Những sách hay về Trần Lệ Xuân, vén màn nhiều bí ẩn

Những cuốn sách hay về Trần Lệ Xuân cho bạn nhiều thông tin giá trị và bất ngờ về nhân vật nổi bật này.

Madam Nhu Trần Lệ Xuân Quyền Lực Bà Rồng

Madam Nhu Trần Lệ Xuân Quyền Lực Bà Rồng

Ngay cả những người quen thuộc với lịch sử Việt Nam cũng sẽ sửng sốt trước hoàn cảnh kỳ lạ của bà Nhu. Monique Demery đã lần ra Bà Rồng, người đã thừa nhận sự yếu đuối và trái tim tan nát của mình nhưng từ chối chịu trách nhiệm vì đã tham gia vào trong cuộc chiến tranh đã hủy hoại nhiều cuộc đời của đất nước bà và của người Mỹ..

Elizabeth Becker

Tác giả cuốn When the War Was Over: Cambodia and the Khmer Rouge

 

Một cuốn sách hoàn toàn nổi bật! Demery miêu tả xuất sắc cuộc sống và thời đại của một trong những cá nhân đặc biệt nhất của Việt Nam. Cuốn sách của Demery hiện đang là tiêu chuẩn để tìm hiểu về thẩm quyền văn hóa trong gia đình số một của Việt Nam Cộng hòa, nhờ lối tường thuật hấp dẫn và nghiên cứu sâu rộng từ các nguồn tài liệu Pháp, Việt và Mỹ, bao gồm cả các cuộc phỏng vấn bà Nhu.

Robert K. Brigham

Giáo sư Lịch sử và Quan hệ Quốc tế, Đại học Vassar

 

Đây là câu chuyên mới nhất chưa được kể về chiến tranh Việt Nam – cuốn tiểu sử đầy cuốn hút, riêng tư với kết cục bi thảm của bà Ngô Đình Nhu, Đệ nhất Phu nhân không chính thức của Việt Nam Cộng hòa, người mà quyền lực chính trị và bản tính sắt đá đã mang lại cho mình danh hiệu Bà Rồng. Cuộc đời bà đã khép lại trong cảnh lưu đày và cô liêu vào năm 2011.

Monique Demery đã dành mười năm tìm hiểu về nhân vật Bà Rồng khó lường này. Kết quả của sự cần mẫn đó là một quyển sách hay vừa đậm chất học thuật vừa có thể đọc say mê như một câu chuyện bí ẩn thú vị.

David Lam

Tác giả cuốn sách Vietnam Now: A Reporter Returns

 

Để hiểu được một phụ nữ – “bí ẩn lớn nhất của tạo hóa” – đã là điều vô cùng khó. Hiểu và nhận xét, đánh giá đầy đủ, chính xác về một phụ nữ lừng lẫy như bà Ngô Đình Nhu, còn là việc khó hơn bội phần!

Tôi không thể và không nên làm điều đó. Một cách ngắn gọn và chủ quan, tôi cảm thấy bà là một phụ nữ tài năng và mạnh mẽ hiếm có của Việt Nam trong thế kỷ 20. Sự chủ quan, kiêu ngạo, cùng một thể chế độc tài, gia đình trị, đã đưa bà và những người thân vào một số quyết định sai lầm, dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ giờ được nhiều người nhìn nhận lại là dù sao cũng tốt nhất ở miền Nam từ 1954 đến 1975.

Nhận xét về cuốn sách này thì dễ hơn: Sách viết công phu, hấp dẫn, đầy ắp thông tin, tư liệu. Tác giả có cố gắng khách quan, dù không giấu được ít nhiều thiện cảm với nhân vật. Bản dịch của Mai Sơn cũng giản dị, dễ đọc, một điều tưởng dễ mà không hề dễ…

Nhà văn – Nhà báo Nguyễn Đông Thức

Đệ Nhất Phu Nhân – Trần Lệ Xuân (Tiểu Thuyết)

Đệ Nhất Phu Nhân – Trần Lệ Xuân (Tiểu Thuyết)

“Đệ Nhất Phu Nhân – Trần Lệ Xuân” của Hoàng Trọng Miên là một truyện dài đăng báo, được viết vào năm 1965, hai năm sau khi chế độ Diệm – Nhu bị phe quân dân lật đổ. Thực hiện chính sách “thay ngựa giữa dòng”, Tòa Nhà Trắng hy vọng tạo dựng được một chính quyền tay sai tin cậy và đắc lực hơn trong công việc thực hiện mưu đồ xâm lược của chúng tại miền Nam Việt Nam.

Tác giả đã dựa vào sự kiện có thực để tiểu thuyết hóa cuộc đời của Trần Lệ Xuân, một người đàn bà đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong chế độ Diệm, từ thời Lệ Xuân còn là cô gái lãng mạn, sống trong gia đình có những sinh hoạt phóng túng thuộc giới gọi là đài các, thượng lưu của xã hội cũ, chịu ảnh hưởng đậm đà của văn hóa Pháp, một thứ văn hóa đã được thực dân nhào nặn cho hợp yêu cầu thống trị ở các thuộc địa, đến lúc làm dâu họ Ngô rồi trải qua các biến cố lịch sử đưa đẩy mà thành “Đệ nhất phu nhân”.

Sống cạnh người chồng cố vấn chính trị gần như bất lực và người anh chồng Tổng thống không vợ, không con, có nhiều mặc cảm đối với phụ nữ, Lệ Xuân đã áp đảo được những kẻ cầm đầu chế độ bằng giới tính của mình, đã đồng hóa những dục vọng dồn nén với khát vọng về quyền hành, biến các phiêu lưu tình ái thành những thủ đoạn chính trị, lấy bản thân mình làm một công cụ xây dựng sự nghiệp mưu bá đồ vương cho gia đình chồng và cho riêng mình. Tất cả những tấn tuồng mà cái động lực chủ yếu, tiềm tàng và sôi nổi là sự đam mê quyền lực, đã xô đẩy những con người của nhà họ Ngô tìm đủ mọi cách choài lên qua những kẻ hở lịch sử, và vượt khỏi những lằn ranh đã được chỉ định để kết thúc bằng một tấn bi kịch.

Cuộc đời Đệ nhất phu nhân gắn chặt làm một với chế độ ấy, đã được phát khởi cũng như tồn tại với chế độ ấy, vì vậy nói về người đàn bà này cũng là nói về triều đại tay sai mà Nhiệm và Nhu là kẻ chủ chốt.

Cuốn tiểu thuyết này lần đầu được in thành sách, sẽ giúp bạn đọc nhìn thấy rõ hơn cuộc đời của một phụ nữ đã bị tha hóa vì sự đam mê quyền lực, một thứ quyền lực chính trị đầy tội lỗi, và cũng qua đó thấy được một cái số phận tưởng như rực rỡ hào quan nhưng rốt cuộc lại là một bóng ma tủi hận. Nhưng điều quan trọng mà cuốn tiểu thuyết có thể đem lại cho các bạn đọc là qua rất nhiều tư liệu xác thực minh họa cho từng giai đoạn, chúng ta có thể nhìn lại xuyên suốt một cách cụ thể, sống động cả một chế độ tay sai, một cái thời khoảng lịch sử qua đó máu xương của những con người yêu nước và yêu lẽ phải có thể dựng nên cả một trường thành góp phần quyết định cho sự toàn thắng của cách mạng và sự thất bại tất yếu của bọn đế quốc và lớp tay sai.

Trần Lệ Xuân Thăng Trầm Quyền Tình

Trần Lệ Xuân Thăng Trầm Quyền Tình

Trần Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngô Đình Nhu là một phụ nữ đã làm tốn hao rất nhiều giấy mực của giới báo chí trong và ngoài nước, nhất là miền Nam Việt Nam trước đây. Đã có không ít lời thêu dệt quanh người đàn bà nhiều tham vọng này.

Cuốn sách Trần Lệ Xuân – Thăng Trầm Quyền – Tình phác hoạ chân dung Trần Lệ Xuân trong bối cảnh xã hội miền Nam lúc ấy với những cuộc đấu đá, đảo chính liên miên, tranh giành quyền lực của các phe đối lập, đã gây nhiều điêu đứng cho nhân dân.

Trần Lệ Xuân Giấc Mộng Chính Trường

Trần Lệ Xuân Giấc Mộng Chính Trường

Trần Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngô Đình Nhu là một phụ nữ đã làm tốn hao nhiều giấy mực của giới báo chí trong và ngoài nước nhất là miền Nam Việt Nam trước đây. Đã có không ít huyền thoại, lời thêu dệt, bôi bác quanh người đàn bà nhiều tham vọng này.

Cuốn sách đã phác lên chân dung xác thực về Trần Lệ Xuân trong bối cảnh xã hội miền Nam lúc ấy, với những cuộc đấu đá, đảo chính liên miên tranh giành quyền lực của các phe phái đối lập, đã gây nhiều điêu đứng cho nhân dân.

Đây là cuốn sách được viết khá đầy đủ về Trần Lệ Xuân với nhiều chi tiết thú vị, xác thực, là tài liệu tham khảo có thể có ích cho các cán bộ chiến sĩ trong ngành Công an và những người quan tâm đến thời kỳ đầy biến động với nhiều sự kiện, nhiều nhân vật có ý nghĩa nhiều mặt về nhân văn và chính trị ở miền Nam Việt Nam những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button