3 sách hay về trách nhiệm xã hội, dành cho mọi cá nhân và tổ chức

3 cuốn sách hay về trách nhiệm xã hội dạy người đọc về trách nhiệm xã hội và các định nghĩa khác nhau của nó.

Giá Trị Bền Vững – Chris Laszlo

Giá Trị Bền Vững – Chris Laszlo

Trong hai thập kỷ qua, một số diễn biến đã xảy ra hoặc được dự đoán sẽ xảy ra (toàn cầu hóa, các hiệp định thương mại song phương/đa phương, tiến bộ kỹ thuật, thiếu lương thực và tài nguyên thô, v.v.). Các sự kiện bất ngờ (khủng hoảng tín dụng, suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, khủng bố, v.v.) đã làm thay đổi đáng kể bối cảnh kinh doanh toàn cầu, thúc đẩy các tổ chức thuộc mọi quy mô và phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Tâm lý và mô hình kinh doanh của thế giới phải thay đổi.

Sự chuyển đổi chiến lược lớn này được coi là không thể tránh khỏi (sine qua non) đối với các tổ chức có bề dày lịch sử (IBM, Shell, Coca-Cola, P&G, Unilever, BP, v.v.). Các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới thành lập có thể tồn tại, mở rộng và phát triển khi đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ nhiều nguồn và hình thức khác nhau.

Trong điều kiện khung pháp lý và thi hành luật pháp ở Việt Nam vẫn còn bất cập, việc sử dụng nhiều vật liệu có chất độc hại và xử lý chất thải trong qui trình sản xuất còn tùy tiện và bừa bãi, thì việc phổ biến nhận thức và thực hiện các nguyên tắc TNXHDN có thể xem là một nhu cầu cấp thiết giúp cho các doanh nghiệp có thể phục hồi và duy trì thế đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

Mặt khác, trong hoàn cảnh thiếu vắng một tư duy và chiến lược phát triển kinh doanh hữu hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam (không phân biệt ở cấp vĩ mô hay vi mô, hình thức quốc doanh hay tư nhân; qui mô lớn, vừa hay nhỏ), bản dịch cuốn Sustainable Value: How the World’s Leading Companies are Doing Well by Doing Good, của Chris Laszlo, do Ban tu thư, trường Đại học Hoa Sen xuất bản, đã ra đời thật đúng lúc.

Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp

Chủ đề “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (trong cuốn sách này, sẽ viết tắt là TXD – chú thích của người dịch) mới chỉ xuất hiện tại châu Âu trong vài năm gần đây. Lúc đầu người ta tự hỏi, liệu đây có phải là một thứ mốt thời thượng giống như những hiện tượng nhất thời từng diễn ra lâu nay trong lĩnh vực quản trị và tư vấn hay không. Tuy nhiên, dù cho đó có là một dạng hiệu ứng thời thượng chăng nữa, thì ngày nay người ta cũng phải nhìn nhận rằng, khái niệm này đã được hình thành và phát triển từ một phong trào sâu rộng vốn đã tạo ra nhiều tác động trong thực tiễn quản trị doanh nghiệp.

Sở dĩ khái niệm TXD đang càng ngày càng thâm nhập sâu rộng vào đời sống thường ngày của chúng ta là bởi, một mặt, nó giúp chúng ta giải đáp được những mối bận tâm xưa cũ (có thể nói là những mối bận tâm rất lâu đời) thông qua một lối diễn đạt mới, và mặt khác là vì vào đầu thế kỷ XXI này, những mối bận tâm ấy đang đặt ra nhiều vấn đề ngày càng đáng lo ngại hơn.

Nói cách khác, nhân loại hiện đang đặt ra các câu hỏi về cứu cánh của các hoạt động kinh tế, về những ảnh hưởng của chúng đối với các khu vực địa vật lý khác nhau trên thế giới, và về những hậu quả lâu dài của các hoạt động kinh tế đối với các thế hệ mai sau. Vì vậy, đối tượng quan tâm chính ngày nay không dừng ở kết quả kinh tế của các doanh nghiệp, mà là chính các doanh nghiệp, với tư cách là tác nhân chính của hoạt động kinh tế, cùng với hệ thống ứng xử và hành vi của họ đối với cá nhân, xã hội loài người và đối với môi trường tự nhiên của chúng ta.

Quản Trị Thực Hành Trách Nhiệm Xã Hội

Quản Trị Thực Hành Trách Nhiệm Xã Hội

Quản trị thực hành trách nhiệm xã hội trong phạm vi doanh nghiệp lựa chọn cách tiếp cận tác nghiệp và hiện đại. Tài liệu không chỉ giúp người đọc có thêm những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản trị thực hành trách nhiệm xã hội mà còn là cuốn cẩm nang hướng dẫn nhà quản trị, các bộ phận liên quan thực hiện các hoạt động cụ thể một cách hệ thống hiệu quả.

Bằng cách đó khiến cho việc hoạch định, triển khai, đánh giá, truyền thông, công bố và cải tiến thực hành trách nhiệm xã hội không còn là những phạm trù khoa học trừu tượng mà trở thành một lĩnh vực quản trị ứng dụng.

Điểm nhấn trong cuốn sách này còn là bối cảnh mới của quản trị thực hành trách nhiệm xã hội với các xu hướng toàn cầu hóa, đa dạng hóa, khác biệt hóa, kết nối hóa đã được cập nhật và xem xét đồng thời với những liên hệ thực tiễn được chọn lọc tại các doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành kinh tế trọng điểm, có tính hội nhập cao gắn với điều kiện, đặc thù ở Việt Nam như: công nghiệp chế biến (dệt may, thủy sản, thực phẩm); dịch vụ du lịch; công nghệ thông

Cuốn sách Quản trị thực hành trách nhiệm xã hội được : bởi chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn – Trưởng khí, trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại.

Trong quá trình biên soạn và hoàn thành cuốn sách này, nhóm tác giả đã nhận được ý kiến trao đổi quý báu và những gợi ý khoa học có giá trị của tập thể giảng viên Khoa Quản trị nhân lực, bộ môn Quản trị nhân lực doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài trường, các chuyên gia và các nhà quản trị tại doanh nghiệp, đặc biệt là Hội đồng Khoa học – Đào tạo, Trường Đại học Thương mại. Các tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các tổ chức và cá nhân nói trên.

Cuốn sách được biên soạn là kết quả của sự chắt lọc, kế thừa các công trình nghiên cứu của học giả trong nước và quốc tế và cũng thể hiện những quan điểm, nhận định của cá nhân các tác giả. Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng quản trị thực hành trách nhiệm xã hội là một lĩnh vực rộng, phức tạp nên chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót.

Tập thể tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia và bạn đọc để cuốn sách có thể hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.

Xin trân trọng cảm ơn!

CÁC TÁC GIẢ

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button