kỹ năng soạn thảo bản bào chữa, bản bảo vệ;
  • Chương 7: Kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa.

Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích, góp phần nâng cao kỹ năng tranh tụng của luật sư, định hướng nghề nghiệp tranh tụng cho các sinh viên luật.

Lịch Sử Nghề Luật Sư Ở Việt Nam

Lịch Sử Nghề Luật Sư Ở Việt Nam

Lịch sử nghề luật sư ở Việt Nam là công trình nghiên cứu độc lập về quá trình hình thành và phát triển nghề nghiệp luật sư ở nước ta, từ thời kỳ đầu tiên dưới ách độ hộ của thực dân Pháp, qua các chế độ trước năm 1975, cho đến ngày nay. Đây là quyển sách chuyên khảo liên ngành tiếp theo quyển Truyền thống luật sư Việt Nam cũng do hai tác giả biên soạn, được Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuối năm 2014, đã được dư luận độc giả hoan nghênh, tìm đọc.

Là hai luật sư có quá trình hoạt động nghề nghiệp gần như suốt đời mình, Luật sư Phan Đăng Thanh và Luật sư Trương Thị Hòa còn là hai nhà nghiên cứu lịch sử, từng nhiều năm tham gia giảng dạy bộ môn “Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam” ở các Trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh (như: Trường Đại học Mở – Bán công, Đại học Luật, Đại học Tổng hợp sau là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh…) và diễn giảng các môn về kỹ năng hành nghề tại Trường đào tạo nghề luật sư thuộc Bộ Tư pháp – Học viện Tư pháp hiện nay.

Qua nội dung quyển sách này, tác giả đã sưu tầm các nguồn tài liệu khả tín từ các Kho lưu trữ quốc gia của Nhà nước qua các thời kỳ, Thư viện Khoa học Tổng hợp và Thư viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, các sách báo và hình ảnh từ nguồn mạng điện tử, tư liệu gia đình do người thân của các cố luật sư cung cấp.

Tư Duy Pháp Lý Của Luật Sư

Tư Duy Pháp Lý Của Luật Sư

Quyển sách này là phiên bản mới của quyển Tài ba của luật sư xuất bản năm 2010 và tái bản hai lần sau đó. Đó là kết quả của những góp ý từ độc giả, của kinh nghiệm tác giả thu thập được qua các lớp học được tổ chức tại Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cũng như sự tìm tòi và học hỏi của tác giả trong suốt 5 năm qua. Cũng như sách trước, quyển sách này được viết cho các luật sư mới bước chân vào nghề.

Nội dung quyển sách được chia làm 4 phần:

  • Phần một: Giới thiệu với bạn về tư duy pháp lý và đưa ra các điều kiện bạn phải có, hay phải thay đổi so với trước kia để có thể có tư duy pháp lý. Tốt nghiệp trường luật xong bạn chưa có khả năng tư duy pháp lý để làm luật sư; vì trường luật đào tạo bạn làm cán bộ pháp chế (tức là soạn luật để cho người khác áp dụng, và giám sát việc thực hiện luật). Bạn sẽ biết về điều này rõ hơn khi đọc Chương 2 của phần này.
  • Phần hai: Trình bày cách tư duy pháp lý; gồm phương pháp thực hiện; các vụ án để bạn… luyện chưởng và biết tính chất của các câu hỏi pháp lý.
  • Phần ba: Đưa ra một số vụ án để các bạn tập làm một mình hầu kiểm tra mức độ sử dụng tư duy pháp lý
  • Phần bốn: Một số bài đọc thêm để bạn mở rộng kiến thức.

Quyền Bào Chữa Và Vai Trò Của Luật Sư Trong Tố Tụng Hình Sự

Quyền Bào Chữa Và Vai Trò Của Luật Sư Trong Tố Tụng Hình Sự

Nội dung:

  • CHƯƠNG 1: QUYỀN BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
  • CHƯƠNG 2: NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
  • CHƯƠNG 3: LUẬT SƯ- NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
  • CHƯƠNG 4 : VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VÀ TRUY TỐ
  • CHƯƠNG 5 : VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Tìm hiểu pháp luật về luật sư, công chứng, chứng thực, giám định tư pháp, hộ tịch và trợ giúp pháp lý mới nhất

Tìm hiểu pháp luật về luật sư, công chứng, chứng thực, giám định tư pháp, hộ tịch và trợ giúp pháp lý mới nhất

Trong hệ thống pháp luật về lĩnh vực tư pháp, thì pháp luật về lĩnh vực bổ trợ tư pháp có vai trò hết sức quan trọng không chỉ giúp cho các hoạt động tư pháp nâng cao được hiệu quả mà còn góp phần tăng cường pháp chế giúp các cơ quan tư pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ chức năng của mình.

Nhằm giúp những người làm công tác tư pháp nắm vững các quy định về lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Nhà xuất bản Hồng Đức cho xuất bản cuốn sách do luật gia, chuyên gia pháp luật cao cấp Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn.

Cuốn sách được bố cục thành 5 phần:

  • PHẦN I: Các quy định về luật sư và tư vấn pháp luật
  • PHẦN II: Các quy định về công chứng và chứng thực
  • PHẦN III: Các văn bản về giám định
  • PHẦN IV: Các quy định về hộ tịch
  • PHẦN V: Các quy định về trợ giúp pháp lý

Hy vọng cuốn sách sẽ có giá trị hữu ích đối với bạn đọc.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button