5 sách về sở hữu trí tuệ hay nhất

5 sách hay về sở hữu trí tuệ. Tìm hiểu về yếu tố tạo thành, pháp lý quy định và vai trò của sở hữu trí tuệ trong nhiều mặt đời sống, văn hóa, kinh tế và xã hội.

Quyền Tác Giả – Đường Hội Nhập Không Trải Hoa Hồng

Quyền Tác Giả – Đường Hội Nhập Không Trải Hoa Hồng

Sách bình luận khoa học luật và nghiên cứu trường hợp điển hình về vấn đề về quyền tác giả. Sách bình luận các vấn đề lý luận và liên hệ thực tiễn, có so sánh giữa luật Việt Nam, luật Đức và công ước Berne.

Sách cũng đưa ra nhiều trường hợp và vụ án điểm để minh họa về việc áp dụng luật quyền tác giả. Đây là quyển sách đầu tiên trên thị trường được viết theo đúng lối bình luận luật học của thế giới, với cách trình bày khoa học, logic, lối viết đơn giản nhưng hiệu quả, dễ hiểu, dễ áp dụng vào giải quyết tranh chấp.

Sách không chỉ phù hợp cho các thẩm phán, luật sư, sinh viên luật mà còn rất hấp dẫn và hữu ích đối với các tác giả, các doanh nghiệp. Sách của Tiến sĩ luật Nguyễn Vân Nam, tốt nghiệp và hành nghề luật ở CHLB Đức.

Bản Quyền Hàng Phòng Thủ Để Canon Cất Cánh

Bản Quyền Hàng Phòng Thủ Để Canon Cất Cánh

Năm 1960, Canon đứng trước một sự thay đổi mang tính cách mạng. Từ một công ty chỉ sản xuất máy ảnh cao cấp, họ phải tiến hành đại chúng hóa và đa dạng hóa sản phẩm để vươn lên tầm cao mới. Một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp Canon tiến hành cách mạng thành công là sở hữu trí tuệ, và người tiên phong trong lĩnh vực này chính là Giichi Marushima – Giám đốc sáng chế của Canon. Vậy việc vận dụng bằng sáng chế như một chiến lược của công ty cụ thể là gì? Những người Nhật được sinh ra vào năm thứ 9 thời Chiêu Hòa (tức năm 1934) đã nghênh chiến với những doanh nhân người Mỹ như thế nào? Và doanh nhân Nhật cần phải suy nghĩ và vận dụng quyền sở hữu trí tuệ hoặc bằng sáng chế vào công việc ra sao?

Trong Bản quyền – Hàng phòng thủ để Canon cất cánh, Giichi Marushima sẽ kể lại những kinh nghiệm của bản thân trong suốt 40 năm hoạt động trong lĩnh vực bằng sáng chế, đồng thời chia sẻ những suy nghĩ và ý kiến cá nhân về chiến lược sở hữu trí tuệ – chiến lược sẽ thu hút được các doanh nghiệp Nhật Bản. Từ đó chúng ta sẽ hiểu được sở hữu trí tuệ đã giúp Canon trở thành một tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh như thế nào? Và chúng ta có thể học được gì từ đó.

Các Yếu Tố Của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

Các Yếu Tố Của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

Sở hữu trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội, là yếu tố vật chất thúc đẩy xã hội phát triển. Việc tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và năng động để khuyến khích sáng tạo ngày càng nhiều tri thức mới cho con người, phục vụ lợi ích của con người và sự phát triển chung của xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật quốc gia và quốc tế.

Ở nước ta, nhận thức sâu sắc vai trò của sở hữu trí tuệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc xây dựng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả.

Ở góc độ chung nhất, có thể khẳng định pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là một trong những lĩnh vực pháp luật được hoàn thiện nhanh chóng, bám sát thực tiễn và hội nhập được với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của nhiều nước có nền kinh tế phát triển.

Cuốn sách Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ tập trung phân tích quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật một số nước trên thế giới, có sự dẫn chiếu để so sánh với các công ước quốc tế, đặc biệt lưu ý những vấn đề mới của sở hữu trí tuệ trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp những tri thức pháp luật cần thiết để cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, sinh viên các trường luật, kinh tế tham khảo phục vụ công tác và học tập.

Luật Sở Hữu Trí Tuệ (Hiện Hành, Sửa Đổi Bổ Sung 2009,2019)

Luật Sở Hữu Trí Tuệ (Hiện Hành, Sửa Đổi Bổ Sung 2009,2019)

Luật sở hữu trí tuệ (hiện hành) (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) sửa đổi các luật: Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2019. Luật này bổ sung mục 32a vào sau mục 32 Phụ lục 4 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14 và Luật số 28/2018/QH14.

Sự Xung Đột Giữa Quyền Con Người Và Quyền Sở Hữu Trí Tuệ – Tiếp Cận Từ Triết Lý Pháp Luật Và Thực Tiễn Pháp Lý (Sách chuyên khảo)

Sự Xung Đột Giữa Quyền Con Người Và Quyền Sở Hữu Trí Tuệ – Tiếp Cận Từ Triết Lý Pháp Luật Và Thực Tiễn Pháp Lý (Sách chuyên khảo)

Nội dung bao gồm:

  • Khái quát chung về sự xung đột giữa quyền con người và quyền sở hữu trí tuệ;
  • Xung đột giữa quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh với nhãn hiệu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;
  • Xung đột giữa nhãn hiệu với quyền tự do biểu đạt;
  • Xung đột giữa quyền tác giả và quyền tự do ngôn luận;
  • Sự xung đột giữa quyền sở hữu trí tuệ và quyền bảo vệ văn hóa phi vật thể, văn hóa dân gian.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button