6 sách hay về toàn cầu hóa để người đọc nắm bắt được tình hình hiện tại

6 cuốn sách hay về toàn cầu hóa phân tích những tác động của toàn cầu hóa đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..

Địa Chính Trị Của Loài Muỗi – Khái Lược Về Toàn Cầu Hóa

Địa Chính Trị Của Loài Muỗi – Khái Lược Về Toàn Cầu Hóa

Từ 250 triệu năm trước, muỗi đã có mặt trên Trái đất, vậy nhưng chúng chẳng nán lại lâu la gì: vòng đời trung bình của một con muỗi là 30 ngày. Rất đông đúc (3564 loài), có mặt trên khắp các châu lục, chúng giết người vô tội vạ (750 000 người mỗi năm)! Khi chúng vo ve bên tai ta thì không phải chỉ là để quấy rầy giấc khuya của ta, mà còn là để kể cho chúng ta một câu chuyện : câu chuyện về những đường biên giới bị xóa nhòa, về những đột biến không ngừng, về những cuộc chiến đấu để sinh tồn. Và đặc biệt là câu chuyện tay ba giữa muỗi, ký sinh trùng và con mồi (chính là chúng ta).

Câu chuyện của loài muỗi trong bối cảnh toàn cầu hóa được Erik Orsenna kể lại một cách hài hước và vô cùng chi tiết khiến độc giả vừa sợ hãi trước những căn bệnh do loài vật bé nhỏ này lây truyền, vừa thán phục trước khả năng thích ứng thông minh tuyệt vời của chúng để sinh tồn.

Vận Hành Toàn Cầu Hóa

Vận Hành Toàn Cầu Hóa

Stiglitz khám phá những thay đổi đã xảy ra ở các quốc gia do toàn cầu hóa trong những năm gần đây, đề xuất các biện pháp khắc phục và hướng tới tương lai. Ông cũng đề xuất những cách tiếp cận mới và cơ bản để giải quyết nợ của các nước đang phát triển, cũng như một hệ thống dự trữ toàn cầu để giải quyết sự bất ổn tài chính quốc tế.

Trong cuốn sách này, Stiglitz cũng đưa ra lời khuyên về cách đối phó với các vấn đề thách thức liên quan đến sự nóng lên toàn cầu, mối nguy hiểm lớn nhất đối với hệ sinh thái thế giới.

Và vì thế Vận Hành Toàn Cầu Hoá được coi là “Một công trình mới mẻ và táo bạo của một trong những nhà quan sát cẩn trọng nhất, một trong những nhà phê bình cứng rắn nhất về toàn cầu hóa”.

Tinh Thần Samurai Trong Thế Giới Phẳng

Tinh Thần Samurai Trong Thế Giới Phẳng

Xuất thân từ tầng lớp võ sĩ, những chiến binh Samurai từng bước gây ảnh hưởng trong xã hội Nhật Bản rồi vươn lên nắm quyền lực từ thế kỷ 12 và chiếm giữ mọi vị trí chủ chốt trong chính phủ cho đến tận năm 1868.

Những chiến binh này sống theo một bộ quy tắc giá trị chặt chẽ – sau này được biết đến với tên gọi là Võ sĩ đạo – nhấn mạnh lòng dũng cảm, danh dự và sự trung thành cá nhân. Nổi tiếng về sự quả cảm, khắc kỷ và kiên cường trong mọi tình huống, họ là những chiến binh được tôn kính nhất thời đó.

Cụm từ Võ sĩ đạo hiểu theo nghĩa đen là “đạo hay lối hành xử của chiến binh”. Khái niệm về một chiến binh dũng mãnh với trái tim nhân hậu nghe đầy nghịch lý, nhưng bản thân từ chiến binh trong tiếng Nhật (samurai) còn có nghĩa là “phục vụ”. Xét ở tầng ý nghĩa sâu nhất thì trái tim của một chiến binh như vậy là để giúp đỡ mọi người. Dựa trên cơ sở đó, tác giả Brian Klemmer đã mở rộng khía cạnh này để tạo ra thuật ngữ “chiến binh nhân từ” dành để chỉ những người hội tụ được các giá trị đạo đức vững vàng, có khả năng biến những ý định của mình thành hiện thực, trong khi vẫn dành trọn cuộc đời để phụng sự xã hội..

Toàn Cầu Hóa Và Những Mặt Trái

Toàn Cầu Hóa Và Những Mặt Trái

Toàn cầu hóa đã giúp hàng trăm triệu người có mức sống cao hơn. Toàn cầu hóa đã đem lại lợi ích cho các nước tận dụng được nó. Vậy tại sao ngày nay toàn cầu hóa đang bị thách thức ở khắp nơi?…

Với cuốn sách này nhà kinh tế học lỗi lạc của thế giới đạt giải Nobel kinh tế năm 2001 – Joseph E. Stiglitz sẽ giúp chúng ta nhìn nhận về thế giới và toàn cầu hóa một cách khoa học và khách quan trong bối cảnh kinh tế của các nước đang phát triển. Tính khoa học và khách quan cũng là điểm nổi bật của tác phẩm này so với các tác phẩm khác về đề tài toàn cầu hóa và những thể chế kinh tế toàn cầu.

Thế Giới Phẳng

Thế Giới Phẳng

“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”.

Thế giới ngày càng nhiều chuẩn mực chung và những đòi hỏi chung như một lẽ tất yếu – dù là trong khuôn khổ quan hệ song phương hay trong quan hệ đa phương.

Quá trình này không đòi hỏi, không chào mời ai tham gia cả. Quá trình này chỉ lạnh lùng đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân con người sự lựa chọn: Tham gia thì lợi và hại như thế này, không tham gia thì lợi và hại như thế kia; sẽ thăng hoa hay sẽ bị đào thải tùy thuộc vào sự lựa chọn. Không ai có thể một mình một chợ, càng không thể “trúc xinh trúc đứng một mình vẫn xinh!”. Đương nhiên trong cái cái chợ chung này lợi thế bao giờ cũng thuộc về giàu có và khôn ngoan..

Từ Tơ Lụa Đến Silicon – Câu Chuyện Về Toàn Cầu Hóa Thông Qua 10 Cuộc Đời Lạ Thường

Từ Tơ Lụa Đến Silicon – Câu Chuyện Về Toàn Cầu Hóa Thông Qua 10 Cuộc Đời Lạ Thường

Sách nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của 10 nhân vật có nhiều ảnh hưởng, tạo ra những bước ngoặt trong sự phát triển của lịch sử thế giới, bao gồm: Gengis Khan, hoàng tử Henry, Robert Clive, Mayer Amschel Rothschild, Cyrus Field, John D. Rockefeller, Jean Monnet, Magaret Thatcher, Andrew Grove, Đặng Tiểu Bình và bàn thêm về người giỏi nhất còn chưa xuất hiện.

Tuy nhiên, sách không chỉ nói về lịch sử mà bàn về những việc làm của họ xét ở góc độ người quản lý hiện đại, vì thế sách có tính ứng dụng cho hiện tại và tương lai.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button