4 sách hay về Nguyễn Bỉnh Khiêm, trạng Trình nổi tiếng

4 cuốn sách hay về Nguyễn Bỉnh Khiêm cung cấp cho bạn đọc thông tin, tiểu sử, tài nâng của Nguyễn Bỉnh Khiêm và những đóng góp của ông.

Truyện Tranh Lịch Sử – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Truyện Tranh Lịch Sử – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch dưới thời vua Lê Thánh Tông – thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ.

Ông sinh ra ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Cha ông là Nguyễn Văn Định, nổi tiếng học giỏi. Mẹ là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều vua Lê Thánh Tông – người học rộng, giỏi tướng số.

Theo cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp – ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, từ tuổi ấu thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi. Phả ký chép rằng: “Một buổi sáng, ông Văn Định bế bé Khiêm ngồi đọc sách, bỗng bé nói Mặt Trời mọc ở phía đông rồi. Ông Văn Định cũng lấy làm lạ”.

Lên 4 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm… Hầu hết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông đều ghi nhận ảnh hưởng lớn từ bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông.

Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến tận nơi tầm sư học đạo. Vốn sáng dạ lại chăm chỉ học hành nên Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh chóng trở thành học trò xuất sắc của thầy. Sau này, khi Lương Đắc Bằng mất, ông đã giao con trai mình là Lương Hữu Khánh cho Nguyễn Bỉnh Khiêm nuôi dạy.

Về sau, Nguyễn Bỉnh Khiêm tham gia kỳ thi dưới triều nhà Mạc và đỗ trạng nguyên ngay trong lần đầu ứng thi. Ông từng được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình..

Thơ Văn Nguyễn Bỉnh Khiêm Tổng Tập

Thơ Văn Nguyễn Bỉnh Khiêm Tổng Tập

Sách gồm 2 phần: phần đầu là thơ văn chữ Hán, kế đến là chữ Nôm. Phần thơ văn chữ Hán mở đầu là các bài thơ thuộc Bạch vân am thi tập, kế đó là các bài bổ sung từ các nguồn khác.

Cách trình bày của mỗi bài đều giống nhau: nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, tham khảo và nhận xét. Về phần thơ Nôm, Bạch Vân Am thi tập không có nguyên văn chữ Nôm cho từng bài vì không có một tiêu chuẩn thống nhất về cách viết chữ Nôm, cùng một chữ có thể dùng trong các văn bản khác nhau, mỗi người tùy ý phát huy. những phong cách viết riêng.

Góc Nhìn Sử Việt – Giai Thoại Và Sấm Ký Trạng Trình

Góc Nhìn Sử Việt – Giai Thoại Và Sấm Ký Trạng Trình

“Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”

(Phan Huy Chú)

“Lý học như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đều là tinh anh của non sông đúc lại.”

(Trích Vũ Trung Tùy Bút – Phạm Đình Hổ)

Nhiều người trong chúng ta từ khi con nhỏ đã được nghe những lời đồn đại về Sấm Trạng Trình với một vẻ đầy huyền bí cao siêu.

Vậy trong những câu gọi là Sấm Trạng Trình thì đâu là sự thực? Có đúng là của Trạng viết ra không…?

Về nhà thơ có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền văn thơ chữ Nôm của ta hồi thế kỷ thứ XVI, nhiều tài liệu, sách vở đã được biên soạn, tuy nhiên không chỉ vì đã đỗ Trạng Nguyên lại được phong tước Trình Tuyền hầu, Lại bộ Thượng Thư… mà Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhân dân ta yêu mến gọi là Trạng Trình. Cái tên gọi với hàm ý sâu xa đầy kính phục đó còn là do những lời đoán định tiên tri đặc sắc của các cụ trong cuộc sống thườn nhật cũng như thời cuộc lúc bấy giờ.

Uống Trà Cùng Trạng

Uống Trà Cùng Trạng

Viết về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một việc khó, bởi ngoài một số dữ liệu ít ỏi về thân thế của ông, các trước tác để lại, thì con người ông vẫn phủ lớp màn huyền bí. Qua nhiều thế kỷ, dân gian tôn sùng ông ở góc độ mê tín những lời sấm, trí thức ngưỡng mộ cách xử trí với thời cuộc nhiều loạn lạc. Tất cả đều khiến cho Trạng Trình vừa có sự hấp dẫn của nhân vật huyền thoại, vừa phi thường đến khó tin. Uống trà cùng trạng của Nguyễn Hữu Nam đưa ra một cách nhìn Trạng Trình ở các góc độ xử thế của một nhà Nho trong sự ảnh hưởng của Lão giáo. Mười lăm chương, mỗi chương mang một cái tên tương ứng với hành vi của Trạng: Nhàn, Nguyệt, Tửu… hoặc tình thế thời đại: Lạc, Nguyễn, Trịnh, Mạc… Mỗi chương được đề từ bằng một bài thơ hay áng văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhằm dẫn lối cho ý tưởng được triển khai.

Những chương như thế tựa những cuộc trà đàm, với sự tưởng tượng phóng túng của tác giả qua giọng kể của nhân vật Trạng Trình, nhưng phảng phất những thông điệp về cuộc đời gợi mở từ những câu sấm ký hay thơ nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn lưu lại. Với một vốn hiểu biết phong phú, tìm được một giọng điệu thích hợp, cuốn tiểu thuyết Uống trà cùng trạng không dừng lại ở việc kể lại cuộc đời một nhân vật lịch sử mà còn đặt ra những suy ngẫm về lịch sử ấy, về giá trị của con người trong dòng chảy biến thiên của đất nước.

Lúc thưởng trà với môn đệ, Trạng Trình đã để những dòng suy nghiệm của bản thể nhưng lại mang sức vóc của tầm tư tưởng hợp lưu với ước vọng của dân tộc. Uống trà cùng Trạng không chỉ họa chân dung của một cá nhân mà chân dung của thời đại, cả thể trạng và hồn vía của thời đại đó. Khi nâng chén với Trạng, ai trong chúng ta cũng chợt nhận ra dư vị thân phận của chính mình như đương trôi lăn giữa guồng quay bất tận của nhân thế, dẫu nhân thế đấy đã thuộc về một thời quá vãng.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button