15 sách hay về Phật giáo cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết chi tiết

15 cuốn sách hay về Phật giáo giúp bạn hiểu thêm về Phật giáo, từ nguồn gốc, sự phát triển, đến cuộc sống hiện đại và sẽ giúp bạn xây dựng một cuộc sống an lạc, tích cực và hài hòa.

Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng

Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng

Phật giáo có phải là một thực hành tôn giáo? Nói cách khác, đạo Phật có cần niềm tin không? Nếu đây là trường hợp, niềm tin vào Phật giáo khác với niềm tin vào các tôn giáo khác như thế nào? Đặt câu hỏi về niềm tin vào đạo Phật cũng giống như đặt câu hỏi nổi tiếng: ‘Đạo Phật là một tôn giáo hay một triết học?’ Tôn giáo dựa trên đức tin, nhưng triết học dựa trên lý trí.

Stephen Batchelor nhắc nhở chúng ta trong quyển sách đơn giản nhưng đầy ý nghĩa này rằng những gì Đức Phật đã dạy không phải là tin mà là hành động theo – và như ông đã chứng minh một cách rõ ràng, đó là con đường chúng ta theo đuổi. Chúng ta có thể cam kết bất kể nền tảng của mình vì chúng ta sống trên con đường đó hàng ngày.

Cuốn sách Phật Giáo Là Phật Học Đại Chúng rõ ràng và đơn giản để nắm bắt, và nó giải phóng chúng ta khỏi quan niệm coi Phật giáo là một tôn giáo bằng cách chứng minh tầm quan trọng của những lời dạy của Đức Phật trong xã hội ngày nay.

Đạo Đức Học Phật Giáo

Đạo Đức Học Phật Giáo

Cuốn sách này là một sự chỉ dẫn cho người phương Tây tiếp cận mối quan hệ mật thiết của đạo đức trong giới luật Phật giáo truyền thống đương thời. Tôn giả Saddhatissa, vị tu sĩ học giả đáng kính người Sri Lanka là tác giả của tác phẩm kinh điển này, đã khảo sát những quan điểm về đạo đức của cả hai truyền thống phương Đông lẫn phương Tây, đồng thời hướng dẫn cách tốt nhất để thực hành theo con đường của đức Phật.”

(Tricyde)

“Cuốn Đạo đức học Phật giáo này thật ra là một tác phẩm phân tích về nguyên tác đạo đức căn bản của Phật giáo. Đây là một tác phẩm uyên áo, đáng tin cậy, khảo sát những giáo lý căn bản nhất của Phật giáo… Tóm lại, đây là một bộ sách có thể giới thiệu với tất cả những sinh viên nghiên cứu Phật học và đạo đức học, cho cả người mới bắt đầu và cũng như người đã có thâm niên bởi vì tính dễ tiếp cận, khế lý khế cơ, và sự sâu sắc uyên bác của nó.”

(Philosophy East & West)

Phật Giáo Việt Nam Góc Nhìn Lịch Sử Và Văn Hóa

Phật Giáo Việt Nam Góc Nhìn Lịch Sử Và Văn Hóa

“Một trong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam là sự dung hòa – dung hòa với tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, dung hòa giữa các tông phái Phật giáo, dung hòa với Lão và Nho để tạo nên tinh thần viên dung tam giáo, … Phật giáo Việt Nam không tham chính nhưng có quan hệ mật thiết với chính quyền và có vai trò to lớn trong việc “trị nước an dân”. Phật giáo Việt Nam luôn với tinh thần nhập thế sâu sắc. Các nhà sư khi cần có thể lên ngựa phóng ra chiến trường để cùng nhân dân diệt giặc giữ nước, các vị sẵn sàng “cởi áo cà sa, khoác chiến bào” khi tổ quốc lâm nguy. Một hiện tượng đặc biệt và khá phổ biến trong lịch sử Việt Nam là nhiều nhà nho vẫn giữ tinh thần “tòng Nho mộ Thích”, kể cả các bậc đại danh Nho”.

– Trần Thuận

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (Bộ 3 Cuốn)

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (Bộ 3 Cuốn)

Tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Giáo sư Nguyễn Lang (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) là một đóng góp đáng kể trong số rất ít công trình nghiên cứu công phu về lịch sử Phật giáo Việt Nam trong vòng hơn 40 năm qua (kể từ khi ấn bản đầu tiên được phát hành vào những năm 70).

Đây là một công trình kết hợp được tính vững chắc của phương pháp biên khảo và kiến thức sâu rộng về giáo lý đạo Phật. Tác giả đã trình bày một cách rành mạch và khoa học những dữ kiện lịch sử, phân tích và bình luận những tư tưởng, hệ tư tưởng trong suốt diễn biến của lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Tác phẩm Việt Nam Phật Giáo Sử Luận không chỉ hữu ích cho giới nghiên cứu Phật học nói riêng mà còn có giá trị đối với những bạn đọc muốn tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam hay văn học, văn hóa Việt Nam nói chung.

Đại Cương Triết Học Phật Giáo

Đại Cương Triết Học Phật Giáo

Trong các tôn giáo chưa có tôn giáo nào lý luận cao siêu và kinh điển phong phú bằng Phật giáo. Cũng không gì khó khăn bằng khi chúng ta bắt tay nghiên cứu kinh điển của Phật giáo. Hơn ba mươi năm về trước, chính tôi đã từng theo dõi công việc ấy. Hồi đó bất cứ gặp một thứ kinh, luận nào tôi cũng đọc kỹ từ đầu đến cuối, nhưng tìm hiểu được nó là một điều rất khó khăn. Nếu đọc lại mà không hiểu, thì tôi cứ đọc nó đến ba bốn lần vẫn chưa chịu thôi. Chính tôi đã bị bâng khuâng ngơ ngác như thế hơn mấy mươi năm!…

Chúng ta nghiên cứu Phật giáo sở dĩ khó khăn, cố nhiên là vì giáo lý cao sâu và kinh sách quá nhiều. Nhưng nguyên nhân chính là vì từ trước chưa có loại sách khát quát toàn diện Phật giáo và ghi chép có hệ thống, khiến học giả phải bị ngơ ngác trước biển giáo lý mênh mông. Nếu muốn tìm hiểu phát nguyên của nó, thì họ không khỏi thở than khi trông thấy biển.

Những bạn đồng cảm thấy khó khăn như tôi chắc không phải là số ít. Tôi nghĩ thế, nên không quản sự hèn kém của mình, cố gắng biên soạn loại sách nhập môn để cống hiến các bạn. Chẳng hạn như ngày trước tôi đã soạn và xuất bản những cuốn Phật học đại yếu và Phật giáo thiển đàm….Nhưng rất tiếc mấy cuốn ấy còn đơn giản quá, chưa đủ làm cho độc giả thỏa mãn. Cho nên tôi lại dự trù trước tác một loại sách vừa tầm, không rộng quá, cũng không hẹp quá..

Phật Giáo Trong Dòng Lịch Sử Văn Hóa Campuchia

Phật Giáo Trong Dòng Lịch Sử Văn Hóa Campuchia

Phật giáo đã tồn tại ở Campuchia từ ít nhất là thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, với một số nguồn đưa nguồn gốc của nó bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo của Campuchia từ thế kỷ 13 sau Công nguyên (ngoại trừ thời Khmer Đỏ), và hiện nay ước tính là tôn giáo của 97% dân số.

Lịch sử của Phật giáo ở Campuchia kéo dài gần hai ngàn năm, qua một số các vương quốc và đế chế liên tiếp. Phật giáo nhập vào Campuchia qua hai dòng khác nhau. Các hình thức sớm nhất của Phật giáo, cùng với ảnh hưởng Hindu, đã tiến vào vương quốc Phù Nam với các thương gia Hindu. Trong lịch sử sau này, một dòng thứ hai của Phật giáo nhập vào nền văn hoá Khmer trong thời đế chế Angkor khi Campuchia hấp thụ các truyền thống Phật giáo khác nhau của các vương quốc người Môn thuộc Dvaravati và Haripunchai..

Khái luận lịch sử Phật Giáo Ấn Độ

Khái luận lịch sử Phật Giáo Ấn Độ

Khái luận lịch sử Phật Giáo Ấn Độ là một tác phẩm nghiên cứu Phật học của bốn vị giáo sư người Nhật là: SaSaKi KyoGo, TakaSaki JikiDou, INoKuchi TaiJun, TsukaMoto KeiSho hợp tác viết tác phẩm này, với mục đích gợi ý những vấn đề cơ bản về lịch sử Phật giáo Ấn Độ cho những ai muốn nghiên cứu về lĩnh vực này.

Đây là tác phẩm có sự liên hệ mật thiết với tác phẩm “Khái Luận Lịch Sử Phật Giáo – Phần Trung Quốc”. Sự ra đời tác phẩm này nhằm mục đích giúp cho người sơ học nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Ấn Độ, cho nên bốn vị giáo sư này, là những người nổi tiếng trong giới Phật giáo Nhật Bản, cùng nhau chấp bút, do vậy nội dung tác phẩm này mang tính nhập môn, đính kèm sách tham khảo..

Phật Giáo Thái Lan

Phật Giáo Thái Lan

Phật giáo Thái Lan trước những biến chuyển khoa học kỹ thuật phải đương đầu với những vấn đè xã hội, chính trị, kinh tế.

Để có thể tồn tai và phát triển, để có thể đóng vai trò truyền thống một cách hữu hiệu, ba khuynh hướng đang tiếp tục song hành: khuynh hướng bảo thủ, trở về vị thế nguyên thỉ, chuyên tu thiền quán nơi sơn dã, khuynh hướng cấp tiến muốn đem giáo lý Phật đến nhân gian, lo cái lo của thiên hạ, vui cái vui của thiên hạ và khuynh hướng thứ ba dung hòa hai nếp sống xuất thế và thiệp thế..

Vũ Trụ Quan Phật Giáo – Triết Học Và Nguồn Gốc

Vũ Trụ Quan Phật Giáo – Triết Học Và Nguồn Gốc

Tập sách nghiên cứu và minh hoạ chi li này đã cung cấp cho độc giả phương Tây một dẫn luận hiếm có về những quan điểm phức tạp và hấp dẫn trong cấu trúc vũ trụ của Phật giáo.

Cuốn sách bắt đầu bằng việc giải thích rõ ràng về vũ trụ quan cổ điển, cùng với tương quan của nó, vũ trụ Ấn Độ – trung tâm và vô số thiên đường, địa ngục đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ vũ trụ ho đến những ưu tư của con người về nghề nghiệp, luân hồi, và giác ngộ…

Cuối cùng, cuốn sách cho chúng ta thấy làm thế nào mà môn triết học cổ xưa này có sự tương đồng với quan niệm của khoa học hiện đại về vũ trụ, và thậm chí ngày nay có thể giúp chúng ta hướng đến một cuộc sống trọn vẹn hơn.

Từ Bi Và Tính Không Trong Tư Tưởng Phật Giáo Sơ Kỳ

Từ Bi Và Tính Không Trong Tư Tưởng Phật Giáo Sơ Kỳ

Quyển sách là quá trình nghiên cứu kì công của thiền sư Anālayo. Nội dung tập trung vào phân tích kinh điển Pali và A-hàm (Hán tạng) từ đó liên hệ đến một con đường tu tập và vun bồi từ bi cho những người thực hành Phật đạo.

Công trình Từ bi và Tính Không cũng mang lại cho những người nghiên cứu Phật giáo một tư liệu tham khảo về sự so sánh các nội dung kinh điển, nghĩa thuật ngữ, tư tưởng của các học phái cũng như những tông phái khác nhau buổi sơ kỳ của Phật giáo. Ngoài ra sách này còn là một ý kiến riêng tư của Anālayo về phát triển một hình thức Phật giáo có thể phát triển trong thời kỳ hậu hiện đại này.

Lược Sử Phật Giáo

Lược Sử Phật Giáo

Đây là một tác phẩm biên khảo ra đời khá sớm của cố học giả người Đức Edward Conze. Mặc dù vậy, cho đến nay tập sách vẫn giữ được nhiều tính chất đặc biệt mà các tác phẩm ra đời về sau này chưa thể vượt qua được. Một trong các đặc điểm đó chính là tính khái quát và khách quan của người biên soạn.

Mặc dù bản thân là một Phật tử, Conze vẫn luôn giữ được khoảng cách khách quan cần thiết khi trình bày các vấn đề về lịch sử Phật giáo. Hơn thế nữa, ngay khi đề cập đến các bộ phái khác nhau, ông cũng không bao giờ để cho ngòi bút của mình nghiêng về theo những khuynh hướng tư tưởng mà mình đã chọn. Và đây chính là yếu tố đã tạo được sự tin cậy cần thiết cho một tác phẩm có tính cách sử học như thế này.

Conze cũng tạo được cho tập sách của mình một cấu trúc rất chặt chẽ. Mặc dù với những sự kiện khá dày đặc diễn ra trong hơn 2.500 năm mà chỉ với không đầy 150 trang sách (Anh ngữ), ông đã không làm cho người đọc phải choáng ngợp bởi sự dồn dập của chúng. Bằng một sự liên kết khéo léo, ông đã trình bày tất cả theo một cách khái quát nhất mà vẫn bao hàm được những chi tiết cốt lõi cần thiết nhất..

Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo

Dẫn Luận Về Đạo Đức Phật Giáo

Chúng ta có một nghĩa vụ đạo đức với môi trường không? Các nhà nước có nên duy trì chủ thuyết hòa bình trước nạn khủng bố không? Nhân bản vô tính con người có sai không?

Trong tác phẩm đáng suy ngẫm này, Damien Keown cho thấy bằng cách nào tư tưởng Phật giáo có thể soi rọi ánh sáng mới lên những vấn đề mà các xã hội hiện đại tiếp tục thấy là khó khăn và gây chia rẽ: từ quyền con người, phá thai, đến chiến tranh.

Đi Dọc Dòng Sông Phật Giáo

Đi Dọc Dòng Sông Phật Giáo

Mê Kông (dài 4.880km) là dòng sông dài thứ tư châu Á sau Trường Giang (6.300km), Hoàng Hà (5.464km) và Ô Bi (5.410km), và dài thứ ba Trung Quốc sau Trường Giang và Hoàng Hà. Riêng thượng nguồn Mê Kông (thuộc Trung Quốc) được coi là kỳ bí, hiểm trở và phức tạp hơn cả thượng nguồn của Trường Giang và Hoàng Hà. Trong ba dòng sông lớn nhất Trung Quốc thì Mê Kông là con sông quốc tế duy nhất bởi nó chảy qua lãnh thổ tới sáu nước là Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trong bốn dòng sông vĩ đại nhất châu Á thì Mê Kông là dòng chảy duy nhất băng qua lãnh thổ nước ta với đoạn hạ lưu cực kỳ quan trọng được biết dưới cái tên nổi tiếng “Cửu Long Giang”.

Ý tưởng làm phim về Mê Kông đã được Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) thai nghén từ lâu nhưng việc chuẩn bị mới bắt đầu từ năm 2000 bằng chuyến đi thăm dò đầu tiên trên đất Trung Hoa. Sở dĩ phải thăm dò vì hiểu rằng phần kì bí, hiểm trở, ngoạn mục và khó tiếp cận nhất chính là đoạn đầu nguồn trên đất Trung Quốc, chiếm tới một nửa chiều dài của dòng chảy. Mục đích thăm dò là tìm hiểu về khả năng tiếp cận dòng sông, đặc biệt là về các mặt thủ tục hành chính, ngoại giao và đường sá. Mục tiêu này được kết hợp với nhiệm vụ chính của chuyến đi là thực hiện bộ phim tài liệu Trung Hoa du ký, đã lên kế hoạch từ nhiều năm trước, dài 23 tập. Năm 2001, HTV lại tổ chức một chuyến đi tiền trạm Trung Quốc kết hợp với việc làm bộ phim tài liệu Những nẻo đường Trung Hoa dài chín tập..

Phật Giáo Có Là Tôn Giáo Không

Phật Giáo Có Là Tôn Giáo Không

Phật Giáo Có Là Tôn Giáo Không? giới thiệu về Phật giáo dễ hiểu nhất bằng tiếng Anh. Tác giả trình bày giáo lý cốt lõi của Phật giáo bằng một hình thức ngắn gọn, súc tích, phong phú với những câu chuyện minh họa và được truyền đạt với tinh thần mà theo đó truyền thống vĩ đại này đã mở ra. Alan W. Watts truy nguyên nguồn gốc, những thuật ngữ căn bản và những điểm cốt yếu trong giáo lý và xem xét tường tận những điều căn bản của Phật giáo Đại thừa bao gồm Thiền và truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Những bài viết chọn lọc trong sách cung cấp cho độc giả một tổng quan sâu sắc về sự phát triển của tư tưởng Phật giáo và đồng thời giới thiệu một trong những con đường giải thoát hấp dẫn nhất của nhân loại.

Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý

Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý

Đạo Phật dưới góc nhìn khoa học và triết học

Tự cứu chính mình với Vì sao Phật giáo giàu chân lý?

Robert Wright lập luận rằng tâm trí con người được thiết kế để chúng ta thường xuyên ảo tưởng về bản thân và thế giới. Và nó được thiết kế để làm cho hạnh phúc khó bền vững. Nhưng nếu chúng ta biết tâm trí của chúng ta đang bị đánh lừa bởi lo lắng, phiền muộn, tức giận và tham lam, chúng ta sẽ làm gì? Wright định vị câu trả lời trong Phật giáo, đã tìm ra cách đây hàng nghìn năm điều mà bây giờ các nhà khoa học mới khám phá ra. Phật giáo cho rằng đau khổ của con người là kết quả của việc không nhìn thế giới một cách rõ ràng – và thông qua thiền định, sẽ làm cho chúng ta trở thành con người tốt hơn, hạnh phúc hơn.

Trong Vì sao Phật giáo giàu chân lý?, Wright dẫn người đọc vào một cuộc hành trình về tâm lý học, triết học và nhiều khóa tu im lặng để chỉ ra cách thức và lý do thiền định có thể đóng vai trò là nền tảng cho đời sống tinh thần trong thời đại thế tục. Đây là cuốn sách Phật giáo đầu tiên kết hợp tâm lý học tiến hóa với khoa học thần kinh tiên tiến để bảo vệ những tuyên bố cấp tiến cốt lõi của triết học Phật giáo. Với sự trung thực và trí tuệ quyết liệt, nó sẽ thuyết phục bạn không chỉ rằng Đạo Phật là đúng – có nghĩa là, một lối thoát khỏi sự si mê của chúng ta – mà cuối cùng nó có thể cứu chúng ta khỏi chính chúng ta, với tư cách cá nhân và giống loài..

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button