6 sách hay về phương pháp dạy học giúp học sinh hiệu quả hơn

6 cuốn sách hay về phương pháp dạy học cung cấp cho người đọc những phương pháp phát triển kỹ năng dạy học tốt nhất.

Dạy và học tích cực – Một số phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học

Dạy và học tích cực – Một số phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học

Trong những năm gần đây, Dạy và học tích cực đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, thể chế hóa thông qua các văn bản hướng dẫn giáo viên các cấp áp dụng vào thực tế dạy và học trong các nhà trường phổ thông và các trường sư phạm đào tạo giáo viên.

Trong đó, cuốn Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học của Dự án Việt – Bỉ “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học, trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” đã góp phần không nhỏ giúp giáo viên, cán bộ quản lí tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

Để tiếp tục giúp giáo viên không ngừng phát triển, chúng tôi đã kế thừa, chỉnh sửa, cập nhật một số nội dung trong cuốn tài liệu Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Hi vọng cuốn tài liệu này sẽ tiếp tục hữu ích đối với giáo viên, cán bộ quản lí các cấp.

Lời giới thiệu

7 Loại Hình Thông Minh

7 Loại Hình Thông Minh

Nội dung cuốn sách “7 loại hình thông minh” gồm có:

  • Những hiểu biết căn bản làm nền tảng về quá trình diễn ra hoạt động nhận thức của bạn.
  • Danh sách kiểm tra để xách định khả năng nhận thức nào của bạn là mạnh nhất và khả năng nào là yếu nhất.
  • Các bài tập thực hành nhằm khảo sát và làm quen với những phương pháp giúp trở nên thông minh, khôn ngoan hơn.
  • Các mẹo thực hành và những ý kiến đề nghị nhằm mục đích phát triển từng loại tài năng, trí thông minh khác nhau.
  • Các ý tưởng và nguồn động lực để áp dụng trực tiếp được học thuyết về nhiều loại trí thông minh này vào cuộc sống của bạn.

Hơn nữa, cuốn sách này cung cấp những ví dụ cụ thể về những phương pháp xuất sắc, thông minh đã đạt được những danh hiệu cao trong các cuộc thi chuyên nghiệp từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên toàn cầu. Bạn cũng có thể rèn luyện các kỹ năng quan sát của Klahari Bushman, khả năng đồng cảm với mọi người, khả năng thấu hiểu con người của một viên quan Manhatan, cách tiếp cận thiền định của một nhà sư Phật giáo Nguyên thủy và khả năng tạo ra những bức tranh âm nhạc của một nhạc sĩ, nhà soạn nhạc châu Âu, và nhiều người khác nữa.

Quyển sách này chính là thứ dành cho bạn nếu bạn thực sự là người muốn mở rộng và phát triển được những năng khiếu tự nhiên của mình trong suốt cả cuộc đời.

Cẩm Nang Phương Pháp Sư Phạm

Cẩm Nang Phương Pháp Sư Phạm

Cuốn sách này sẽ không có những lập luận thiên về khoa học hàn lâm, mà bạn sẽ hài lòng với các chỉ dẫn thiết thực, dễ hiểu và dễ áp dụng.

Bạn sẽ biết cách mở đầu bài giảng như thế nào để thu hút sự chú ý của người học ngay từ những giây phút đầu tiên của giờ học, cách neo chốt kiến thức giúp người học nhớ được bài lâu hơn, cách lập kế hoạch bài giảng chi tiết sao cho phù hợp giữa nội dung – phương pháp – phương tiện và thời gian cho một tiết giảng/bài giảng, cách trực quan hóa bài giảng để cho giờ học trở nên sinh động hơn, hiệu quả hơn.

Dạy Học Trong Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Dạy Học Trong Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư

Cuốn sách là tập hợp những bài viết của những giáo viên xuất sắc đến từ nhiều quốc gia khác nhau, những người từng đoạt giải thưởng danh giá Giáo viên Toàn cầu.

Trong mỗi bài viết và qua những mẫu hình sinh động từ thực tiễn dạy học, các tác giả đã nêu ra những kinh nghiệm và băn khoăn của họ, vốn cũng là những quan tâm chung của giáo viên khắp thế giới, dù là ở nước phát triển hay đang phát triển. Nhiều câu hỏi lý thú đã được đem ra thảo luận:

  • Liệu có thể thay thế giáo viên bằng công nghệ?
  • Làm cách nào giáo viên có thể dạy học cho những học sinh vốn thành thạo về công nghệ hơn cả chính mình?
  • Làm cách nào nâng cao vị thế của giáo viên, trao thêm quyền cho giáo viên, triển khai việc cá thể hóa trong học tập, đào tạo lại giáo viên, chuẩn bị học sinh cho những thách thức việc làm trong tương lai?

Vấn đề tưởng vẫn như cũ nhưng lại vô cùng mới mẻ do những thách thức của Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư.

Có quá nhiều điều để suy nghĩ, hy vọng và thực hiện, và tất cả được cô đọng lại trong cuốn sách nhỏ này.

Các tác giả đều đi đến thống nhất với nhau rằng nền giáo dục hiện nay đang ở trên bờ vực thẳm do những sáo mòn của quá khứ (việc bám theo giáo khoa, việc học để thi cử, việc thiếu giáo viên giỏi, tiền lương thấp và việc thiếu đào tạo, các hệ thống quan liêu trong giáo dục…). Câu hỏi được đặt ra là phải làm thế nào khi đứng trước bờ vực thẳm đó? Câu trả lời khá đơn giản: Chúng ta chỉ có thể nhảy xuống đó hoặc… bay lên.

Dạy Học Tích Hợp Phát Triển Năng Lực Học Sinh – Quyển 1 – Khoa Học Tự Nhiên

Dạy Học Tích Hợp Phát Triển Năng Lực Học Sinh – Quyển 1 – Khoa Học Tự Nhiên

Lời nói đầu

Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, dẫn đến sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều quốc gia. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học,… nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì vậy, phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

Theo đó, việc dạy học không phải là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến thức” hay “chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học học cách đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống lao động sau này. Quan điểm dạy học tích hợp, với mục tiêu phát triển các năng lực ở người học, giúp họ có khả năng giải quyết và đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại để đem lại thành công cao nhất trong cuộc sống.

Bộ sách Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (gồm 2 quyển: Quyển 1: Khoa học tự nhiên; Quyển 2: Khoa học xã hội) cung cấp một số cơ sở lí luận cần thiết về dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực, đồng thời giới thiệu các chủ đề tích hợp với các mức độ tích hợp khác nhau, từ tích hợp ở mức độ lồng ghép/liên hệ đến tích hợp ở mức độ chương trình – ở đó coi Khoa học tự nhiên/Khoa học xã hội như một môn học.

Các chủ đề minh hoạ trong bộ sách nhằm giúp giáo viên có cơ sở để rèn các kĩ năng cơ bản từ việc lựa chọn chủ đề tích hợp, thiết kế các hoạt động dạy học đến việc xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá. Các chủ đề này không hẳn là các “giáo án mẫu”, vì vậy, giáo viên cần chủ động tìm tòi và áp dụng một cách sáng tạo để lựa chọn toàn bộ hay một phần nội dung của chủ đề, sao cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể. Mục đích của bộ sách không chỉ cung cấp những chỉ dẫn theo cách “cầm tay chỉ việc”, mà còn giúp giáo viên chủ động, tự tin và sáng tạo trong việc lựa chọn cách thức tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp để đáp ứng tốt nhất mục tiêu dạy học, và sự phát triển đa dạng các năng lực của học sinh.

Bộ sách có thể được sử dụng trong đào tạo sinh viên sư phạm, cũng như trong đào tạo học viên cao học và nghiên cứu sinh với mong muốn trao đến tay họ công cụ để chủ động đổi mới một cách sáng tạo việc dạy học các chủ đề tích hợp.

300 Tình Huống Giao Tiếp Sư Phạm

300 Tình Huống Giao Tiếp Sư Phạm

Cuốn sách 300 tình huống giao tiếp sư phạm sẽ trình bày các tình huống xoay quanh những vấn đề cơ bản nhất trong qua trình giao tiếp sư phạm. Cuốn sách được cấu trúc thành 5 phần:

– Phần một: Những tình huống giao tiếp sư phạm có các phương án trả lời, gồm:

  • Tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên – học sinh
  • Tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên – giáo viên
  • Tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên – cha mẹ học sinh
  • Tình huống giao tiếp sư phạm giữa người học – người học
  • Tình huống giao tiếp sư phạm chưa khoa học

Phần hai: Những tình huống giao tiếp sư phạm chưa có các phương án trả lời

Phần ba: Phân tích một số tình huống giao tiếp sư phạm

Phần bốn: Một số tình huống giao tiếp sư phạm hay

Phần năm: Một số mẩu chuyện về giao tiếp sư phạm

Các tình huống giao tiếp sư phạm mà các tác giả trình bày tuy chưa phải là đầy đủ, bao quát và điển hình cho tất cả các vấn đề của quá trình giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Tuy nhiên những tình huống sư phạm được trình bày trong cuốn sách này chắc chắn sẽ góp phần gợi mở cho sinh viên, giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường sư phạm những suy nghĩ về việc lựa chọn cách ứng xử sao cho có hiệu quả nhất.

Trịnh Nhã

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button