7 sách về tim mạch hay nhất

7 sách hay về tim mạch. Tìm hiểu về sức khỏe tim mạch và cách phòng chống cũng như điều trị các bệnh tim mạch thường gặp.

Bệnh Tim Không Đáng Lo

Bệnh Tim Không Đáng Lo

Bệnh tim mạch – một trong số những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới ngày nay không chỉ còn là bệnh của tuổi trung cao niên mà giữa cuộc sống hiện đại với nhiều nguyên nhân khác nhau thì độ tuổi mắc những căn bệnh về tim mạch đang được trẻ hóa.

Nhưng bạn biết không, chứng bệnh này có mối tương quan trực tiếp với hơn 200 yếu tố hoặc bất biến như tuổi, giới tính, hệ di truyền… hoặc hoàn toàn có thể thay đổi được như ảnh hưởng của việc hút thuốc lá, lười vận động, béo phì, lượng cholesterol trong máu hay chứng huyết áp cao. Vậy nên chúng ta cần ưu tiên hàng đầu việc thay đổi tích cực những yếu tố tác động này, đặc biệt là cải thiện chế độ ăn uống. Vì những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, mà còn tác động đến trạng thái lành mạnh về cảm xúc, tinh thần. Nhận thức rõ về chế độ dinh dưỡng đang áp dụng và đặc tính chữa bệnh của các loại thực phẩm sẽ giúp bạn có những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng nhu cấu cơ thể, tạo nên sự thay đổi kỳ diệu nhằm duy trì và cải thiện tình trạng sức khỏe.

Hiểu được lẽ đó, Nicolas Aubineau – Nhà dinh dưỡng học, Bác sĩ chuyên khoa lâm sàng và thể thao đã viết ra “Bệnh tim không đáng lo” với một phương pháp đơn giản và hiệu quả để có thể tự mình chăm sóc cho một trái tim khỏe mạnh, kéo dài trong 21 ngày, với 3 giai đoạn tuần tự, để từ đó hình thành được những thói quen ăn uống lành mạnh cùng một xu hướng dinh dưỡng lành mạnh để phòng chống các chứng bệnh về tim mạch.

Bạn đã sẵn sàng để có Một Trái Tim Khỏe hay chưa?

Tim Mạch – Nguy Cơ Và Sự Giải Thoát

Tim Mạch – Nguy Cơ Và Sự Giải Thoát

Kỷ lục gia thế giới, Tiến sỹ Dr.Biswaroop Roy Chowdhury dành tặng cuốn sách này cho tất cả mọi người trên thế giới. Kiến thức trong cuốn sách này có thể sẽ giúp bạn thoát khỏi sự lệ thuộc vào thuốc men cũng như các phương pháp phẫu thuật nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời hướng dẫn bạn đọc đến với con đường của sức khỏe toàn diện trọn đời…

Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình – Tập 8: Để Trái Tim Luôn Khỏe Mạnh

Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình – Tập 8: Để Trái Tim Luôn Khỏe Mạnh

Sách cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về các vấn đề liên quan đến bệnh về tim mạch, cùng đó là những lời khuyên thiết thực giúp bảo vệ và giữ gìn trái tim bạn luôn được khỏe mạnh.

Lâm sàng Tim mạch học

Lâm sàng Tim mạch học

  • Sinh viên Y khoa: Đang tìm kiếm sách tham khảo chính thống, đầy đủ, dễ đọc hiểu, dễ áp dụng trong thực hành lâm sàng Tim mạch
  • Học viên sau đại học: Cần nhanh chóng phát triển chuyên môn một cách toàn diện, cả về điều trị, siêu âm và can thiệp tim mạch, đồng thời có nguồn tài liệu tham khảo giá trị cao trong nghiên cứu khoa học.
  • Bác sĩ Tim mạch: Cần cập nhật kiến thức mới nhất trong lĩnh vực Tim mạch, những kinh nghiệm chuyên sâu, thực tế về điều trị, siêu âm và can thiệp, từ những chuyên gia hàng đầu trong tim mạch.
  • Bác sĩ chuyên ngành liên quan đến Tim mạch: Cấp cứu, hồi sức, nội khoa, thần kinh, gây mê, truyền nhiễm, phục hồi chức năng…

Hiểu Biết Để Phòng Và Trị Bệnh Tim Mạch

Hiểu Biết Để Phòng Và Trị Bệnh Tim Mạch

“Từ phát hiện sớm đến trị sớm các bệnh tim mạch đã được nhiều thầy thuốc nội ngoại khoa tim mạch quan tâm từ trên hai thế kỷ nay. Gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, báo chí, phát thanh, truyền hình, hội thảo ở trong nước cũng như ở nước ngoài về chuyên đề các bệnh tim mạch nội ngoại khoa. Nhiều vấn đề mới đã qua nghiên cứu và áp dụng vào thực hành nội ngoại khoa tim mạch như mổ tim hở trong điều kiện tuần hoàn ngoài cơ thể kết hợp với hạ thể nhiệt nhân tạo ở nhiều mức độ khác nhau, can thiệp các bệnh tim mạch không xâm lấn, ghép tim giữa người cho (đã chết não) và người mắc bệnh tim nặng, ghép tim nhân tạo hoạt động song song với trái tim đã và đang bị hư hỏng nặng của người bệnh v.v…

Tuy vậy, trong cuộc sống, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ về trái tim của mình, biết cách bảo vệ và am hiểu để điều trị tích cực nó khi lâm bệnh. Trong cuốn sách nhỏ này, tác giả chỉ muốn giới thiệu với độc giả về chẩn đoán, chỉ định điều trị các bệnh tim mạch bằng phương pháp mổ xẻ, hy vọng những thông tin trong tập tài liệu này sẽ giúp chúng ta hiểu biết, đề phòng và an tâm điều trị nó bằng phương pháp ngoại khoa khi có chỉ định. Phẫu thuật tim và màng ngoài tim là một trong những vấn đề phức tạp và quan trọng nhất trong lĩnh vực mổ xẻ điều trị các bệnh và thương tích ở các cơ quan trong lồng ngực.

Lịch sử của phẫu thuật tim đã có từ cuối thế kỷ XIX, khi Block là người đầu tiên tiến hành khâu vết thương tim trong thực nghiệm (1882) và nhà mổ xẻ Đức tên là Ren (1896) đã thành công trong việc đặt mũi khâu đầu tiên trên vết thương tim ở người. Đó là những cuộc mổ tim đầu tiên trên thế giới, đồng thời cũng là bước ngoặt lịch sử trong khoa mổ xẻ nói chung. Từ đó cho tới trên năm chục năm sau (1948), người ta vẫn chỉ mới dám khâu vết thương tim vì cho rằng nếu không khâu thì đằng nào bệnh nhân cũng sẽ chết, còn việc mổ xẻ để điều trị các bệnh tim thì chưa có một ai dám nghĩ tới.

Trong thực tế thì bệnh tim gặp nhiều hơn vết thương tim và nhiều bệnh tim không thể chữa khỏi được bằng phương pháp bảo tồn mà cần phải có bàn tay của người bác sĩ mổ xẻ. Do đó, yêu cầu điều trị các bệnh tim bằng phẫu thuật đã trở thành một vấn đề cấp bách. Mặc dù thế, mổ xẻ điều trị các bệnh tim vẫn là một lĩnh vực tương đối mới trong ngành phẫu thuật. Ngành mổ tim mới phát triển cách đây trên 55 năm. Riêng ở Việt Nam mổ xẻ điều trị các bệnh tim được bắt đầu từ năm 1958.

Kỹ thuật mổ tim rất đơn giản, nhưng trước kia, những người thầy thuốc chưa dám mở rộng công việc mổ xẻ này vì mấy lý do sau đây: chưa có những phương tiện chẩn đoán tốt và chính xác, kỹ thuật mổ còn ở mức độ thấp, sợ không dám tiến hành các cuộc mổ xẻ trên một cơ quan quan trọng như trái tim, sợ tim có thể ngừng đập trong khi mổ do choáng phản xạ, sợ mở màng phổi sẽ bị nhiễm trùng xoang màng phổi, v.v.., chưa có tổ chức và phương tiện gây mê hồi sức tốt.

Kết quả mổ xẻ chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện kể trên và vào tình trạng toàn thân của bệnh nhân trước khi mổ. Hiện nay nhờ có những máy móc và những phương pháp hiện đại để chẩn đoán bệnh tim, như thông tim để đo áp lực trong các buồng tim, định lượng dưỡng khí (O2) và thán khí (CO2) của máu lấy từ trong các buồng tim ra, chụp X quang cản quang các buồng tim, ghi điện tim, ghi siêu âm tim để đánh giá tình trạng các van tim, ghi âm thanh tim, v.v.. và những máy móc để thực hiện gây mê hồi sức với trình độ kỹ thuật cao, nên ta đã mổ xẻ được nhiều bệnh tim phức tạp với kết quả tốt như bệnh hẹp hở các van tim, các dị tật bẩm sinh ở trong tim và các mạch máu lớn gần tim, bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh viêm màng ngoài tim có mủ hoặc co thắt, v.v..

Áp dụng phương pháp hạ thể nhiệt nhân tạo và tuần hoàn ngoài cơ thể (bằng sử dụng máy tim-phổi nhân tạo) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mổ xẻ điều trị các bệnh tim mắc phải và bẩm sinh phức tạp trên “tim khô”, nghĩa là trên một quả tim đã được làm ngừng đập hoàn toàn bằng một máy đặc biệt gọi là máy tạo rung tim, hoặc bằng một dung dịch đặc biệt ở nhiệt độ thấp bơm vào hệ thống động mạch vành tim để làm cho tim ngừng đập. Khi đó máu không chảy vào tim và không làm cản trở các hoạt động của người thầy thuốc trong lúc mổ xẻ sửa chữa những tổn thương bệnh lý ở trong tim như vá kín những lỗ thông giữa các buồng tim bên trái và bên phải, sửa thay các van tim bị hư hỏng hoàn toàn bằng các van tim nhân tạo, bắc cầu nối giữa động mạch chủ và động mạch vành tim trong bệnh thiếu máu cơ tim, v.v..

Sau khi mổ xong, ta hâm nóng máu trong máy tim-phổi nhân tạo bằng một bộ phận sưởi ấm, truyền dung dịch hâm nóng vào hệ thống động mạch vành tim hoặc dùng máy chống rung tim để làm cho quả tim tự đập lại bình thường. Trong một số trường hợp có biến chứng ngừng tim trong hoặc sau khi mổ do hệ thống dẫn truyền tự động trong tim bị hủy hoại, ta có thể dùng một loại máy đặc biệt để điều chỉnh lại tạm thời hay thường xuyên nhịp đập của tim gọi là máy tạo nhịp tim. Khoa mổ xẻ điều trị các bệnh tim còn đang trên đà tiến triển. Người ta đã thay quả tim của người bị bệnh tim nặng bằng quả tim của nạn nhân bị chết vì một tai nạn bất ngờ. Tuy vậy, kể cả việc ghép tim trên người cũng chưa phải là cái đỉnh cao nhất của khoa học y học trong việc điều trị các bệnh tim. Trong tương lai, người ta sẽ ghép thêm cho người bị bệnh tim nặng một quả tim nhân tạo và quả tim này sẽ hoạt động song song với quả tim của người bệnh.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách Hiểu biết để phòng và trị bệnh tim mạch sẽ giúp bạn đọc, kể cả bạn đọc không công tác trong ngành y tế hiểu biết về quả tim của mình, bảo vệ nó như thế nào, về một số bệnh tim thường gặp, những biện pháp đề phòng và các phương pháp điều trị những bệnh đó. Cuốn sách nhỏ này cũng giúp bạn đọc hiểu thêm về những thành tựu to lớn của khoa mổ tim trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi luôn hoan nghênh những ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc và xin chân thành cảm ơn các bạn.”

TP. Hồ Chí Minh, mùa xuân 2012

Tác giả

Thực Đơn Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Tim Mạch

Thực Đơn Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Tim Mạch

Tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, vì vậy chủ động có kế hoạch phòng ngừa là một trong những cách tốt nhất để tránh xa căn bệnh này.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là “chìa khóa” vô cùng quan trọng. Điều đó có nghĩa là thực đơn ăn uống hàng ngày phải luôn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều người đã ý thức được việc xây dựng kế hoạch ăn uống và lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Nội dung chính gồm: Giới thiệu chung về bệnh tim, nguyên nhân gây ra bệnh, những điều kiêng kỵ nên tránh. Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch.

Điều Dưỡng Trong Tim Mạch Can Thiệp

Điều Dưỡng Trong Tim Mạch Can Thiệp

Bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2012, hàng năm có khoảng 17,5 triệu người trên thế giới đã tử vong do bệnh tim mạch. Với các nước đã phát triển, bệnh tim mạch đã được khống chế đáng kể và đã có sự kìm hãm đà tăng từ những năm 1980. Tuy vậy, tổng số bệnh nhân tim mạch vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Trái với các nước phát triển, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, bệnh tim mạch lại đang gia tăng nhanh chóng làm tăng gánh nặng về bệnh tật cũng như xã hội, đòi hỏi các nhà chuyên môn cần nỗ lực nhiều trong sứ mệnh ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch. Chúng ta đang sống trong giai đoạn chuyển tiếp của mô hình bệnh tật tim mạch. Bên cạnh những bệnh tim mạch truyền thống của các nước kém phát triển (như bệnh lý van tim do thấp tim; các bệnh tim bẩm sinh…), những bệnh tim mạch không lây nhiễm như bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, tai biến mạch não… đã gia tăng nhanh chóng. Theo điều tra về tăng huyết áp tại Việt Nam, nếu như những năm 1980, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là khoảng 11%, thì năm 2007, tỷ lệ này tăng tới khoảng 27%. Thống kê tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, cho thấy, số bệnh nhân bị bệnh ĐMV nhập viện đó gia tăng nhanh chóng: năm 1997 cứ khoảng 1,2%, đến năm 2003 là 12% và đến năm 2007 xấp xỉ 24% (nguồn: thống kê bệnh viện tại Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai).

Chúng ta rất vui mừng là được sống trong giai đoạn với nhiều tiến bộ và phát triển bùng nổ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực y học, đặc biệt trong lĩnh vực tim mạch. Những tiến bộ khoa học này đã mang lại nhiều lợi ích vượt trội trong chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch cho người bệnh, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân tim mạch (nhiều bệnh mà trước đây được coi là nan giải, không lối thoát hay còn được gọi nôm na là “Y học bó tay”), góp phần cải thiện tiên lượng bệnh và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Trong số các tiến bộ mới đó, sự ra đời của Tim Mạch Can Thiệp (TMCT) là một bước tiến rất đáng kể đối với y học nói chung và tim mạch nói riêng. Kỹ thuật TMCT tuy ra đời không phải lâu, từ khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng đã phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Đây là một kỹ thuật đặc biệt thuộc chuyên ngành Tim mạch, sử dụng các ống thông (hoặc thiết bị) chọc qua da với một lỗ rất nhỏ, đi vào từ các mạch máu để đi lên tim hoặc các mạch máu để thăm dò chẩn đoán, sửa chữa các bệnh lý tim mạch. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch. Nhờ có kỹ thuật này mà nhiều bệnh tim mạch phức tạp đã được chẩn đoán và điều trị một cách rất hiệu quả, không phải phẫu thuật và trong một chừng mực nào đó, có nhiều bệnh mà trước đây phẫu thuật cũng không giải quyết được (ví dụ như trong Nhồi máu cơ tim cấp, điều trị các rối loạn nhịp nguy hiểm…).

Cùng với những tiến bộ và sự ra đời của các kỹ thuật mới cũng dẫn đến hình thành nhiều chuyên ngành chuyên sâu mới, trong đó có chuyên ngành Tim Mạch Can Thiệp. Chính những điều đó cũng mang lại nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải có một hệ thống đồng bộ từ cơ sở vật chất, đặc biệt là nguồn nhân lực chuyên sâu có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm bảo thực hiện được kỹ thuật một cách hiệu quả nhất. Nhằm đáp ứng nhu cầu đạo tạo về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, nhất là đội ngũ kỹ thuật viên, điều dưỡng viên với những đặc thù riêng, tập thể các cán bộ của Đơn vị Tim Mạch Can thiệp – Viện Tim mạch Việt Nam và của Bộ môn Tim mạch – Đại học Y Hà Nội đã tham gia biên soạn cuốn sách này. Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo tốt không chỉ cho các đối tượng là kỹ thuật viên và điều dưỡng viên trực tiếp thực hành trong chuyên ngành sâu về Tim mạch can thiệp mà còn cho những đối tượng thực hành trong chuyên ngành tim mạch và các chuyên ngành khác có liên quan.

Lời giới thiệu

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button