12 sách hay về tình yêu đơn phương làm xao xuyến bao cảm xúc của người đọc

12 cuốn sách hay về tình yêu đơn phương giới thiệu những tác phẩm giúp bạn hiểu được khía cạnh tâm lý xã hội của tình yêu và cách đối mặt với tình yêu đơn phương.

Tình Yêu Thời Thổ Tả

Tình Yêu Thời Thổ Tả

Tình Yêu Thời Thổ Tả là một câu chuyện tình yêu say đắm giữa Florentino Ariza, con một của một người bán tạp hóa và Fermina Daza, con trai của một thương gia kiêu ngạo, người trở nên giàu có bằng cách ăn cắp và lừa dối. Họ yêu nhau từ khi còn nhỏ nhưng không thể kết hôn vì còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, thiếu nghị lực để vượt qua quan niệm môn đăng hộ đối. Hơn năm mươi năm, họ không thể ở gần bên nhau nhưng không cam tâm trước những giông tố cuộc đời.

Có thể ví von rằng, Tình Yêu Thời Thổ Tả là một bản cáo trạng hùng hồn về một xã hội thối nát, đánh giá một con người không phải bằng phẩm giá mà bằng số tiền giàu sang mà người đó có được. Nó đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người ngây thơ và vô tội. Con người phải được giải phóng khỏi xã hội như vậy để được hưởng tình yêu và hạnh phúc. Nhưng tác giả không dừng lại ở đó; ông tiếp tục nói: ‘Tình yêu vào thời điểm dịch tả là sự phản ánh về tình yêu của mọi người ở mọi thời đại.’ Người ta yêu nhau không chỉ khi còn trẻ, khi trưởng thành mà cả khi tóc bạc, răng dài, và chính ở tuổi này, họ yêu nhau thật lòng hơn và vì thế cũng nồng nàn hơn.

Đồi Gió Hú

Đồi Gió Hú

Đồi Gió Hú, là một câu chuyện bạo lực và bí ẩn về Catherine Earnshaw, cô con gái nổi loạn của gia đình Earnshaw, và một người lạ thô bạo và hoang dã mà cha cô mang về nhà và đặt tên là Heathcliff, lấy bối cảnh vùng đồng bằng và đồi núi ở Anh, cô đơn và đơn giản như họ yêu và quý.

Từ nhỏ đến lớn, sự gắn bó của họ ngày càng trở nên ám ảnh. Gia đình, địa vị xã hội, và cả số phận rắp tâm chống lại họ, bản tính dữ dội và ghen tuông tột độ cũng hủy diệt họ, vậy nên toàn bộ thời gian hai con người yêu nhau đó đã sống trong thù hận và tuyệt vọng, mà cái chết chỉ có ý nghĩa khởi đầu. Một khởi đầu mới để hai linh hồn mãnh liệt đó dược tự do tái ngộ, Khi những cơn gió hoang vắng và điên cuồng tràn về quanh các lâu đài trong Đồi gió hú…

Cuốn tiểu thuyết duy nhất của Emily Bronte, là cuốn sách đã tới tay công chúng với nhiều lời bình trái ngược vào năm 1847, một năm trước khi nữ tác giả qua đời ở tuổi ba mươi. Thông qua mối tình giữa Cathy và Heathcliff, với bối cảnh là đồng quê Yorkshire hoang vu trống trải, Đồi gió hú đã tạo nên cả một thế giới riêng với xu hướng bỏ qua lề thói, vươn tới thi ca cũng như tới những chiều sâu tăm tối của lòng người, giúp tác phẩm trở thành một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất, bi thương nhất mà con người từng viết ra về nỗi đam mê cháy bỏng.

Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen

Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen

Cuốn sách gồm 2 truyện vừa của văn hào Áo Stefan Zweig, Bức thư của người đàn bà không quen và 24 giờ trong đời một người đàn bà, đều đã được dựng thành phim. Bên cạnh nguyên tác văn học, cuốn sách còn cung cấp thông tin và hình ảnh đẹp về các bộ phim làm theo hai câu chuyện đầy bi kịch về tình yêu đơn phương không được đền đáp của những người phụ nữ.

Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách gồm 2 truyện vừa đều về những mối tình đầy bi kịch của phụ nữ liên quan đến giới thượng lưu châu Âu đầu thế kỷ 20. Bức thư của người đàn bà không quen được viết dưới dạng một lá thư của một người phụ nữ gửi cho nhà văn R., người mà cô say mê suốt cả cuộc đời. Bức thư được gửi đến cũng là bức thư tuyệt mệnh của cô, vì thế chất chứa nỗi đau của một người đã yêu đơn phương. Sự si mê của người đàn bà từ lúc là thiếu nữ đến lúc trải qua thăng trầm của đời đối với nhân vật nhà văn vốn không hề nhận ra cô dường như quá cực đoan. Nhưng đó chính là điểm mạnh của Zweig khi khai thác tận cùng chiều sâu tâm lý phụ nữ và lòng khao khát yêu thương của họ.

24 giờ trong đời một người đàn bà cũng vậy, là hồi ức của một người phụ nữ lớn tuổi kể về mối quan hệ tình cờ và kỳ dị với một chàng trai mê cờ bạc. Giằng co giữa niềm tin đạo đức và sự tha hóa của con người, những nhân vật trong truyện dường như tuyệt vọng trong việc chiến thắng định mệnh, để rồi số phận đẩy đưa đến những lối rẽ không đừng được. Qua 2 truyện vừa trên, Stefan Zweig xứng đáng là nhà văn được tìm đọc vào loại nhiều nhất suốt hơn một thế kỷ qua.

Những bộ phim làm theo truyện đều nổi tiếng với các ngôi sao kinh điển. Bộ phim Bức thư của người đàn bà không quen làm năm 1948 được đánh giá là một trong những bộ phim tâm lý hay nhất của Hollywood, còn 24 giờ trong đời một người đàn bà đã được lên màn bạc đến 7 lần. Sự gắn kết giữa truyện và phim là điểm đặc sắc sẽ được nhắc đến trong cuốn sách này.

Tấm Ảnh Tình Yêu Và Một Câu Chuyện Khác

Tấm Ảnh Tình Yêu Và Một Câu Chuyện Khác

Những rung động của tuổi trẻ, mối tình đơn phương và vụng về, vẫn luôn là những mảng hồi ức day dứt và khó quên. Tuổi thanh xuân của Makoto gắn liền những tháng ngày phiêu bồng rong ruổi chụp ảnh cùng Shizuru, cô bạn chậm lớn kỳ dị nhưng có niềm đam mê nhiếp ảnh giống anh.

Người con gái anh tôn thờ là Miyuki, hoa khôi xinh đẹp học cùng lớp đại học. Đắm chìm trong tình yêu đơn phương ấy, Makoto không nhận ra, Shizuru hiện diện bên anh như khí trời, tự nhiên và lặng lẽ, cần thiết và bao dung. Cho đến một ngày nàng đột nhiên biến mất. Chỉ còn lại những bức hình kỷ niệm…

Cuốn sách Tấm Ảnh Tình Yêu Và Một Câu Chuyện Khác là hồi ức dịu dàng xa vắng về thời tuổi trẻ đầy ắp vui buồn, về những mối tình đơn phương mãi mãi không kịp tỏ bày, như thước phim quá vãng khiến ta nhói lòng khi nhớ đến.

“Về tình yêu thì tôi có kinh nghiệm đầy mình. Dĩ nhiên phải chú thích là tình yêu đơn phương thôi…

Không phải chỉ những mối tình đơm hoa kết trái mới có ý nghĩa. Tình đơn phương tự bản thân đã là một phần ngoại truyện hoàn mỹ trong cuộc đời.”

Sự chia ly bao giờ cũng đến trước suy nghĩ của con người. Dù vậy, mọi người vẫn cứ vừa mỉm cười vừa nói. “Tạm biệt nhé, hẹn gặp lại. Tạm biệt nhé, hẹn gặp lại ở đâu đó…”

Cuốn Theo Chiều Gió

Cuốn Theo Chiều Gió

Cuốn theo chiều gió là cuốn tiểu thuyết duy nhất của nữ tác giả Margaret Mitchell, ngay từ khi mới ra đời, năm 1936, tác phẩm văn học này đã mau chóng chiếm được tình cảm của người dân Mỹ cũng như chinh phục trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp thế giới.

Lấy bối cảnh từ cuộc nội chiến vô cùng khốc liệt giữa Bắc và Nam Mỹ, Cuốn Theo Chiều Gió với cốt truyện rõ ràng, logic, dễ hiểu, đã khắc họa một cách tài tình tâm trạng, tính cách và thân phận của nhiều lớp người trong chiến tranh và thời hậu chiến.

Nhân vật chính của tiểu thuyết là cô gái Scarlett O’hara cùng với Rhett Butler trở thành cặp nhân vật điển hình, thuộc loại thành công nhất trong văn học Hoa Kỳ. Cuốn Theo Chiều Gió có sức hấp dẫn mãnh liệt giới trẻ Mỹ cũng như thanh niên toàn thế giới vì đây là cuốn tiểu thuyết tình yêu đặc sắc. Lạ kỳ thay, trong chiến tranh và những năm hậu chiến vô cùng gian khổ, tình yêu lại luôn luôn chói ngời, trở thành động lực giúp cho con người vượt qua chết chóc, đói khổ và sự hèn hạ. Không chỉ có tình yêu trai gái, Cuốn Theo Chiều Gió còn là bài ca của tình yêu quê hương đất nước, tình tương thân tương ái.

Ba năm sau khi tiểu thuyết Cuốn Theo Chiều Gió ra đời, bộ phim cùng tên dựng theo tác phẩm của Margaret Mitchell được công chiếu đã trở thành sự kiện lớn, thành niềm tự hào của điện ảnh Mỹ.

Nỗi Đau Của Chàng Werther

Nỗi Đau Của Chàng Werther

Chán ghét đời sống thị thành rối ren vô hy vọng, Werther trở về làng quê Wahlheim. Ở nơi ấy, dưới bầu trời xanh, giữa những thung lũng tuyệt đẹp có lũ trẻ hồn nhiên và những nông dân chất phác thuần hậu, tâm hồn trống rỗng của chàng dường như đã trở nên lắng dịu và thư thái. Nhưng định mệnh đưa đẩy, khiến Werther gặp gỡ với thiếu nữ Lotte thanh tú, yêu kiều. Và trái tim nồng nhiệt của chàng nghệ sĩ, dù trốn chạy nơi đâu cũng không thể nguôi quên một mối tình si chỉ biết tôn thờ và dâng tặng, để rồi tan vỡ bi thảm…

Là một trong những best-seller đầu tiên của thế giới, năm 1774, vừa được xuất bản, Nỗi đau của chàng Werther đã bùng lên như một cơn sốt, lan khắp châu Âu, đem lại sự nổi tiếng tức thì cho Johann Wolfgang von Goethe mới bước sang tuổi 25 đang vô danh. Tác phẩm đã gây nên một phong trào sáng tác thơ, kịch, nhạc mô phỏng Werther ở châu Âu trong ngót nửa thế kỷ. Suốt hơn 200 năm qua, Nỗi đau của chàng Werther vẫn giữ vị trí một kiệt tác kinh điển quan trọng, liên tục được xuất bản trên toàn thế giới.

Hai Kinh Thành

Hai Kinh Thành

Hai Kinh Thành, được sáng tác vào những năm tháng bệnh tật cuối đời, là tiểu thuyết mà nhà văn tự nhận là hay nhất mình từng chắp bút.

Đó là thời tuyệt nhất, đó là thời tệ nhất, đó là thuở thông tuệ, đó là thuở u mê: thiên truyện bất hủ về London và Paris những năm cuối thế kỷ 18 loạn lạc đã hé lộ những góc khuất nhập nhằng giữa lý tưởng ái quốc và lòng hận thù mù quáng, khám phá những mưu mô hận thù cộng sinh cùng tình yêu lý tưởng.

Đó là câu chuyện lịch sử đau thương vén màn cho bao thế hệ độc giả không chỉ những sự kiện chính trị xã hội đẫm máu mà còn cả những biến cố trọng đại của bao kiếp người.

Bà Bovary

Bà Bovary

Bà Bovary là cuốn tiểu thuyết cỡ lớn, mô tả các nhân vật tầm thường mà không thể quên được. Tác phẩm kể về nàng Emma Bovary, con một nông dân khá giả chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết lãng mạn nên ước mơ một cuộc sống phóng khoáng, phong lưu nhưng cuối cùng nàng lấy phải một anh chồng đần độn và nàng bị giam hãm vào cuộc sống tư sản chật hẹp, buồn tẻ tầm thường nơi tỉnh nhỏ. Để đạt được ước mơ Emma không tránh khỏi con đường ngoại tình rồi cuối cùng bị lừa gạt, mang công mắc nợ và nàng phải tự tử.

Sau khi cuốn tiểu thuyết này được phổ biến, nhà văn Flaubert đã bị đưa ra tòa vì xúc phạm vào nền luân lý công cộng do vấn đề liên quan tới phong tục và các chi tiết thẳng thắn, nhưng rồi về sau, ông đã được tha bổng. Qua tác phẩm này, người đọc có thể nhận ra nơi các nhân vật các đặc tính tầm thường, đôi khi ngu xuẩn (stupidity) và tác giả hầu như muốn nói rằng Thượng Đế không ở trên thế gian. Tác giả đã dùng thể văn gián tiếp tự do (free indirect style) qua đó các tư tưởng của nhân vật được thuật lại bằng người kể chuyện rành mạch và khách quan.

Đọc “Bà Bovary” người đọc sẽ thấy được xã hội tư sản Pháp lúc bấy giờ và tư tưởng của Flaubert. Tác phẩm này với cái tên Bovary thậm chí đã đi vào ngôn ngữ Pháp đẻ ra danh từ chung “Chủ nghĩa Bovary”…

Đây là một tác phẩm văn học độc đáo, đặc sắc rất có ích cho những người yêu văn học.

Kiêu Hãnh Và Định Kiến

Kiêu Hãnh Và Định Kiến

Khắp làng trên xóm dưới Herfordshire xôn xao: Netherfield sắp có người thuê, mà còn là một quý ông chưa vợ với khoản lợi tức lên đến năm nghìn bảng mỗi năm. Chao ôi, quả là tin đáng mừng đối với gia đình ông bà Bennett, vốn có tới năm cô con gái cần phải gả chồng. Giữa những quay cuồng vũ hội cùng âm mưu toan tính của cả một xã hội ganh đua nhau tìm tấm chồng tốt cho các cô gái, nổi lên câu chuyện tình của cô con gái thứ cứng đầu Elizabeth và chàng quý tộc Darcy – nơi lòng Kiêu hãnh phải nhún nhường và Định kiến cần giải tỏa để có thể đi đến kết cục hoàn toàn viên mãn.

Suốt hơn 200 năm qua, Kiêu hãnh và Định kiến luôn nằm trong số những tiểu thuyết tiếng Anh được yêu mến nhất. Chính Jane Austen cũng coi tác phẩm xuất sắc này là “đứa con cưng” của bà. Tài năng của Austen quả thực đã biến câu chuyện tình sôi nổi nơi miền quê nước Anh thành một bản châm biếm sắc sảo hóm hỉnh và một viên ngọc quý trong kho tàng Anh ngữ.

Bóng Ma Trong Nhà Hát Opera

Bóng Ma Trong Nhà Hát Opera

Một câu chuyện rùng rợn, bí ẩn và lôi cuốn diễn ra tại Nhà hát Opera Paris.

Những lời đồn đại ma quái về một “Bóng ma trong nhà hát opera” khiến tất cả sợ hãi khi nữ ca sĩ trẻ trung xinh đẹp Christine Daaé đột nhiên biến mất sau màn trình diễn thành công. Nỗi sợ hãi, khủng hoảng và bạo lực càng tăng lên trong cánh gà sau sân khấu Nhà hát Opera Paris khi bóng ma đe dọa tấn công một lần nữa.

Bóng ma trong nhà hát opera mang đầy đủ các yếu tố đặc trưng của tiểu thuyết kinh dị điển hình như: nơi trú ẩn bí mật, bóng tối, nhân vật phức tạp; nữ chính ngây thơ đáng yêu, hào hiệp, công bằng (thêm một chút nóng nảy) và một nhân vật nam chính anh hùng.

Độc giả cần đọc và tự khám phá ra bí ẩn thực sự về bóng ma trong nhà hát, hắn là ai và hắn đã làm gì cặp tình nhân trong cuốn sách này?

Nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn của Victor Hugo. Cũng nhờ thành công của tác phẩm mà ông được biết đến như một nhà văn nhân đạo, lãng mạn bậc nhất của nước Pháp. Bằng cốt truyện khá bi thảm, nặng nề, các tình tiết xếp đặt khéo léo, mang kịch tính và hình ảnh tô đậm, phóng đại, lẫn lộn thực hư, kết hợp với bút pháp miêu tả thật rực rỡ, kỳ thú, Victor Hugo đã vẽ nên một bức tranh thu nhỏ về xã hội Pháp thế kỷ XV.

Nhà thờ Đức Bà Paris là sự kết hợp của tình yêu, định mệnh, lịch sử, kiến trúc và chính trị, đây là tác phẩm được ví như ánh sang bình minh của trào lưu văn học lãng mạn thời hiện đại chiếu vào đêm trường Trung Cổ. Victor Hugo đã tạo nên một bản tình ca hào hùng, đậm chất sử thi với đầy đủ các thái cực tâm lý con người, niềm đam mêm và tôn giáo của thời kỳ Gothic, khám phá những bất công xã hội qua sự đau khổ của các nhận vật trong thế giới văn học bất khả xâm phạm của riêng mình.

Đại Gia Gatsby

Đại Gia Gatsby

“Gatsby đã tin vào đốm sáng xanh ấy, vào cái tương lai mê đắm đến cực điểm đang rời xa trước mắt chúng ta năm này qua năm khác. Ừ thì nó đã tuột khỏi tay chúng ta, nhưng có làm sao đâu – ngày mai chúng ta sẽ lại chạy nhanh hơn, vươn tay ra xa hơn…”

Là bức chân dung của “Thời đại Jazz” (Jazz Age, cái tên do chính Fitzgerald đặt cho thời kỳ 1918 – 1929), đại gia Gatsby nắm bắt vô cùng sâu sắc tinh thần của thế hệ cùng thời ông: những ám ảnh thường trực về thành đạt, tiền bạc, sang trọng, dư dật, hào nhoáng; song đồng thời là nỗi âu lo trước thói sùng bái vật chất vô độ và sự thiếu vắng đạo đức đang ngày một lên ngôi. Phất lên nhanh chóng từ chỗ “hàn vi”, Gatsby, nhân vật chính của câu chuyện, những tưởng sẽ có tất cả – tiền bạc, quyền lực, và sau rốt là tình yêu -, nhưng rồi ảo tưởng tình yêu đó tan vỡ thật đau đớn, theo sau là cái chết tức tưởi của Gatsby, để cuối cùng lập tức bị người đời quên lãng. Là lời cảnh tỉnh để đời của Scott Fitzgerald về cái gọi là “Giấc mơ Mỹ”, Đại gia Gatsby được ví như một tượng đài văn học, một cánh cửa cần mở ra cho những ai quan tâm tới văn học và lịch sử tinh thần nước Mỹ thời hiện đai.

Đại gia Gatsby (The Great Gatsby) từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông và đại học ở nhiều nước trên thế giới. Cuốn tiểu thuyết “khác thường, tuyệt đẹp, cấu trúc phức tạp song trên hết là giản dị” (như lời chính nhà văn) đứng thứ hai trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 của Modern Library, và nằm trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh từ 1923 đến 2005 do tạp chí Time bình chọn.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button