10 sách hay về ngôn ngữ học sẽ giúp bạn hiểu ngôn ngữ tốt hơn

10 cuốn sách hay về ngôn ngữ học sẽ giúp bạn khám phá cách thức hoạt động của ngôn ngữ, sử dụng trong các bối cảnh và lĩnh vực khác nhau.

Những Phương Pháp Của Ngôn Ngữ Học Cấu Trúc

Những Phương Pháp Của Ngôn Ngữ Học Cấu Trúc

Cuốn sách này trình bày những phương pháp được sử dụng trong ngôn ngữ học miêu tả, hay nói cho đúng hơn, là ngôn ngữ học cấu trúc. Như vậy, nó nhằm thảo luận về những thủ pháp mà nhà ngôn ngữ học có thể thực hiện trong quá trình nghiên cứu nhiều hơn là đề ra một lý luận về những cách phân tích cấu trúc tính có thể rút ra từ những cuộc nghiên cứu đó.

Các phương pháp nghiên cứu được sắp xếp dưới dạng thức những thao tác phân tích (procedures of analysis) kế tiếp theo nhau mà nhà ngôn ngữ học dùng để xử lí các cứ liệu của mình.

Chúng tôi hi vọng rằng lối trình bày các phương pháp dưới dạng thức và theo trình tự từng thao tác có thể góp phần giảm bớt cái ấn tượng ảo thuật và phiền phức thường đi đôi với những cách phân tích ngôn ngữ học tế nhị hơn.

Từ Điển Đối Chiếu Thuật Ngữ Ngôn Ngữ Học (Việt – Anh, Anh – Việt)

Từ Điển Đối Chiếu Thuật Ngữ Ngôn Ngữ Học (Việt – Anh, Anh – Việt)

‘Từ Điển Thuật Ngữ Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (Anh – Việt, Việt – Anh)’ này bao gồm hơn 7000 từ tiếng Anh và hầu hết các thuật ngữ tiếng Việt, và có thể được coi là phần mở rộng của Dự thảo Thuật ngữ Ngôn ngữ học. Ngoài hai phần chính: tiếng Anh và tiếng Việt. Cuốn sách cũng có phần ‘Quy ước về các ký hiệu khác nhau’.

Giáo Trình Ngôn Ngữ Học Đại Cương – Ferdinand De Sausure

Giáo Trình Ngôn Ngữ Học Đại Cương – Ferdinand De Sausure

Trong suốt cả thế kỷ qua, người ta đã viết về Saussure hàng ngàn trang sách, và viết khá kỹ về tất cả những luận điểm độc đáo quan trọng nhất của ông, nhất là về những thê lưỡng phân trứ danh như “năng biểu / sở biểu”, “tính có nguyên do / tính võ đoán” của mối quan hệ này, “ngôn ngữ/ lời nói” “đồng đại / lịch đại”, “trục kết hợp / trục liên tưởng”, “chất liệu / hình thức” “ngữ trạng / chuyển biến”…

Nhưng hình như chưa có một công trình nào trình bày một cách thật hiển ngôn mối quan hệ lôgic giữa các thế lưỡng phân này, trong khi đó là một quan hệ nhân quả trực tiếp, gần như cơ giới, hoàn toàn tất yếu, mà lẽ ra phải đập mạnh vào mắt mọi người ngay từ khi đọc lướt qua cuốn Giáo Trình Ngôn Ngữ Học Đại Cương.

…Vậy mối quan hệ đó ra sao? Nó xuất phát từ ý tưởng nào? Nó kéo theo những nhận định nào? Nó cho phép suy diễn thêm những hệ quả nào? Đó là những câu hỏi mà người đọc và học cuốn Giáo trình không thể không đặt ra nếu muốn hiểu thấu đáo nội dung của nó, cũng như hiểu giá trị của những lời khen ngợi và những lời chê bai thuộc đủ mọi phương diện mà người ta đã dùng khi nói về nó.

Từ Điển Khái Niệm Ngôn Ngữ Học

Từ Điển Khái Niệm Ngôn Ngữ Học

Từ điển Khái niêm Ngôn ngữ học lựa chọn, định nghĩa và giải thích khoảng 1.700 khái niệm thuộc tất cả các lĩnh vực của ngôn ngữ học hiện đại.

  • Thứ nhất, đó là những khái niệm về lý luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ.
  • Thứ hai, đó là những khái niệm thuộc về các lĩnh vực của ngôn ngữ học ứng dụng: giáo dục ngôn ngữ, dịch thuật, biên soạn từ điển,…
  • Thứ ba, đó là những khái niệm thuộc ngôn ngữ học liên ngành: ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học dân tộc người, ngôn ngữ học nhân chủng,…

Tuyển Tập Ngôn Ngữ Học

Tuyển Tập Ngôn Ngữ Học

Giáo sư Hoàng Tuệ là một trong những nhà khoa học đầu tiên đặt nền móng cho ngôn ngữ học Việt Nam. Trong suốt hơn 35 năm vừa làm công tác giảng dạy, đào tạo, vừa nhận nhiệm vụ chỉ đạo việc nghiên cứu khoa học, ông đã viết hơn 100 công trình, tác phẩm. Những tư tưởng khoa học, những đóng góp về lý luận, thực tiễn có giá trị của giáo sư Hoàng Tuệ đã được giới ngôn ngữ học trong cả nước khẳng định.

Tuyển Tập Ngôn Ngữ Học do Hội ngôn ngữ học thành phố Hồ Chí Minh và Viện ngôn ngữ học thực hiện, với lòng thành kính tưởng nhớ và biết ơn sâu nặng cố Giáo sư Hoàng Tuệ – người có công lao to lớn và cống hiến xuất sắc trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành ngôn ngữ học Việt Nam.

Dẫn Luận Về Ngôn Ngữ Học

Dẫn Luận Về Ngôn Ngữ Học

Ngôn ngữ học rơi vào khoảng trống giữa nghệ thuật và khoa học, và chính ở đường biên ấy, những khám phá thú vị nhất và những vấn đề quan trọng nhất đã được tìm ra. Thay vì đi theo cách tổ chức thông thường của nhiều tác phẩm dẫn luận đương đại về chủ đề, tác giả cuốn sách Dẫn luận về ngôn ngữ học này bắt đầu với bàn luận về mục đích cổ xưa nhất, mục đích “nghệ thuật” của ngôn ngữ học, và đi tới theo trình tự thời gian cho đến những nghiên cứu mới nhất những khía cạnh “khoa học”.

Các chương theo từng chủ đề sẽ lần lượt xem xét những lĩnh vực như thời kỳ tiền sử của các ngôn ngữ, những nguồn gốc chung của chúng, ngôn ngữ và sự tiến hóa, ngôn ngữ theo thời gian và không gian (bản chất của sự thay đổi vốn có trong ngôn ngữ), ngữ pháp và từ điển (ngôn ngữ có tính hệ thống đến đâu?), và ngữ âm học. Phần trình bày những khám phá mới nhất về bộ não liên quan đến ngôn ngữ sẽ hoàn tất khảo luận về các khía cạnh chính yếu của ngôn ngữ học từ một góc nhìn mới mẻ và sâu sắc.

Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt

Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt

Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt là tập hợp những bài viết được đăng rải rác trên báo chí từ năm 1982 – 2001 của giáo sư Cao Xuân Hạo do nhóm học trò cũ của ông sưu tầm, chọn lọc, hiệu đính, biên tập, sắp xếp lại thành một tập tạp văn chia một cách ước định thành ba phần:

  • Tiếng Việt
  • Văn Việt
  • Người Việt và văn hóa Việt

Tập sách này phản ánh những ý kiến của ông về một số vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, văn học và văn hóa của dân tộc. Là một nhà Việt ngữ học lão thành, đương nhiên trung tâm chú ý của ông là những vấn đề của tiếng Việt, nhưng ngoài ra ông cũng quan tâm đến những vấn đề có liên quan xa gần với ngôn ngữ như văn học và văn hóa.

Ngôn Ngữ Và Ý Thức

Ngôn Ngữ Và Ý Thức

Tuyển tập các bài viết của Chomsky về ngôn ngữ và ý thức. Sáu chương đầu, được công bố vào những năm 1960, tạo nền tảng cho lí thuyết ngôn ngữ. Lần in mới này bổ sung vào một chương nữa và một lời tựa mới, đưa cách tiếp cận có ảnh hưởng của Chomsky vào thế kỷ mới. Chương 1 – 6 trình bày công trình của Chomsky về bản chất và thụ đắc ngôn ngữ như là một hệ thống sinh học được thiên phú về di truyền (ngữ pháp phổ niệm), thông qua các quy tắc và nguyên tắc của nó chúng ta thụ đắc kiến thức nội hiện (I-language).

Hơn 50 năm qua, khung lí thuyết này đã châm ngòi cho sự bùng nổ và nghiên cứu trong một phạm vị rộng lớn các ngôn ngữ, và đã thu được những vấn đề lí thuyết quan trọng. Chương cuối cùng trở lại những vấn đề chủ chốt, tổng quan lại cách tiếp cận “ngôn ngữ học sinh học” đã dẫn đường cho công trình của Chomsky từ những khởi nguồn của nó cho đến nay, đưa ra một số thách thức mới gây phấn khích cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức.

NOAM CHOMSKY là Giáo sư Ngôn ngữ học ở Viện Công nghệ Massachusetts. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách : Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức (New Horizons in the Studies of Language and Minds) (Cambridge University Press, 2000) và Về tự nhiên và ngôn ngữ (On Nature and Language) (Cambridge University Press, 2002).

Vẻ Đẹp Ngôn Ngữ – Vẻ Đẹp Văn Chương

Vẻ Đẹp Ngôn Ngữ – Vẻ Đẹp Văn Chương

Tập hợp những bài viết nghiên cứu về ngôn ngữ của nhà giáo Lê Xuân Mậu đã đăng trên các báo và tạp chí. Do đó nội dung các bài viết đề cập đến những hiện tượng ngôn ngữ, lời nói khá gần gũi trong xã hội, mang tính ứng dụng cao với những ví dụ cụ thể sinh động.

Nội dung được trình bày khá dễ hiểu, giản dị, sinh động, súc tích, ít sử dụng các thuật ngữ khoa học hàn lâm. Các bài viết là những nghiên cứu, phát hiện khá lý thú về một số hiện tượng ngôn ngữ mang tính phổ quát và sức biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn chương.

Nghiên Cứu Đối Chiếu Các Ngôn Ngữ

Nghiên Cứu Đối Chiếu Các Ngôn Ngữ

Tập sách được bố cục như sau: Phần một là phần nhập môn, cung cấp những hiểu biết chung, đại cương. Chương I mở đầu dành cho việc điểm qua một số nét trong lịch sử nghiên cứu. Chương II và chương III nêu lên những tiền đề lý luận cho phép xem xét nghiên cứu đối chiếu như một phân ngành độc lập, trong đó chương II nêu lên các phân giới chủ yếu và chương III làm nổi rõ các quan hệ biện chứng trong quá phát triển.

Từ phần hai cho đến hết phần năm dành cho thử nghiệm nghiên cứu đối chiếu một số bình diện của các cấp độ ngôn ngữ. Phần hai (phần mới bổ sung trong lần tái bản) gồm các chương IV, V, VI, VII dành cho nghiên cứu đối chiếu ngữ âm âm vị. Phần ba gồm các chương VIII, IX dành cho nghiên cứu đối chiếu hình vị. Phần bốn (phần mới bổ sung lần tái bản) gồm các chương X, XI, XII dành cho nghiên cứu đối chiếu câu. Phần năm gồm các chương XIII, XIV, XV, XVI dành cho nghiên đối chiếu từ và nghĩa. Phần sáu có chương cuối cùng dành để giới thiệu về phương pháp, thủ pháp nghiên cứu đối chiếu.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button