7 sách về thời bao cấp hay nhất

7 sách hay về thời bao cấp. Cho bạn cái nhìn chi tiết và chân thực về thời bao cấp đầy khó khăn, với những nỗi lo lắng nhọc nhằn, sự thiếu thốn nhu yếu phẩm căn bản như cái khăn mặt, túi cá khô, một cuốn sổ gạo hay cục gạch xếp hàng..

Ký ức thời Bao cấp

Ký ức thời Bao cấp (Sách Ảnh – Song Ngữ)

Nhằm tái hiện lại những năm tháng chiến tranh khốc liệt và cuộc sống cam go, thiếu thốn, vất vả của đất nước trong những năm đầu cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Thông tấn cho ra mắt bạn đọc cuốn sách ảnh “Ký ức thời bao cấp”.

Với những hình ảnh tư liệu quý, được sưu tầm, tuyển chọn công phu từ nhiều nguồn, cuốn sách lần lượt phác họa trước mắt người đọc những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc dồn sức người sức của chi viện cho chiến trường miền Nam, cuộc sống “thắt lưng buộc bụng” của người dân nơi đây khó khăn chồng chất khó khăn, thiếu thốn chồng chất thiếu thốn. Người dân thành thị phải sơ tán về nông thôn để phòng tránh máy bay Mỹ bắn phá và bắt đầu làm quen với cuộc sống tự cung tự cấp, từ trồng rau, nuôi lợn để có thêm lương thực, thực phẩm trang trải cho cuộc sống hàng ngà Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!

Thương Nhớ Thời Bao Cấp

Thương Nhớ Thời Bao Cấp

Thương nhớ thời bao cấp là tập hợp những câu cửa miệng, tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè tới những biển hiệu bán hàng, khúc đồng dao… quen thuộc trong thời kỳ bao cấp. Từ những thành ngữ, tục ngữ đó, họa sĩ Thành Phong và họa sĩ Còm (Hữu Khoa) vẽ lại những minh họa sống động, hóm hỉnh.

Cuốn sách như một chuyến viễn du đưa độc giả trở lại thời bao cấp cuối thể kỷ 20. Ở thời kỳ ấy, tư duy phân phối bao cấp ăn sâu vào từng ngõ ngách nhỏ của đời sống người dân miền Bắc.

Hiển hiện trong những câu thành ngữ, tục ngữ tranh vẽ là một thời kỳ đầy khó khăn, với những nỗi lo lắng nhọc nhằn, sự thiếu thốn nhu yếu phẩm căn bản như cái khăn mặt, túi cá khô, một cuốn sổ gạo hay cục gạch xếp hàng. Nhưng xem tranh hai họa sĩ, vẫn thấy vượt hẳn lên cái nhìn lạc quan, điềm tĩnh, cùng thái độ phản biện hài hước, vui tươi.

Sống Thời Bao Cấp

Sống Thời Bao Cấp

Thời bao cấp trong mỗi người lớn tuổi là một cảm xúc khác nhau, Có người nhớ về như một giai đoạn lạc hậu và bảo thủ, người cho đó là thời của những ấu trĩ hồn nhiên, đáng trách nhưng không đáng giận. Nhà văn Ngô Minh đã làm “sống lại” thời bao cấp – một giai đoạn phát triển của đất nước sau chiến tranh – với cái nhìn riêng, vừa buồn cười vừa cay đắng, vừa giận vừa thương, vừa muốn quên đi vừa không thể không nhớ.

Giáo sư Trần Văn Thọ viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: “Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất trong lịch sử Việt Nam. Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài. Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến 1979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976.

Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sông của người dân vô cùng khốn khó. Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam… Nguy cơ thiếu ăn kéo dài và những khó khăn cùng cực khác làm phát sinh hiện tượng “phá rào” trong nông nghiệp, trong mậu dịch và trong việc quyết định giá cả lương thực đã cải thiện tình hình tại một số địa phương”.

Bộ sách Chuyện Thời Bao Cấp

Bộ sách Chuyện Thời Bao Cấp

Những bài viết trong cuốn sách CHUYỆN THỜI BAO CẤP là những câu chuyện chân thực không hề hư cấu về cuộc sống thường nhật của những người đã trải qua những năm tháng đất nước sống trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp những năm 1970-1980.

Đó là những câu chuyện về chế độ, tiêu chuẩn tem phiếu mua bán những nhu yếu phẩm thiết yếu; chuyện phân phối hàng hóa đôi khi rất khôi hài; chuyện về những quy định quản lý ngặt nghèo, xơ cứng trong các cơ quan, xí nghiệp, HTX mà thời nay câu chuyện chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống còn khó khăn nhưng thấm đẫm tình người; chuyện cưới xin hết sức đơn giản nhưng không vì thế mà thiếu hạnh phúc ngọt ngào; chuyện những người đi lao động, công tác, học tập ở nước ngoài; chuyện của các nhà báo; chuyện lo tết vui buồn của mỗi gia đì Mỗi câu chuyện tái hiện một góc của đời sống những năm trước Đổi mới (1986).

Lớp trẻ ngày nay đọc những câu chuyện của thời bao cấp cảm thấy như đọc những câu chuyện cổ tích, không thể hình dung được cách nay mới có gần một phần tư thế kỷ, lớp cha anh đã sống, làm việc, chiến đấu trong những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn bộn bề mà đã làm nên kỳ tích khiến cả thế giới khâm phục, ngợi ca.

Hà Nội Một Thời

Hà Nội Một Thời (Sách Ảnh)

Cuốn sách ảnh Hà Nội một thời tập hợp 110 bức ảnh về những khoảnh khắc, gương mặt đời thường của Hà Nội thời bao cấp với những điểm đặc trưng nhất tạo nên chất Hà thành: những ngõ phố, hàng cây cổ thụ, quán phở vỉa hè, tàu điện, chợ hoa Tết…

Những bức ảnh này được tác giả John Ramsden chụp với góc hẹp nhưng lại mở ra một không gian vô tận của cảm xúc và trí tưởng tượng, mang đến cho người xem ấn tượng về một Hà Nội thanh bình, tĩnh lặng.

Đánh giá về cuốn sách này, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: 110 tấm ảnh trong sách ảnh là 110 cảnh sinh hoạt đời thường, gương mặt đời thường của Hà Nội từ năm 1980 đến 1982. Chỉ chụp với tâm niệm lưu giữ những kỉ niệm riêng tư về thành phố dấu yêu, John Ramsden đã giúp Hà Nội lưu giữ lại cả một giai đoạn bi hùng trong lịch sử. Cuốn sách xứng đáng được coi là tư liệu quý để độc giả hiểu thêm về Hà Nội giai đoạn trước đổi mới và về cái “chất Hà Nội” muôn đời.

Nhọ – Lê Hồng Tuân

Nhọ – Lê Hồng Tuân

Nhọ là tạp văn hài hước của Lê Hồng Tuân gồm 23 truyện ngắn.

Đó là những chuyện thời nhỏ ở quê trong nhà bố mẹ hiện ra cả khung cảnh không khí một thời bao cấp khó khăn.

Những chuyện tình đầu hay tưởng như tình đầu của kỷ niệm tuổi học đường dại khờ, ngây thơ, ngơ ngác mà trong suốt tuổi hoa niên không còn lại nữa. Những chuyện bây giờ chát chít, lễ chùa, trai gái phàm tục phàm trần như là cuộc đời mất hết vẻ bí ẩn, đẹp đẽ cho con người muốn sống.

Tư duy kinh tế Việt Nam: 1975 – 1989

Tư duy kinh tế Việt Nam: 1975 – 1989

Quyển sách này là một chút hoài niệm về kinh tế Việt Nam sau những năm giải phóng, bối cảnh phản ánh rõ đời sống khó khăn của nhân dân ta. Nhưng trên hết, học từ những sai lầm trong quá khứ, luôn là bài học quý giá nhất. Hãy tận hưởng những thành công ở hiện tại, cũng như hãy trân trọng những gì đã trải qua.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button