6 sách hay về văn hóa Hà Nội bộc lộ những khía cạnh đặc biệt

6 cuốn sách hay về văn hóa Hà Nội, trình bày về đời sống văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, ẩm thực, lễ hội và con người Hà Nội.

36 Khám Phá Văn Hóa Hà Nội

36 Khám Phá Văn Hóa Hà Nội

Mục lục

  • 1. Ba thế kỷ kiến trúc
  • 2. Ban nhạc Giải phóng quân và bản Quốc ca năm 1945
  • 3. Cà phê Hà Nội
  • 4. Con đường nhựa đầu tiên ở Hà Nội
  • 5. Có hay không một “tính cách Hà Nội”?
  • 6. Cỗ cưới Hà Nội xưa
  • 7. Dấu tích văn hóa Thăng Long ở chợ Đồng Xuân
  • 8. Đầu thế kỷ XX: Nghề in ở Hà Nội
  • 9. Để hiểu thêm về Tháp Bút – Đài Nghiên
  • 10. Hà Nội với những con phố mang tên “Hàng”
  • 11. Hát ả đào xuất xứ từ đất Thăng Long
  • 12. Kẻ Bưởi, dấu xưa còn lại
  • 13. Khách sạn đầu tiên ở Hà Nội
  • 14. Kinh thành và Hoàng thành thời Lý
  • 15. Ký ức về một cây cầu
  • 16. Một người Hà Nội
  • 17. Ngày đầu tiên bia hơi
  • 18. Ngày xưa Hàng Đào có phường bán yếm lụa
  • 19. Người đầu tiên vẽ kiểu áo dài
  • 20. Nhà thuốc Hà Nội: Xưa và nay
  • 21. Những bệnh viện đầu tiên ở Hà Nội
  • 22. Phường rối Tế Tiêu
  • 23. Phở Hà Nội
  • 24. Rủ nhau chơi khắp Long Thành
  • 25. Sự tinh tế trong thưởng trà của người Hà Thành xưa
  • 26. Tản mạn về mái tóc của người Hà Nội
  • 27. Thưởng vị bánh trông trăng Hà Nội cổ
  • 28. Thú xưa Hà Nội: Múa lân
  • 29. Từ nước giếng đến nước máy
  • 30. Từ truyền tin cổ xưa đến bưu điện
  • 31. Từ xưởng đúc tiền đến Trung tâm thương mại Tràng Tiền
  • 32. Trầm bổng “xế lô”
  • 33. Tục ăn trầu của người Hà Nội
  • 34. Văn hóa ẩm thực thể hiện nét tao nhã của người Kinh Kỳ
  • 35. Xẩm Bờ Hồ
  • 36. Phân tầng trong lễ “quy tiên” của người Hà Nội xưa

Hà Nội Văn Hóa Và Phong Tục

Hà Nội Văn Hóa Và Phong Tục

Cuốn sách “Hà Nội văn hóa và phong tục” là một cuốn cẩm nang đặc biệt hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về các yếu tố văn hóa Thăng Long – Hà Nội – văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần.

Tác phẩm nổi bật bởi sự kết hợp giữa ghi chép và trải nghiệm của chính tác giả, mô tả cặn kẽ truyền thống, sở thích, thói quen, phong cách trang phục và cả thủ đô nghệ thuật Hà Nội.

Đâu đâu cũng thấy những nét kiến trúc độc đáo, tạo nên những trung tâm tinh thần để tôn vinh các vị anh hùng dân tộc và trở nên một Việt Điện Thăng Long – Thăng Long có ca trù, có tranh Đông Hồ, có những thú vui chơi dân dã làm say đắm lòng người, tỏa sang những yếu tố chân – thiện – mỹ…

Hà Nội Là Hà Nội

Hà Nội Là Hà Nội

Cuốn sách Hà Nội Là Hà Nội này là cuốn thứ ba trong bộ ba sách về Hà Nội của tác giả Nguyễn Trương Quý. Cuốn đầu – Tự nhiên như người Hà Nội – là những quan sát và tìm hiểu về hình thái đô thị, làm rõ đặc trưng không gian rất đặc biệt của Hà Nội. Cuốn thứ hai – Ăn phở rất khó thấy ngon – là chân dung về con người trong thành phố ấy, đặc biệt tập trung vào lối sống của giới viên chức văn phòng, mang những nét hài hước.

Cuốn sách này, như tên gọi của nó, Hà Nội là Hà Nội, là cuộc tìm kiếm những giá trị văn hóa ở một thành phố tưởng như đã định hình nét văn hóa mà vẫn liên tục phải gọt giũa.

Đi Dọc Hà Nội

Đi Dọc Hà Nội

“Đi Dọc Hà Nội” cùng với “Đi Ngang Hà Nội” là hai nửa hoàn thiện nên chân dung một Hà Nội thăng trầm theo dòng lịch sử. Nhưng ở đây là một lịch sử khác với những cuốn sách sử khoa giáo, mà là một lịch sử phong tục, những lối ăn ở sinh hoạt, những thứ vật chất đã sinh ra và mất đi trong một đô thị.

Nguyễn Ngọc Tiến đã tỉ mỉ theo dõi và tìm tòi những tư liệu lịch sử của một Hà Nội còn chưa được đào xới hết, từ những chuyện di sản như những con đê trong thành phố, những chiếc ban công kiểu nhà Tây, vỉa hè cột điện, nơi sống và nơi chết của con người… cho đến chuyện lối sống từ việc quản lý hộ tịch đến hàm răng đen của người phụ nữ thành thị xưa, từ những phong tục gần với nếp sống ở làng quê đến những thứ chỉ Hà Nội mới có…

Tất cả toát lên một niềm khoan khoái khám phá nhẩn nha, như người đi dạo trong phố xuyên thời gian, để cùng một địa điểm như được ghé thăm nhiều lần qua nhiều niên kỷ. Mỗi lần lại bóc một lớp màn che phủ để rõ hơn về thân phận của phố, của một đô thị lắng đọng văn hóa của đất nước.

41 bài viết trong tập được chỉnh lý in lần này, cùng với “Đi ngang Hà Nội” là hai cuốn sách đã được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2012 vì những đóng góp trong việc khắc họa sâu hơn chân dung của thành phố nghìn năm tuổi.

Ngôn Ngữ Văn Hóa Thăng Long – Hà Nội 1000 Năm

Ngôn Ngữ Văn Hóa Thăng Long – Hà Nội 1000 Năm

Cuốn sách của Hội Ngôn ngữ học Hà Nội được biên soạn theo hai mảng vấn đề chính là ngôn ngữ và văn hoá nhưng cả hai lại quyện chặt, gắn bó hữu cơ với nhau.

Mảng vấn đề thứ nhất:

Xác định thế nào là tiếng Hà Nội gốc, tuy nhiên việc này đòi hỏi phải có thời gian, phải được tiến hành bằng các cuộc điều tra cơ bản công phu để có cứ liệu chứng minh một cách thuyết phục. Những vỉa tầng ngôn ngữ ẩn sâu theo lịch đại của tiếng Hà Nội gốc cho đến nay chưa được khai thác. Trong cuốn này có một số bài nghiên cứu tiếng Hà Nội trên bình diện ngữ âm như: Thanh điệu tiếng Hà Nội khu vực phố cổ Quận Hoàn Kiếm; Thanh điệu tiếng Nghi Tàm; Thanh điệu tiếng Đông Thiên (Đông Thiên là một trong ba địa danh thuộc xã Vĩnh Tuy trước đây, nay thuộc phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tuy nhiên về mặt lý luận trong cuốn sách này của Hội Ngôn ngữ học Hà Nội đã có những bài đề cập đến khái niệm “Tiếng Hà Nội”; Tiếng Thủ đô; Tiếng Hà Nội từ góc nhìn ngôn ngữ – văn hoá học, ngoài ra có bài còn vận dụng lý thuyết làn sóng để nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

Mảng vấn đề thứ hai

Đề cập đến văn hóa như đối tượng được ngôn ngữ phản ánh và lưu lại dấu tích qua những cứ liệu ngôn ngữ (các tài liệu viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, các văn bia, câu đối, v.v…). Ngôn ngữ là sản phẩm, đồng thời là yếu tố, phương tiện của văn hóa thì tiếng Hà Nội là tấm gương phản ánh văn hóa Hà Nội và việc sử dụng ngôn ngữ của người Hà Nội là biểu hiện cụ thể, sinh động văn hóa của người Hà Nội. Nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Hà Nội, một mặt sẽ góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ học, về tiếng Việt, góp phần làm sáng tỏ những giá trị văn hóa được lưu giữ như thế nào trong ngôn ngữ và vì thế góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử Hà Nội, khẳng định nền văn hiến của mảnh đất ngàn năm. Cuốn sách là sự tiếp tục hướng nghiên cứu cụ thể hơn, sâu hơn về từng mảng vấn đề ngôn ngữ văn hóa Thủ đô của Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, cung cấp những thông tin rất thú vị, bổ ích cho bạn đọc muốn tìm hiểu về văn hóa Thăng Long – Hà Nội nói chung và ngôn ngữ Thủ đô nói riêng.

Lời Ăn Tiếng Nói Của Người Hà Nội

Lời Ăn Tiếng Nói Của Người Hà Nội

Lời Ăn Tiếng Nói Của Người Hà Nội là cuốn sách giới thiệu với bạn đọc một nét văn hóa đặc trưng rất riêng của người Hà Nội trong giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh – nhìn từ góc độ khoa học của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ và cách thể hiện ngôn ngữ của người Hà Nội phải lịch sự, đúng mực, văn hoa một cách có văn hóa, không rườm rà hoặc cộc lốc, chỏng lỏn – nghĩa là bảo đảm tính chính xác mà vẫn trong sáng, đa dạng của tiếng Việt. Đó chính là nét đẹp truyền thống trong ngôn ngữ giao tiếp của người Hà Nội.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button