5 sách hay về nghiên cứu khoa học được hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu

5 cuốn sách hay về nghiên cứu khoa học giúp bạn đọc tham khảo và bổ sung kiến ​​thức khoa học từ nhiều lĩnh vực khác nhau.

Giáo Trình Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học

Giáo Trình Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học

Nghiên cứu về khoa học là đặc biệt trong số các hoạt động nghiên cứu của con người. Đặc biệt, mục tiêu của nghiên cứu khoa học là khám phá những gì chưa được khám phá. Đó là một điều nực cười để nói, bởi vì không thể xác định vị trí không thể biết được. Theo phương pháp khoa học, nhà nghiên cứu phải có khả năng đưa ra những phỏng đoán có học thức về những điều chưa biết trước khi bắt đầu điều tra. Khả năng lý tưởng hóa các tình huống hoặc kiểm tra các lý thuyết về thế giới bằng cách tưởng tượng chúng trong các tình huống giả định là điều cần thiết đối với một nhà nghiên cứu.

Tạo một giả thuyết nghiên cứu, phát triển các giả thuyết trường hợp và kiểm tra các phát hiện của bạn bằng các kỹ năng bạn sẽ học trong khóa học này.

Theo tính chất của một tài liệu giáo khoa, cuốn sách trình bày từ các khái niệm ban đầu “Khoa học” là gì, cho đến “Trình tự lôgic của nghiên cứu khoa học”, “Các phương pháp thu thập và xử lý thông tin” và cuối cùng là những cơ sở của “Đạo đức khoa học”. Trong toàn bộ nội dung, tác giả dành mối quan tâm đặc biệt trình bày về trình tự lôgic của nghiên cứu khoa học. Qua kinh nghiệm những năm giảng dạy môn học này, tác giả nhận thấy rằng, trình tự lôgic của nghiên cứu khoa học là khâu yếu nhất của sinh viên và nghiên cứu sinh hiện nay. Trong một số cuộc trao đổi về phương pháp luận khoa học, một vị giáo sư khẳng định, chỉ cần dạy cho sinh viên về “nhận thức luận Mác – Lênin” là đủ.

Có thể ý kiến đó là đúng, nhưng chưa đủ. Nhận thức luận, triết học chỉ dạy cho người học về cách tiếp cận để đi đến nhận thức, chẳng hạn, phải đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” … Nhưng ngay cả mệnh đề đó cũng không hề cung cấp cho họ về trật tự các kỹ năng thao tác để có thể đưa ra những kết luận khoa học. Ở đâu đó, một nhà nghiên cứu đã nói, khoa học chỉ ra điều hay, lẽ phải cho đủ mọi ngành nghề, trong khi hàng loạt thầy cô đã hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho trò vẫn theo phương pháp truyền nghề của các nghệ nhân. Trong giáo trình này, tác giả cố gắng trình bày theo hướng tiếp cận phương pháp luận thoát khỏi khuôn khổ của phương pháp truyền nghề của các nghệ nhân..

Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Tế – Xã Hội Và Hướng Dẫn Viết Luận Văn

Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Tế – Xã Hội Và Hướng Dẫn Viết Luận Văn

Bạn cần tiến hành một nghiên cứu khoa học hoặc thực hiện một luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế – Xã hội theo hướng định lượng nhưng không biết cách thực hiện, bắt đầu từ đâu, thì đây là tài liệu phù hợp cho bạn. Quy trình thực hiện được hướng dẫn một cách tỉ mĩ và tường tận giúp người đọc thông hiểu và tự tin để thực hiện một nghiên cứu khoa học hay luận văn.

Tài liệu bao gồm 7 chương:

  • Chương 1 giới thiệu về quy trình nghiên cứu.
  • Chương 2 giới thiệu về các biện pháp thu thập dữ liệu.
  • Chương 3 hướng dẫn cách thức xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu.
  • Chương 4 giúp bạn thông hiểu một cách cặn kẽ ý nghĩa của của các hệ số khi kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá EFA
  • Chương 5 & 6 trình bày về hồi quy đơn và bội.
  • Chương 7 giới thiệu về cách viết báo cáo kết quả nghiên cứu cũng như trình bày hai trường hợp nghiên cứu điển hình để bạn đọc tham khảo.

Sử dụng máy tính để hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu là một yêu cầu bắt buộc trong nghiên cứu khoa học kinh tế, xã hội ngày nay. Tài liệu này mô tả từng bước tác nghiệp để xử lý và phân tích dữ liệu sử dụng các phần mềm Excel, SPSS, và Eviews. Ngoài ra tài liệu còn nêu lên những tình huống và bài tập ứng dụng để đọc giả luyện tập và ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tế công việc của mình.

Đi Vào Nghiên Cứu Khoa Học

Đi Vào Nghiên Cứu Khoa Học

Ở kỷ nguyên tin học này, một em học sinh phổ thông ở nước ta cũng có thể nói được rằng khoa học là nền tảng của sự phát triển xã hội và nghiên cứu khoa học, do vậy, là hoạt động vô cùng quan trọng. Nhưng, thế nào là “nghiên cứu khoa học”, và đâu là “thước đo” trong nghiên cứu khoa học, hoặc thế nào là “văn hóa khoa học”… thì ngay cả nhiều người có học vị cao ở bậc đại học cũng không trả lời ổn thỏa.

Không chỉ đối với những vấn đề mang tính khái quát như vậy mà cả với những câu hỏi cụ thể như: làm sao để viết một bài báo khoa học, trích dẫn tài liệu phải theo cách thức nào, vì sao phải công bố rộng rãi một công trình nghiên cứu, hoặc thế nào là đạo văn, “đạo số liệu”… cũng khó tìm được câu trả lời rành mạch, đúng đắn.

Trong khi đó, thực tế lại đang diễn ra tình trạng rất đáng buồn, đáng lo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, từ chuyện “làm khoa học” bằng cách… đạo văn, điều tra cẩu thả, không đúng phương pháp, thậm chí có nhưng cơ quan quản lý đưa ra nhiều quy định hành chính gọi là dựa trên “cơ sở khoa học” mà thật ra chẳng khoa học tí nào!

Có lẽ nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là văn hóa khoa học nước ta chưa được như các nước tiên tiến, trong đó có phần do lâu nay chúng ta thiếu các chương trình giảng dạy, sách báo, tài liệu hướng dẫn, giải thích về bản chất cũng như cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học. Như vậy, để có thể nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, gia tăng sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế, rõ ràng cần phải nâng cao nhận thức về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học, mở rộng tầm hiểu biết chung về phương pháp nghiên cứu khoa học.

Với mong mỏi được đóng góp một phần nhỏ trong công việc ấy, từ nhiều năm qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, hiện công tác tại Viện nghiên cứu Y khoa Garvan – Úc, đã viết nhiều bài đăng trên các tờ báo trong nước như: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tuổi Trẻ, Tia Sáng, Thanh Niên, VietNam Net… liên quan đến nghiên cứu khoa học, trên cơ sở cung cấp các kiến thức cũng như những kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học trong nhiều năm của tác giả.

Cẩm Nang Nghiên Cứu Khoa Học Từ Ý Tưởng Đến Công Bố

Cẩm Nang Nghiên Cứu Khoa Học Từ Ý Tưởng Đến Công Bố

Cuốn sách “Cẩm nang nghiên cứu khoa học từ ý tưởng đến công bố” được soạn ra để giúp cho các bạn muốn dấn thân vào công việc nghiên cứu khoa học. Nhiều học sinh và sinh viên thường tự hỏi bắt đầu nghiên cứu khoa học từ đâu, ý tưởng nghiên cứu xuất phát từ nguồn nào, phương pháp nghiên cứu ra sao, và công bố kết quả ngiên cứu ở đâu.

Đó là những câu hỏi cơ bản trong qui trình nghiên cứu khoa học. Qua 21 chương sách, tác giả sẽ giải đáp những câu hỏi trên và kèm theo những ví dụ thực tế giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về qui trình nghiên cứu khoa học.

“Khoa học không bao giờ dừng lại trong hành trình đi tìm sự thật, bởi vì khoa học không bao giờ tuyên bố nó đã hoàn thành sứ mệnh đó. Khoa học là một nghành nghề khai hóa, truyền bá cái mà chúng ta gọi là “văn minh”, và khoa học đặt sự thật trên hết và trước hết, trước tất cả những quyền lợi cá nhân.”

Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì

Nghiên Cứu Khoa Học Là Gì

Nhân dịp kỉ niệm lần thứ 152 ngày sinh của nhà khoa học Marie Curie, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách Nghiên cứu khoa học là gì? Một đam mê, một hứng thú, một trò chơi của tác giả Pierre Joliot, cháu ngoại của bà. Pierre Joliot (sinh năm 1932) là con trai của Frédéric và Irène Joliot-Curie, và là cháu ngoại của Pierre và Marie Curie. Sinh ra và trưởng thành trong gia đình xuất chúng với năm lần nhận giải thưởng Nobel danh giá, có truyền thống nghiên cứu khoa học, Pierre Joliot cũng say mê vẻ đẹp của nghiên cứu cơ bản và đạt tới những đỉnh cao trong ngành.

Cuốn sách được viết bằng hình thức hỏi đáp, tràn đầy tinh thần đối thoại, phong cách hài hước, phóng khoáng. Pierre Joliot khẳng định: Nghiên cứu trước hết phải là một trò chơi và một thú vui. Người nghiên cứu, cũng như một người tham gia vào một trò chơi, cố gắng tìm hiểu những bí ẩn của tự nhiên: đặt ra một câu hỏi, kiếm được một câu trả lời, thường là bất ngờ, câu trả lời ấy gợi ra một thử nghiệm mới. Đó là cách mà người ta dần đạt tới những kiến thức mới.

Cuốn sách cùng lúc giúp người đọc khám phá những câu chuyện thú vị của gia đình Marie Curie, hiểu biết hơn về lược sử nghiên cứu khoa học từ đầu thế kỉ 20 đến nay và tìm ra câu trả lời căn cốt: Nghiên cứu khoa học là gì? Làm thế nào để khích lệ giới trẻ đi vào nghiên cứu?

60 trang sách tạo cảm giác thích thú với phần minh họa độc đáo, kho dữ liệu hình ảnh đắt giá với độ nén thông tin đặc sắc. Như thế, cuộc trò chuyện của Pierre Joliot đã xóa tan định kiến của chúng ta về nghiên cứu khoa học. Không cứng nhắc, khô khan, không chỉ có con số hay phòng thí nghiệm, tác giả đã khai sáng một tinh thần khác: nghiên cứu là trò chơi, là đam mê, là hứng thú, là sự tự do thưởng thức vẻ đẹp của khoa học cơ bản.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button