3 sách hay về Tây Ninh lưu giữ những nét tinh túy của vùng đất này

3 cuốn sách hay về Tây Ninh không chỉ giới thiệu đến bạn đọc về lịch sử, văn hóa của vùng đất mà còn nhiều câu chuyện thú vị về con người Tây Ninh.

Tây Ninh đất và người

Tây Ninh đất và người

Tây Ninh đất và người (Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2020) là tập sách địa lý tái hiện sinh động lịch sử quê hương Tây Ninh trên nhiều bình diện, với những phát hiện mới mẻ và thú vị được tổng hợp lại. được phát triển bởi các nhà khoa học đáng kính.

Trảng Bàng Phương Chí

Trảng Bàng Phương Chí

Trảng Bàng phương chí là những ghi chép về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất và con người Trảng Bàng – vùng đất phía nam tỉnh Tây Ninh. Những ghi chép bao gồm lịch sử, địa lí, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, những sự đổi thay, các cuộc cách mạng, những cuộc chiến tranh, hay những nhân vật đã góp phần làm thay đổi lịch sử vùng đất Trảng Bàng, hoặc những con người đã để lại trong tâm thức người dân xứ Trảng nhiều dấu ấn, huyền thoại.

Về phạm vi thời gian, không có giới hạn cụ thể mà kéo dài từ thời kì Vương quốc Phù Nam, tức khoảng đầu thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên, cho đến năm 2013. Dĩ nhiên phần các sự kiện theo chuỗi thời gian có liên quan đến văn minh người Việt, mặc dù đến định cư sau, sẽ được mô tả kỹ hơn so với chuỗi thời gian của người Phù Nam hay người Khmer trước đó, đây không phải là tác giả có ý thiên vị, mà thực chất do nguồn sử liệu ít ỏi và điều kiện khảo cứu còn khó khăn.

Về phạm vi không gian, do khái niệm Trảng Bàng không đơn giản được hiểu là huyện Trảng Bàng được thành lập từ sau năm 1975 đến nay mà Trảng Bàng là một quận (huyện) đã có lịch sử hàng trăm năm trước đó. Mặt khác, huyện Trảng Bàng trước đây chính là huyện Quang Hóa đã tồn tại từ năm 1836 đến năm 1872 trước khi được đổi thành quận Trảng Bàng. Như vậy khi viết về Trảng Bàng, ắt phải viết về huyện Quang Hóa, thậm chí trước đó là đạo Quang Hóa từ trước năm 1836, là tên gọi chính thức và đầu tiên do triều đình nhà Nguyễn đặt cho vùng đất này. Trên thực tế, huyện Quang Hóa thế kỉ 19 có không gian bao trùm không chỉ huyện Trảng Bàng ngày nay mà còn cả phạm vi huyện Gò Dầu, huyện Bến Cầu, ba xã phía nam huyện Dương Minh Châu, bắc Long An và cả một phần đất ở vùng Mỏ Vẹt nay thuộc tỉnh Sveyriêng của Campuchia. Vậy nên khi viết về Trảng Bàng đâu đó sẽ có một ít sự kiện, con người diễn ra ở địa phận huyện Gò Dầu, Bến Cầu, do trước đây hai huyện này nằm trong huyện Trảng Bàng. Cũng xuất phát từ lí do hai huyện Bến Cầu và Gò Dầu với gần 90 năm tồn tại trong quận Trảng Bàng, có sự gắn bó chặt chẽ, sâu đậm về lịch sử, văn hóa, cho nên trong tình cảm của mình, tác giả vẫn mạn phép xem Gò Dầu và Bến Cầu là một phần của Trảng Bàng.

Tuy nhiên, do có quá nhiều sự thay đổi trong địa giới hành chính, tên gọi, sự thiếu hụt các tư liệu lịch sử để làm sáng tỏ các tồn nghi, nên không gian và thời gian liên quan đến Trảng Bàng khó có thể hoàn toàn chính xác. Nhưng dẫu sao các sự kiện chính yếu và mang tính bước ngoặt thì với trách nhiệm của mình, tác giả hết sức cố gắng để phản ánh trung thực, đầy đủ nhất. Song, do phạm vi không gian và thời gian khá rộng và kéo dài, cuốn sách không thể trình bày đầy đủ diện mạo của xứ Trảng, mà chỉ là những gì được ghi nhận từ nhận thức, tình cảm của tác giả và từ tài liệu khảo cứu có được mà thôi.

Cuốn sách khó tránh khỏi những khiếm khuyết do sự hiểu biết còn giới hạn, khả năng diễn đạt còn thô vụng, cùng sự khó khăn trong nguồn tài liệu, tác giả mong được sự lượng thứ và góp ý của quý độc giả.

Lời giới thiệu

Tây Ninh Bên Dòng Lịch Sử Miền Nam

Tây Ninh Bên Dòng Lịch Sử Miền Nam

Vốn là một đơn vị hành chính cấp phủ trong Phiên An – Gia Định thời Ngũ trấn (1808–1832), Lục tỉnh Nam Kỳ (1832-1899), mãi tới đầu thế kỷ 20, Tây Ninh mới trở thành một trong 21 tỉnh thuộc miền Đông gian lao và anh dũng của trời Nam và người Nam.

Nằm ở trung tâm của một vùng địa hình chuyển tiếp từ Cao nguyên Trung phần xuống Châu thổ Cửu Long, Tây Ninh vừa có Bà Đen cao vút, rừng rậm bạt ngàn, lại vừa có những đồi gò lượn sóng kề bên các thung lũng bãi bồi bằng phẳng mênh mông.

Tập I của công trình chuyên khảo này, tác giả trình bày các vấn đề thuộc về Tây Ninh và liên quan tới Tây Ninh xuyên suốt thời gian và không gian từ đầu Công nguyên đến năm 1867 – thời điểm người Pháp chiếm trọn Nam kỳ Lục tỉnh – trong đó có tới 6 chương dành để mô tả về giai đoạn tiền sử và thời kỳ mà vùng đất và con người ở đây chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ; quá trình sản sinh ra nền văn hóa tiền Óc Eo; sự ra đời của Vương quốc Phù Nam, Vương quốc Chân Lạp; những đợt chinh chiến với các quốc gia láng giềng dưới sự dẫn dắt của các chúa Nguyễn – kể cả khi hai dòng họ Nguyễn nội chiến ở phương Nam – khiến cho vùng đất rộng lớn đã sinh thành ra Angkor Wat dần dần thu hẹp, đồng thời xứ Đàng trong cứ lớn dần theo bước chân người Việt.

Đối với 4 chương còn lại của tập sách, tác giả để ra thời gian 65 năm (1802-1867), kể từ lúc Nguyễn Ánh thiết lập nên triều Nguyễn, để viết về những chặng dài trước và sau cuộc nổi loạn Lê Văn Khôi, số phận chìm nổi của Phiên An trấn – Tây Ninh phủ trước các cuộc chiến tranh kiêm tính, qua đó hiện dần chất gian lao mà anh dũng của mảnh đất Tây Ninh.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button