6 sách hay về yoga cổ điển và cách thực hành

6 cuốn sách hay về yoga cổ điển giúp bạn học yoga và cải thiện sức khỏe, tìm thấy bình yên bên trong mình.

Sivananda Yoga – Yoga Cổ Điển: Triết Lý Và Thực Hành

Sivananda Yoga – Yoga Cổ Điển: Triết Lý Và Thực Hành

Đây có thể xem là một tập cẩm nang toàn diện về Yoga cổ điển, một bộ môn giúp mang lại sức khỏe cũng như cuộc sống thanh thản cho con người. Những chỉ dẫn trong sách vừa cung cấp hiểu biết về lý thuyết, vừa dẫn dắt từng bước thực hành, với đầy đủ các bước tiến triển trong suốt quá trình rèn luyện.

Thật ra, chủ đề này đã được các tác giả trình bày trong hơn 300 tựa sách khác nhau, cho thấy tầm vóc rộng lớn và phức tạp của nó. Tuy nhiên, tập sách này như một cẩm nang rút gọn, bao gôm tất cả những chỉ dẫn và ý nghĩa tinh yếu nhất, và hoàn toàn có thể được sử dụng bởi những ai lần đầu tiên tiếp xúc với bộ môn này.

Yoga – Cẩm Nang Tự Thực Hành Tại Nhà

Yoga – Cẩm Nang Tự Thực Hành Tại Nhà

Yoga – Cẩm Nang Tự Thực Hành Tại Nhà mang đến cho tất cả chúng ta một hướng dẫn hoàn chỉnh về lối sống để đạt được sự dẻo dai, khỏe mạnh cơ thể và một tâm trí an nhiên.

Tìm hiểu 12 asana cổ điển và khám phá cách chúng tác động về thể chất như thế nào.

Chọn trong số các chương trình 20-, 40- và 60 phút được thiết kế cho bất kỳ mức độ kinh nghiệm nào. Cung cấp năng lượng cho bản thân và chống lại căng thẳng hàng ngày với hơi thở yoga và kỹ thuật thư giãn.

Hướng tới cách ăn uống lành mạnh hơn và khám phá hơn 30 món ăn dinh dưỡng, công thức nấu ăn lành mạnh sẽ giúp thanh lọc và tăng cường cơ thể của bạn.

Hướng dẫn này được viết bởi các giáo viên tại Trung tâm Sivananda Yoga Vedanta nổi tiếng thế giới, sẽ giúp bạn thành thạo việc luyện tập tại nhà và mở

Bốn Kinh Yoga Quan Trọng Nhất

Bốn Kinh Yoga Quan Trọng Nhất

Ngày nay, các trung tâm Yoga được mở ra trên khắp thế giới. Nhưng phần lớn những hướng dẫn thường chỉ là các tư thế đơn giản và được xem như một hình thức thể dục tốt cho sức khỏe. Thực ra, Yoga là một hệ thống rất phức tạp với nhiều chi nhánh và cấp độ khác nhau. Vì vậy, muốn tìm hiểu Yoga thì không phải chỉ cần đọc các cuốn sách hướng dẫn tập Yoga thông thường mà nên tìm hiểu các kinh điển Yoga mới thấy được sự vĩ đại của nó.

Trong các kinh điển Yoga của Ấn Độ, có 4 bộ kinh được xem là quan trọng nhất: Hatha Yoga Pradipika, Gheranda Samhita, Shiva Samhita và Yoga Sutra. Ba kinh đầu thuộc hệ thống Hatha Yoga (Yoga thể lý), còn Yoga Sutra thuộc hệ thống Raja Yoga (Yoga tinh thần).

  • 1. Hatha Yoga Pradipika có nghĩa là “Soi sáng Hatha Yoga” được Swatmarama sáng tác vào khoảng thế kỷ 15. Đây là kinh điển về Hatha Yoga được công nhận rộng rãi và phổ biến bậc nhất. Tác phẩm này làm sáng tỏ toàn bộ khoa học về Hatha Yoga; vì nó được thiết lập không chỉ hướng đến sức khỏe mà còn giúp đánh thức các năng lực thiết yếu như Sinh khí, Luân xa, năng lượng Hỏa xà Yoga không chỉ là một thực hành thể chất mà còn là một quá trình biến đổi cơ thể từ thô sơ đến tinh vi, rồi đến thuần tịnh thiêng liêng. Hatha Yoga được coi là nền tảng vững chắc cho những Yoga cao hơn.
  • 2. Gheranda Samhita có nghĩa là “Bộ sưu tập của Gheranda” được sáng tác vào khoảng thế kỷ 17. Đây là một trong những kinh điển mang tính bách khoa toàn thư nhất về khoa học Yoga. Tác phẩm này tuyên bố rõ mục tiêu của nó là đem lại sự hoàn hảo cho cơ thể, tâm trí và linh hồn con người thông qua quá trình thực hành. Các phương tiện để hoàn thành mục tiêu này bao gồm: tự thanh lọc, ba mươi hai tư thế đem lại sức khỏe, 25 Ấn (Mudra) để cơ thể vững chắc hoàn hảo, năm phương tiện để thu hồi hoạt động của các giác quan, các bài học về dinh dưỡng và lối sống thích hợp, mười bài tập thở, ba giai đoạn Thiền và sáu loại Định (Samadhi).
  • 3. Shiva Samhita có nghĩa là “Bản tóm tắt của Shiva” được một tác giả khuyết danh viết vào khoảng thế kỷ 17. Văn bản được trình bày trong hình thức những lời hướng dẫn thân mật của thần Shiva cho người vợ là nữ thần Parvati. Đây được xem là kinh điển toàn diện nhất về Hatha Yoga.
  • 4. Yoga Sutra (Kinh Yoga) được Patanjali biên soạn vào khoảng thế kỷ 4 TCN và là kinh điển quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống các ngành Yoga. Yoga Sutra nói về Raja Yoga (Yoga tinh thần) là ngành Yoga cao cấp nhất. Hầu như tất cả các ngành Yoga đều được dựng lập trên nền tảng của Kinh Yoga này. Kinh Yoga rất cô đọng và ngắn gọn, nhưng nó nói lên những điều cơ bản nhất về Yoga. Patanjali trình bày quá trình thực hành Yoga trong 8 bước: Giới, Luật, Tư thế, Luyện khí, Hấp thu, Tập trung, Thiền và Định.

Bốn kinh này có thể được xem là một bộ Bách khoa toàn thư về Yoga. Người đọc có thể tìm hiểu ở đâu bất cứ kỹ thuật, phương pháp Yoga nào, từ đơn giản nhất đến huyền bí mật. Nội dung các kinh không dễ đọc nên người dịch đã đưa ra nhiều chú giải và minh họa chu tiết nhằm giúp văn bản trở nên gần gũi hơn với công chúng. Hy vọng những người quan tâm đến Yoga có thể tìm thấy những chỉ dẫn hữu ích trong bốn bộ kinh quan trọng này.

Yoga Toàn Thư

Yoga Toàn Thư

Yoga Toàn Thư (The Complete Illustrated Book of Yoga) của Swami Vishnu Devananda đã dạy cho nhiều thế hệ phương Tây trải nghiệm những lợi ích lớn lao mà ngành khoa học cổ đại của Yoga hứa đem lại cho cơ thể, tâm trí, và tâm linh.

Khả năng độc đáo của ông nằm trong việc giảng giải một cách rõ ràng ngay cả những khái niệm trừu tượng nhất. Swami Vishnu đề xướng một chương trình đào tạo toàn diện để đem sức mạnh của Yoga để cho:

  • Thư giãn và giữ tâm trí trẻ trung
  • Tăng sự khỏe mạnh thể chất và sự dẻo dai của cơ thể Giải thích nhận thức tâm linh
  • Cải thiện khả năng tập trung
  • Giúp cơ thể sử dụng khí oxy và chất dinh dưỡng hiệu quả hơn
  • Ngừa bệnh và chậm lão hóa

Với 146 hình trắng đen, Swami Vishnu-devananda còn làm mẫu tất cả những tư thế Yoga quan trọng, truyền đạt cho người mới nhập môn lẫn người tập cao cấp những chỉ dẫn chuyên môn cao và cảm hứng thường chỉ có được nhờ sự chỉ bảo trực tiếp của một người thầy giỏi.

Thiền Định Và Mantra

Thiền Định Và Mantra

Cuốn sách này được thiết kế để xua tan một số huyền thoại xung quanh thiền định. Những người đang tìm kiếm bí mật phát triển cá nhân, yêu thích sự đổi mới, xu hướng mới, sự phấn khích và sở thích lập dị có thể thất vọng. Các phương pháp được mô tả trong cuốn sách này dựa trên bốn con đường Yoga cổ xưa. Những cách tiếp cận này được cung cấp ở dạng ban đầu, nhưng có cân nhắc đến những tư tưởng phương Tây và truyền thống khoa học.

Thiền định là một truyền thống dành cho tất cả mọi người vốn có lịch sử nhiều ngàn năm trước khi có nền văn minh hiện đại ngày nay. Khoa học thiền định đã tồn tại không bị gián đoạn và đã được thử thách một cách nghiệt ngã khi nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó vẫn kiên gan giữ nguyên hình thức ban đầu của nó vì bản chất của Yoga là khoan dung, toàn khắp và giản dị. Trong khuôn khổ đơn giản của nó chứa những lời dạy chính và những phương pháp căn bản của tất cả những triết lý, những tôn giáo, và những con đường tu tập đã được biết trước đến nay.

Cuộc sống Phương Tây đang bị vi tính hóa, bị ngăn cách chia rẽ và lúc nào cũng muốn những kết quả tức thì. Nhưng truyền thống vốn là nguồn gốc nảy sinh bốn con đường Yoga là một truyền thống toàn diện. Trong hệ thống này khoa học, tôn giáo, triết lý, tâm lý, và sức khỏe đều được kết hợp chung. Tương tự như vậy, nhiều kĩ thuật cổ điển khác nhau trong thiền định, đã được áp dụng qua nhiều thời kỳ, đều dựa trên nền tảng vững chắc của kỷ luật bản than và sự thực hành điều đặn. Hít thở đúng, thể dục đúng, thư giãn đúng, thể dục đúng, thư giãn đúng, ăn đúng, và tư duy tích cực là nền tảng cần thiết để thành công trong thiền định.

Yoga & Thiền Định

Yoga & Thiền Định

Hệ thống Yoga cổ điển được Patãnjali, tác giả của bộ Du – già kinh (Yoga Sutra), định nghĩa như sau: Yogash chitta vritti nirodhah – Yoga là sự chế ngự (nirodha) những xao động của tâm thức (chitta vritti).

Yoga được hệ thống hóa thành tám cấp bậc, trong đó việc luyện tập các tư thế yoga (asana) là cấp bậc thứ ba. Luyện tập thành thục các tư thế yoga sẽ giúp cơ thể và tâm trí vững vàng không lay chuyển trước những tác động ngoại cảnh. Một khi đã đạt được tư thế yoga hoàn hảo, việc điều hoà hơi thở sẽ giúp khơi thông nguồn sinh lực (prana).

Raja – Yoga là những bài tập luyện về Yoga tâm thức theo Yoga Sutra của Patãnjali. Người tu tập phải rèn luyện ý chí, cảm xúc và tư tưởng. Thông qua sự hồi hướng các giác quan, người tu tập sẽ phát triển một khả năng làm chủ tâm thức. Sự chấp nhận hay không chấp nhận việc kiểm soát các giác quan là một đường ranh quan trọng của người tu tập yoga để từ đó đạt tới các cấp bậc cao nhất là thiền (dhyana) và định (samadhi), tâm thức sẽ tiến tới sự hợp nhất với cõi vô cùng.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button