4 sách hay về thuốc lá nêu lên thực trạng, nguyên nhân và hậu quả

4 cuốn sách hay về thuốc lá cung cấp cho người đọc những hiểu biết về hiện trạng và các tiềm ẩn từ thuốc lá.

Luật Phòng, Chống Tác Hại Của Rượu, Bia (Hiện Hành)

Luật Phòng, Chống Tác Hại Của Rượu, Bia (Hiện Hành)

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (hiện hành) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Luật gồm 7 chương, 36 điều, quy định về biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Cuốn sách Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (hiện hành) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, trình bày toàn văn văn bản Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (hiện hành), giúp bạn đọc thuận tiện tra cứu, tham khảo.

Lối Sống Lành Mạnh – Phòng Ung Thư: Nguy Cơ Từ Thuốc Lá, Rượu Bia Và Tia Bức Xạ

Lối Sống Lành Mạnh – Phòng Ung Thư: Nguy Cơ Từ Thuốc Lá, Rượu Bia Và Tia Bức Xạ

  • Thuốc lá và rượu bia gây hại gì cho sức khoẻ?
  • Tại sao thuốc lá và rượu bia lại gây ung thư? Chúng gây nên những ung thư gì?
  • Tia bức xạ nào vô hại và có hại? Tia bức xạ nào gây ung thư?

Đối diện thuốc lá, rượu bia và tia bức xạ là một cuốn sách được xuất bản bởi các bác sĩ điều trị và các chuyên gia ung thư nhằm giải đáp những vấn đề này và những mối quan tâm khác theo cách dễ hiểu và sinh động. về sự nguy hiểm của rượu bia, thuốc lá và bức xạ, khiến độc giả càng thêm quyết tâm sống lành mạnh để tránh ung thư.

Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính

Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính

Các chuyên gia y tế khẳng định thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh COPD trở nên mạnh hơn. Đặc biệt những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng xấu hơn bởi ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và phơi nhiễm với các chất khói độc so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có tỷ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.

Mục tiêu điều trị đối với COPD là cải thiện chất lượng sống bằng cách phòng ngừa các triệu chứng và cơn nặng của bệnh, do đó bảo toàn chức năng tối ưu của phổi.

Nếu bị chẩn đoán là COPD, bạn nên tìm hiểu kỹ về bệnh của mình và tham gia tích cực vào chương trình điều trị.

Tại nhà

Ngừng hút thuốc là việc quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện tình hình. Hầu hết những bệnh nhân bị COPD đang hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc trước đây. Kế hoạch ngừng hút thuốc là một phần cơ bản trong toàn bộ kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ thuốc thành công vẫn thấp do những nguyên nhân sau:

  • Sức gây nghiện của nicotine.
  • Đáp ứng của cơ thể với những tác nhân kích thích liên quan đến khói thuốc.
  • Vấn đề tâm lý, bao gồm stress, trình độ văn hóa thấp, và những chiến dịch phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp thuốc lá.

Quá trình chuyển từ hút thuốc sang không hút thuốc gồm 5 giai đoạn:

  • Trước khi suy tính
  • Suy tính
  • Chuẩn bị
  • Hành động
  • Duy trì

Tiến trình bỏ thuốc có thể có sự can thiệp của nhiều phía, bao gồm:

  • Bản thân
  • Nhóm
  • Bác sĩ
  • Nơi làm việc
  • Các chương trình cộng đồng.

Một chương trình bỏ thuốc thành công thường dùng các nguồn trợ lực sau:

  • Giáo dục sức khỏe
  • Theo dõi
  • Phòng tái phát
  • Những lời khuyên về thay đổi lối sống
  • Chương trình hỗ trợ của xã hội
  • Điều trị phụ thêm (chẳng hạn như uống thuốc)
  • Tại bệnh viện

Ba mục tiêu chính của việc điều trị COPD là:

  • Giảm giới hạn thông khí
  • Phòng ngừa và điều trị những biến chứng (như giảm oxy máu, nhiễm trùng).
  • Giảm triệu chứng hô hấp và cải thiện chất lượng sống.
  • Những cơn cấp của COPD là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải nhập viện tại Hoa Kỳ.

Bạn có thể phải cần nhập viện nếu bị suy chức năng hô hấp nặng, nếu bệnh tiến triển, hoặc nếu bạn có một bệnh về hô hấp nghiêm trọng khác (như viêm phổi, viêm phế quản cấp). Mục tiêu nhập viện là để điều trị triệu chứng và ngăn ngừa diễn tiến xấu hơn).

Có thể bạn sẽ phải vào phòng săn sóc tích cực (ICU – Intensive care unit) nếu cần phải thở máy xâm lấn hoặc không xâm lấn hoặc nếu có những triệu chứng sau:

  • Lú lẫn
  • Lơ mơ
  • Mỏi cơ hô hấp
  • Thiếu oxy máu nặng
  • Toan hô hấp (tình trạng tích trữ CO2 trong máu)
  • Thuốc
  • Các bác sĩ có thể cho rằng bạn cần phải dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng.
  • Cai thuốc lá bằng liệu pháp thay thế nicotine…

Luật Phòng, Chống Tác Hại Của Thuốc Lá Năm 2012 Và Văn Bản Hướng Dẫn Thi Hành

Luật Phòng, Chống Tác Hại Của Thuốc Lá Năm 2012 Và Văn Bản Hướng Dẫn Thi Hành

Luật Phòng, Chống Tác Hại Của Thuốc Lá được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kì họp thứ 8 thông qua ngày 15-11-2010.

Cuốn sách giới thiệu những luận điểm cơ bản và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, Chống Tác Hại Của Thuốc Lá giúp độc giả hiểu thêm về những quy định của pháp luật về nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá; chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá; hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá; các hành vi bị nghiêm cấm;

Cuốn sách hỗ trợ, tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức tăng hiểu biết về pháp luật; tránh vi phạm pháp luật; biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button